Ngày 5 tháng 5 : Ngày trẻ em của Nhật bản Vào những ngày đầu tháng năm, trên những vùng quê Nhật Bản bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những chú cá chép màu sắc sặc sỡ đang bơi lội trên bầu trời xanh. Và nếu có dịp đi đến thăm những gia đình có bé trai, bạn sẽ được ngắm nhìn những bộ áo giáo, mũ của các samurai, hay những hình nộm samurai được trang trí trong phòng khách. Ở Nhật Bản, có tất cả 5 ngày quan trọng nhằm đánh dấu sự thay đổi của thời điểm chuyển mùa trong năm. Ngày 5 tháng 5 là một trong những ngày quan trọng đó (tết đoan ngọ), là ngày báo hiệu cho một mùa xuân, mùa cây xanh đâm chồi nảy lộc, mùa sinh trưởng của tất cả mọi loài, đồng thời cũng là giai đoạn dễ phát sinh dịch bệnh, dễ đau ốm do chuyển tiết, chuyển mùa. Bắt nguồn từ những phong tục, nghi lễ được tiến hành trong dịp lễ tết Đoan ngọ của Trung Quốc, gia đình Nhật hoàng và giới quý tộc triều đình cũng tổ chức việc phân phát lá thuốc phòng bệnh, hay tổ chức những buổi lễ phi ngựa bắn cung nhằm phòng trừ tà ma ác quỷ. Đến thời Kamakura (1185-1333: bất đầu thời kì Samurai), các tập tục này được các gia đình Samurai thay đổi bằng việc treo những lá cờ (Nobori), mũ giáp (Kabuto), hay những vũ khí chiến đấu trước cổng và hàng rào nhà mình. Còn với người dân thường thì thay thế bằng những mũ giáp và hình nộm Samurai to lớn, dũng mãnh được làm từ giấy. Dần dần, các hình nộm này được thu nhỏ lại và được trang trí phía trong nhà, và mang hình ảnh của những nhân vật lịch sử như anh hùng Benkei,Yoshitsune dũng mãnh, nhằm cầu mong sự che chở ,bảo vệ mọi người trong gia đình khỏi những tại họa, bệnh tật. Đây chính là tập tục Gogatsu Ningyo(trang trí hình nộm tháng năm) của người Nhật . Cho đến thời Edo, việc chính phủ Nhật quy định đây là ngày lễ quan trọng trong năm càng làm cho phong tục này lang rộng trong dân gian. Có một điều khác biệt ở đây là ở các gia đình dân thường vì không có cờ để treo như các gia đình Samurai, thay vào đó là những Koinobori(cờ cá chép) rất được yêu thích . Cờ cá chép bắt nguồn từ chuyện kể về một loại cá chép sống ở sông Hoàng Hà (Trung Quốc) vượt dốc bơi lên thượng nguồn. Do vậy người xưa cho rằng đây là loài cá xuất thế, làm biểu tượng cầu mong cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có thể tự thân lập nghiệp, thành công trên đường đời. Nếu bạn chú ý hơn nữa sẽ thấy cờ cá chép có ba màu sắc: đen, đỏ, xanh biểu hiện cho người cha, người mẹ và trẻ con. Chúng ta thử so sánh xem có đúng như vậy không? Theo thuyết ngũ sắc thì màu đen biểu hiện cho nước vào mùa đông . Mùa đông là mùa vạn vật đều tĩnh lặng, ít hoạt động . Người cha theo quan điểm của người xưa là người phải trầm tính. Còn nước là nơi bắt nguồn của mọi sự sống. Màu đỏ là màu của lửa vào mùa hạ . Lửa làm cho vạn vật sinh trưởng dồi dào, cũng là biểu hiện cho trí tuệ. Mùa hạ là mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài. Nên có thể nói là biểu trưng cho hình ảnh người mẹ . Còn màu xanh là màu biểu hiện cho cây vào mùa xuân, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vương thẳng. Là biểu hiện cho lớn lên của đứa trẻ. Như vậy, ba chú cá chép biểu hiện cho sự an định và cung cấp nguồn sống, trí tuệ và nuôi dưỡng, sự trưởng thành và phồn vinh, là những yếu tố không thể thiếu được trong một gia đình đầm ấm, làm cơ sở cho sự trưởng thành hài hòa của những đứa trẻ . Gần đây, do các gia đình sống trong thành phố, vì không có sân vườn để có thể treo cờ cá chép, nên cờ cá chép cũng được thu nhỏ lại để có thể treo ở ban công, cửa sổ trong nhà. Đồng thời, bên cạnh cờ cá chép còn có chong chóng, các sợi dây đủ màu sắc cũng được treo cùng, bay phất phơi trong gió, trong thật là thú vị. Và một yếu tố nữa trong ngày này là người Nhật thường ăn bánh Chimaki, một dạng bánh trưng ở Trung Quốc, bánh tro ở Việt nam. Việc này bắt nguồn từ câu chuyện Khuất Nguyên - nhà thơ, một vị trung thần - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày này, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng Năm tháng Năm là "Tết giết sâu bọ"- vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân ta cũng như dân Nhật, có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân - kết hình con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần - kết hình con cọp và gọi là Ngài Hổ ) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn lại để dành nấu uống quanh năm. Quả thật là thú vị khi ta tìm thấy sự tương đồng văn hóa giữa người Nhật và người Việt mặc dù cách thể hiện có khác nhau. Buổi sáng mùa xuân, cả rừng núi phủ một gam màu xanh tươi của cây lá. Ly trà chanh của anh Bamaguro pha vẫn còn nóng hổi, phảng phất khói. Từ cánh cửa sổ phòng, nhìn về những ngôi nhà phía xa, đâu đó vang lên tiếng vui cười của trẻ. Và trong sân, trên cột cờ, những chú cá chép vẫn bơi lội tung tăng trong gió, trông thật xinh tươi và vui vẻ. Lễ hội Tenjin- Osaka Ngày 24,25 tháng 7 là ngày hội lớn của Osaka, mọi con đường đều dẫn về Sakuranomiya koen, bên bờ sông Okawa,nơi diễn ra lễ hội Tenjin. Mời các bạn tìm hiểu thêm về lịch sử và nét đặc trưng của Tenjin Matsuri, hiểu thêm về con người và tinh thần Osaka, 天下の台所. Lễ hội qua các thời kì lịch sử Lich sử lễ hội được bắt nguồn từ Đền Tenmangu , được xây dựng từ năm 901 , nhưng phải đến 50 năm sau mới được tôn tạo lại. Đền thờ được xây dựng để tưởng nhớ đến Sugawara-no-Michizane, người được coi là vị thần Học hành . Tenmangu được xây dưng lại vào thế kỉ 19. Lễ hội Tenjjin đượch tổ chức ở đây vào các ngày 24, 25 tháng 7 hàng năm., được coi là một trong 3 lễ hội lớn nhất của Nhật Bản , cùng với Gion Matsuri (Kyoto ) và Kanda (TOkyo) . Lễ hội được bắt đầu từ năm 951, 2 năm sau khi Đền thờ Tenmangu được tôn tạo. Thời cổ người ta rước thần linh từ bãi đầu nguồn về cung Tenman, đồng thời lập Trụ lễ đường ở đây. Xuất phát từ việc dùng thuyền đi rước các thần, mà lễ hội Tenjin có nét rất đặc trưng là buổi diễu hành trên sông của hơn trăm chiếc thuyền, mang lại hồn cho lễ hội có hơn 1000 năm lịch sử này. Vào thời kì Hideyoshi Toyotomi xây dựng thanh cổ Osaka, hình thức của lễ hội được thay đổi đi rất nhiều. Mặc dù cửa song Dojima đã bị cát lấp dần, vào sau thời kì Genroku (nửa sau thế kỉ 17), nhưng số lượng thuyền vẫn dần dần được tăng lên. Osaka lúc đó được coi như là “天下の台所”, nơi phồn vinh trong thiên hạ, và lễ hội Tenjin được tổ chức vớ quy mô cực kì lớn như là tượng trưng cho sự phồn vinh này. Vào nửa sau TK18 , xuất hiện một tổ chức chuyên chịu trách nhiệm về lễ hội , gọi là Kou「講」, đã đưa hình nộm những con búp bê tượn trưng mang ý nghĩa đón rước các thần vào lễ hội . Lúc này không chỉ có Osaka biết đến lễ hội mà sự phồn hoa của nó đã được biết đến trên toàn quốc. Cuối thời kì Edo và thời gian thế chiến thứ 2, lễ hội bị gián đoạn nhưng lại được phục hồi lại vào năm 1949, năm Showa thứ 24. Vào năm 1953, do đất lún nên lễ diễu thuyền của lễ hội được chuyển đến song Okawa như hiện nay chứ không ở song Dojima như trước nữa. Đi chơi vào ngày lễ hội Tháng 7 là tháng của các lễ hội mùa hè. Người dân Kansai năm nào cũng háo hức chờ đón lễ hội Tenjin cũng như Gion để lại được thưởng thức các màn trình diễn truyền thống đậm tính văn hoá và để bạn bè, gia đình vui vẻ bên nhau. Năm nay, lễ hội rơi dung vào ngày Thứ 7 và CN, mọi người lại càng có nhiếu thời gian hơn . năm 19 53, do đất lún nên lễ diễu thuyền của lễ hội được chuyển đến song Okawa như hiện nay chứ không ở song Dojima như trước nữa. Đi chơi vào ngày lễ hội Tháng 7 là tháng của các lễ hội mùa. nét đặc trưng của Tenjin Matsuri, hiểu thêm về con người và tinh thần Osaka, 天下の台所. Lễ hội qua các thời kì lịch sử Lich sử lễ hội được bắt nguồn từ Đền Tenmangu , được xây dựng từ năm 9 01. tháng 7 hàng năm., được coi là một trong 3 lễ hội lớn nhất của Nhật Bản , cùng với Gion Matsuri (Kyoto ) và Kanda (TOkyo) . Lễ hội được bắt đầu từ năm 9 51, 2 năm sau khi Đền thờ Tenmangu được tôn