1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tại sao không nên cố nén cơn tức giận? pps

7 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 111,83 KB

Nội dung

Tại sao không nên cố nén cơn tức giận? Trong số những cảm xúc âm tính, sự tức giận là loại cảm xúc gây tác hại cao nhất. Một nghiên cứu vừa được phổ biến cho biết, những người hay kìm nén sự giận dữ có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tức giận và bệnh tim Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên Cứu Stress ở Stockholm, Thuỵ Điển cho biết, những người kìm nén cơn giận sẽ có thể làm gia tăng gấp đôi nguy cơ xảy ra những cơn đau tim hoặc đột quỵ. Nghiên cứu đã khảo sát 2.755 người đàn ông ở độ tuổi trung bình 41 tuổi khoẻ mạnh ở thời điểm bắt đầu cuộc thí nghiệm vào năm 1992. Đến năm 2003, có tất cả 47 người trong số này đã chết vì bệnh tim. Qua phân tích những dữ liệu về sức khoẻ của những người này trong khoảng 10 năm tiếp theo sau, đặc biệt là cách hành xử của họ trước những bất đồng với cấp trên hoặc đồng sự, người ta thấy những người thường chịu đựng, kìm nén cơn tức giận, người chọn thái độ im lặng hoặc bỏ đi, có nguy cơ gia tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim so với người phản kháng trực tiếp. Khảo sát cũng cho biết, người bị nhức đầu, đau dạ dày hoặc nổi giận vô cớ ở gia đình không có tình trạng gia tăng nguy cơ các cơn đau tim. Vận động để giải phóng năng lượng Kìm nén cơn giận sẽ có hại. Bộc phát ngay tại chỗ sẽ có nguy cơ mất việc hoặc làm xấu đi những quan hệ xã hội. Cách đối trị đơn giản nhất là giải phóng nó ra khỏi cơ thể. Vận động sẽ giúp giải phóng năng lượng bị tắc nghẽn để tạo cảm giác thoải mái, điều mà y học cổ truyền thường gọi là khai khí uất hoặc sơ tiết Can khí. Do đó, có thể nói vận động, nhất là vận động với cường độ mạnh, là ngõ ra của những cảm xúc tiêu cực, nhất là những cơn tức giận. Điều này cũng giải thích tại sao những người biểu lộ sự tức giận ngay bằng cách to tiếng hoặc đập bàn, xô ghế tại chỗ hoặc khi về đến gia đình lại không làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch như những người cam chịu kìm nén! Trong khi người phát tác ngay cơn giận có thể giải toả được nó thì ngược lại, người kìm nén cơn giận đã vô tình nuôi dưỡng nó, tạo ra uất khí và sự tăng tiết những hoá chất có hại làm gia tăng nguy cơ bệnh tật. Tập trung vào những hơi thở sâu cũng là cách để đối trị với cơn tức giận. Hít vào đến bụng dưới. Thở ra chậm và dài hơn khi hít vào. Trong khi thở ra từ từ buông lỏng toàn thân nhất là phần vai và 2 cánh tay. Vài phút thực hành cách thở này có thể giúp giải khai khí uất, điều hoà thần kinh giao cảm và cân bằng năng lượng . Tại sao không nên cố nén cơn tức giận? Trong số những cảm xúc âm tính, sự tức giận là loại cảm xúc gây tác hại cao nhất. Một nghiên cứu vừa được phổ biến cho biết, những người hay kìm nén. nhất là những cơn tức giận. Điều này cũng giải thích tại sao những người biểu lộ sự tức giận ngay bằng cách to tiếng hoặc đập bàn, xô ghế tại chỗ hoặc khi về đến gia đình lại không làm tăng. hoặc nổi giận vô cớ ở gia đình không có tình trạng gia tăng nguy cơ các cơn đau tim. Vận động để giải phóng năng lượng Kìm nén cơn giận sẽ có hại. Bộc phát ngay tại chỗ sẽ có nguy cơ mất việc

Ngày đăng: 29/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w