Tổng hợp đề thi thử môn Sinh : Đề số 04 pot

6 342 0
Tổng hợp đề thi thử môn Sinh : Đề số 04 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1/4 - Mã đề thi 132 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM 2011 PHÙ CÁT Môn: Sinh học 12 THPT Thời gian: 60 phút Mã đề thi 132 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Một gen có 1200 Nu, số Nu loại Ađênin chiếm 20%. Số liên kết hiđrô của gen là A. 3120. B. 1560. C. 1440. D . 1650. Câu 2: Gen A có hiệu số giữa Guanin với một loại Nu khác bằng 10% và có 3900 liên kết hiđrô. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, gen a có 3897 liên kết hiđrô. Số Nu mỗi loại của gen a là A. A = T = 600, G = X = 900. B. A = T = 603, G = X = 897. C. A = T = 600, G = X = 899. D. A = T = 900, G = X = 599. Câu 3: Sơ đồ sau mô tả một dạng đột bi ến cấu trúc NST: ABCDEFxGHK → ABCGxFEDHK (các chữ cái biểu thị các gen, x biểu thị tâm động của NST). Dạng đột biến đó là A. đảo đoạn chứa tâm động. B. đảo đoạn không chứa tâm động. C. chuyển đoạn trên cùng NST. D. chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 4: ADN – pôlimeraza luôn tổng hợp mạch mới theo chiều A. 3’ → 5’. B. 3’ → 5’ ho ặc 5’ → 3’. C. 5’ → 3’. D. bất kỳ. Câu 5: Trong quá trình phiên mã, loại enzim làm tháo xoắn gen là A. enzim tháo xoắn. B. ADN – pôlimeraza. C. ARN – pôlimeraza. D. ADN – ligaza. Câu 6: Trong điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vùng vận hành P của Operon Lac là nơi A. prôtêin ức chế liên kết làm ngăn cản phiên mã. B. prôtêin ức chế liên kết và khởi đầu phiên mã. C. ARN – pôlimeraza bám vào làm ngăn cản phiên mã. D. ARN – pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. Câu 7: Cà chua, gen A: quả đỏ trội hoàn toàn so với a: quả vàng. Lai các cây tứ bội với nhau thu được 221 cây quả đỏ và 20 cây quả vàng. Kiểu gen của hai cây đem lai là A. Aaaa x Aaaa. B. AAaa x Aaaa. C. AAaa x AAaa. D. AAaa x aaaa. Câu 8: Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì? A. Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến. B. Chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến. C. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không. D. Trong cơ thể sẽ có 2 dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến. Câu 9: Theo Menđen, mỗi tính trạng đều do A. Một cặp nhân tố di truyền quy định. B. Một nhân tố di truyền quy định. C. Một cặp alen quy định. D. Một cặp gen quy định. Câu 10: Mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn. Phép lai ♀AaBbDdee x ♂aaBbDdEE cho đời con có kiểu hình giống bố là A. 1/8. B. 1/16. C. 9/32. D. 9/64. Câu 11: Lai cây hoa đỏ và cây hoa trắng thu được F 1 toàn cây hoa trắng. Cho F 1 tự thụ phấn, F 2 thu được 129 cây hoa trắng : 31 cây hoa đỏ. Cho F 1 lai phân tích, F a thu được A. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. C. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng. D. 3 hoa đỏ : 13 hoa trắng. Câu 12: Thế nào là gen đa hiệu? A. Gen tạo ra nhiều loại mARN. B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác. Trang 2/4 - Mã đề thi 132 C. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao. D. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau. Câu 13: Ruồi giấm, gen A: thân xám trội hoàn toàn so với a: thân đen. Gen B: cánh dài trội hoàn toàn so với b: cánh cụt. Các cặp gen quy định các tính trạng trên liên kết hoàn toàn trên cùng một NST. Tìm kiểu gen P để F 1 cho 1 xám, dài : 1 xám, cụt : 1 đen, dài : 1 đen, cụt? A. ab Ab x ab aB . B. aB Ab x ab ab . C. ab AB x ab ab . D. ab AB x aB Ab . Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tần số hoán vị gen? A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. B. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên cùng NST. C. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen trên cùng NST. D. Tần số hoán vị gen bằng tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị. Câu 15: Mù màu do gen lặn trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Bố mẹ đều bình thường, sinh một con trai bị mù màu. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ 2 là con gái bình thường là A. 25%. B. 12,5%. C. 50%. D. 37,5%. Câu 16: Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần tạo ra các cá thể sinh vật A. cùng kiểu gen trong môi trường giống nhau. B. cùng kiểu gen trong môi trường khác nhau. C. khác kiểu gen trong môi trường giống nhau. D. khác kiểu gen trong môi trường khác nhau. Câu 17: Một quần thể tự thụ phấn ban đầu (P) gồm toàn kiểu gen dị hợp. Qua 3 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp (F 3 ) thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong quần thể bằng bao nhiêu? A. 12,5%. B. 43,75%. C. 50%. D. 87,5%. Câu 18: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,5 AA : 0,5 Aa. B. 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa. C. 0,16 AA : 0,35 Aa : 0,49 aa. D. 0,5 AA : 0,5 aa. Câu 19: Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng cách A. dung hợp hai tế bào sinh dưỡng khác loài. B. đưa thêm gen lạ của loài khác vào hệ gen của tế bào. C. làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen của tế bào. D. loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. Câu 20: Nuôi cấy các tế bào đơn bội rồi cho lưỡng bội hóa thành cơ thể có kiểu gen đồng hợp về tất cảc các gen là phương pháp tạo giống nào? A. Lai tế bào xôma. B. Nuôi cấy mô thực vật. C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Cấy truyền phôi. Câu 21: Ở một loài, 2n = 44. Số nhóm gen liên kết tối đa của loài đó là A. 22. B. 44. C. 11. D. 23. Câu 22: Để xác định quan hệ họ hàng của các loài sinh vật, người ta không dựa vào A. bằng chứng phôi sinh học. B. bằng chứng sinh học phân tử. C. cơ quan tương đồng. D. cơ quan tương tự. Câu 23: Nguyên liệu của tiến hóa theo quan niệm hiện đại là A. biến dị cá thể. B. biến dị đột biến. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị di truyền. Câu 24: Nhân tố tiến hóa nào làm phong phú thêm vốn gen của quần thể: (1) đột biến, (2) di nhập gen, (3) CLTN, (4) giao phối không ngẫu nhiên, (5) biến động di truyền. Phương án đúng là A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (1) và (5). D. (3) và (5). . Câu 25: Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức thường gặp ở A. thực vật và vi khuẩn. B. thực vật . C. thực vật và động vật. D. thực vật và động vật ít di động. Câu 26: Theo hiện đại, sự cách li địa lí có vai trò Trang 3/4 - Mã đề thi 132 A. hạn chế giao phối tự do giữa các cá thể cùng loài. B. tạo điều kiện gây ra những biến đổi kiểu hình ở sinh vật. C. tác động chọn lọc làm biến đổi kiểu gen ở sinh vật. D. nhân tố gây ra quá trình đột biến. Câu 27: Tổ tiên chính của loài người hiện nay là A. tinh tinh. B. đười ươi. C. vượn người hoá thạch. D. vượn người hiện đại. Câu 28: Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thích nghi của động vật với nhiệt độ? A. Động vật hằng nhiệt ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới. B. Động vật hằng nhiệt ở vùng ôn đới có kích thước tai, đuôi, chi bé hơn động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới. C. Động vật hằng nhiệt ở vùng ôn đới có tỉ lệ diện tích cơ thể/ thể tích cơ thể (S/V) bé để giảm sự mất nhiệt. D. Động vật hằng nhiệt ở vùng ôn đới có tỉ lệ diện tích cơ thể/ thể tích cơ thể (S/V) lớn để giảm sự mất nhiệt. Câu 29: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể? A. Các cây cọ sống trên một quả đồi. B. Các con voi sống trong rừng Tây nguyên. C. Các con chim sống trong một khu rừng. D. Các con cá chép sống trong một cái hồ. Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi thay thế lẫn nhau. B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường chưa có sinh vật. C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường từng có quần xã sống. D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã độc lập với sự biến đổi của ngoại cảnh. Câu 31: Rêu sống bám trên cây thân gỗ thuộc mối quan hệ A. kí sinh. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. cạnh tranh. Câu 32: Cho chuỗi thức ăn: Tảo  giáp xác  cá. Năng lượng tích luỹ được nhờ sinh vật sản xuất là 9.10 3 Kcal/m 2 . Giáp xác chỉ sử dụng được 40% năng lượng do tảo cung cấp. Cá ăn giáp xác tích luỹ được 360 Kcal. Tính hiệu suất sinh thái của cá so với giáp xác? A. 10%. B. 1%. C. 15%. D. 20%. II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình chuẩn: (8 câu, từ câu 33 đến cân 40) Câu 33: Một gen của vi khuẩn dài 0,408µm mã hoá một phân tử prôtêin có bao nhiêu axit amin? A. 398. B. 399. C. 798. D. 400. Câu 34: Bệnh nào sau đây do đột biến số lượng NST thường ở người? A. Bạch tạng. B. Hội chứng Đao. C. Ung thư máu. D. Phêninkêtô niệu. Câu 35: Phương pháp cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp dùng làm nguyên liệu trong chọn giống là A. công nghệ tế bào. B. gây đột biến. C. công nghệ gen. D. lai hữu tính. Câu 36: Đối tượng tác động chủ yếu của CLTN theo quan điểm hiện đại là A. cá thể. B. quần thể. C. Cá thể và quần thể. D. cá thể và quần xã. Câu 37: Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí là nhân tố A. trực tiếp gây ra những biến đổi sinh lí trên cơ thể sinh vật. B. chọn lọc những kiểu gen thích nghi. C. không có vai trò gì đối với quá trình chọn lọc những kiểu gen thích nghi. D. tạo ra các biến dị tổ hợp. Câu 38: Đặc điểm nào không có ở quần thể sinh vật? Trang 4/4 - Mã đề thi 132 A. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài. B. Các cá thể trong quần thể giao phối được với nhau. C. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật. D. Các cá thể trong quần thể thích nghi với môi trường. Câu 39: Trong quần xã rừng tràm U Minh, cây tràm là A. loài đặc trưng. B. loài thứ yếu. C. loài chủ chốt. D. loài ưu thế. Câu 40: Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng đầu vào là chủ yếu, có các chu trình chuyển hoá vật chất và có số lượng loài sinh vật phong phú là A. hệ sinh thái biển. B. hệ sinh thái nông nghiệp. C. hệ sinh thái thành phố. D. hệ sinh thái tự nhiên. B. Theo chương trình nâng cao: (8 câu, từ câu 41 đến cân 48) Câu 41: Điều hoà gen ở sinh vật nhân thực xảy ra A. chủ yếu ở mức phiên mã. B. chủ yếu ở mức phiên mã và dịch mã. C. ở mức phiên mã, dịch mã và sau dịch mã. D. ở mức trước phiên mã, phiên mã, dịch mã và sau dịch mã. Câu 42: Cà độc dược, 2n = 24. Kết luận nào sau đây đúng? A. các thể ba có số lượng NST trong tế bào xôma khác nhau nhưng có hình dạng quả giống nhau. B. các thể ba có số lượng NST trong tế bào xôma giống nhau nhưng có hình dạng quả khác nhau. C. các thể ba có số lượng NST trong tế bào xôma và hình dạng quả đều giống nhau. D. các thể ba có số lượng NST trong tế bào xôma và hình dạng quả đều khác nhau. Câu 43: Phương pháp nuôi cấy mô thực vật rồi tái sinh ra cây trưởng thành và phương pháp tách phôi động vật thành 2 hay nhiều phôi sau đó cấy phôi vào con vật khác tạo ra nhiều con vật qu í hiếm, hai phương pháp trên đều có đặc điểm chung là A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng. B. đều tạo ra các cá thể đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. C. đều thao tác trên ADN và NST. D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất. Câu 44: Phát biểu nào dưới đây không đúng? Chọn lọc tự nhiên A. tác động đối với cả quần thể. B. tác động đối với toàn bộ kiểu gen. C. không tác động đối với từng cá thể riêng rẽ. D. không tác động đối với từng gen riêng rẽ. Câu 45: Giải thích nào sau đây phù hợp với quan niệm của Đacuyn về sự hình thành đặc điểm thích nghi? A. Màu xanh lục của sâu ăn lá là kết quả của quá trình chọn lọc các biến dị có lợi. B. Hươu cao cổ có cái cổ dài do tập quán ăn lá trên cao. C. Lá cây rau mác có hình dạng khác nhau trong các môi trường khác nhau. D. Bướm sâu đo ở môi trường có bụi than có màu đen là kết quả của quá trình đột biến, giao phối và CLTN. Câu 46: Các dạng tháp tuổi của quần thể bao gồm A. dạng đang phát triển, dạng mở rộng và dạng ổn định. B. dạng đang phát triển, dạng ổn định và dạng suy thoái. C. dạng đang phát triển, dạng già và dạng suy thoái. D. dạng đang phát triển, dạng trẻ và dạng ổn định. Câu 47: Trong chuỗi thức ăn: Cỏ  Châu chấu  Ếch  Rắn  Đại bàng, Rắn thuộc A. bậc dinh dưỡng cấp 4 và sinh vật ăn thịt bậc 3. B. bậc dinh dưỡng cấp 4 và sinh vật ăn thịt bậc 2. C. bậc dinh dưỡng cấp 3 và sinh vật ăn thịt bậc 3. D. bậc dinh dưỡng cấp 4 và sinh vật tiêu thụ bậc 2. . Câu 48: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một hệ sinh thái? A. Trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. Trang 5/4 - Mã đề thi 132 B. Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần. C. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình. D. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. HẾT Mã đề Câu hỏi Đáp án 132 1 B 132 2 C 132 3 A 132 4 C 132 5 C 132 6 D 132 7 B 132 8 D 132 9 A 132 10 C 132 11 C 132 12 D 132 13 A 132 14 C 132 15 C 132 16 B 132 17 D 132 18 B 132 19 A 132 20 C 132 21 A 132 22 D 132 23 D 132 24 A 132 25 C 132 26 A 132 27 C 132 28 D 132 29 C 132 30 A 132 31 C 132 32 A 132 33 A 132 34 B 132 35 D 132 36 C 132 37 B 132 38 C 132 39 A 132 40 D 132 41 D 132 42 B 132 43 D 132 44 C 132 45 A 132 46 B 132 47 B 132 48 D Trang 6/4 - Mã đề thi 132 . Mã đề thi 132 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM 2011 PHÙ CÁT Môn: Sinh học 12 THPT Thời gian: 60 phút Mã đề thi 132 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: (32. 87,5%. Câu 1 8: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,5 AA : 0,5 Aa. B. 0 ,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa. C. 0,16 AA : 0,35 Aa : 0,49 aa. D. 0,5 AA : 0,5 aa. Câu 1 9: Sinh vật biến. hoa trắng : 31 cây hoa đỏ. Cho F 1 lai phân tích, F a thu được A. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. C. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng. D. 3 hoa đỏ : 13 hoa trắng. Câu 1 2: Thế nào

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan