1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

NGỒI THIỀN - Phương pháp tăng cường sức khỏe pdf

10 1,7K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 398,71 KB

Nội dung

Trần Phương Mai sưu tầm Page 3 Ngồi thiền một cách tăng cường sức khoẻ Thiền là những phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tư tưởng để làm đúng công việc mà chúng ta muốn

Trang 1

LƯƠNG Y VÕ HÀ

Một phương pháp tăng cường sức khỏe

Trang 2

Trần Phương Mai sưu tầm Page 2

Contents

Ngồi thiền một cách tăng cường sức khoẻ 3

Thiền giúp cải thiện hành vi và nâng cao thông minh cảm xúc 7

Hành thiền dưới ánh sáng khoa học 10

Thiền là một phương pháp tự chữa bệnh 16

Ngồi thiền để nâng cao hiệu quả công tác và tăng cường sức khỏe 22

Trang 3

Trần Phương Mai sưu tầm Page 3

Ngồi thiền một cách tăng cường sức khoẻ

Thiền là những phương pháp giúp

hình thành thói quen tập trung tư tưởng

để làm đúng công việc mà chúng ta

muốn và đang làm Nó giúp điều chỉnh

tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn

và ức chế của hệ thần kinh - hậu quả của

quá trình sinh hoạt và làm việc căng

thẳng

Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là giúp người luyện tập tập trung chú ý vào một điểm ở trong hoặc ngoài cơ thể, tập trung vào một đề tài, hình ảnh hoặc câu “chú” nhất định nhằm đưa cơ thể tiến dần vào tình trạng nhập tĩnh, trong tâm không còn bất cứ ý niệm nào Các bước thông thường của một lần ngồi thiền bao gồm:

1 Chuẩn bị

Trước khi ngồi thiền, cần hoàn tất các công việc thường nhật trong ngày để tư tưởng khỏi vướng bận Tắm rửa sạch sẽ, nới lỏng quần áo, chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ruồi muỗi

2 Tư thế

Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc kiết già Lưng thẳng, cằm hơi đưa vào để cột sống được thẳng Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên Hai bàn tay buông lỏng đặt trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, miễn sao hai tay cảm thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp là được

Tư thế kiết già (thế hoa sen) đặc biệt thích hợp cho việc ngồi thiền: Ngồi xếp bằng

tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời Kế tiếp, dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời

Trang 4

Trần Phương Mai sưu tầm Page 4

Các đạo sư Yoga cho rằng, vị thế khóa nhau của hai chân trong tư thế kiết già sẽ tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng của cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên để nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn

bộ hệ thần kinh Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy, chỉ cần ngồi tư thế hoa sen, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng, vẫn có một sự thay đổi ở sóng não

từ nhịp beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây Nhịp alpha là tình trạng sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn

Kết quả trên cũng phù hợp với lý luận của y học cổ truyền, rằng ở thế kiết già, xương mác ở cẳng chân trái đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt Tam

âm giao ở chân phải (chỗ lõm bờ sau xương chày, trên mắt cá chân trong khoảng 6 cm) Như vậy, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt này sẽ được kích thích liên tục Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm Tỳ, Can và Thận; nên kích thích này sẽ có tác dụng “thông khí trệ”, “sơ tiết vùng hạ tiêu” và điều chỉnh những rối loạn (nếu có) ở những kinh và tạng có liên quan Những người có dấu hiệu căng thẳng thần kinh, bệnh nhân “âm hư hỏa vượng” hay gặp các cơn bốc hỏa về chiều và những phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hiệu quả khi ngồi ở thế kiết già

3 Giảm các kích thích giác quan

Một trong những yếu tố quan trọng để dễ nhập tĩnh là không bị các kích thích bên ngoài quấy nhiễu Người xưa gọi là “bế ngũ quan”

Trên thực tế, những quan sát qua điện não đồ cho thấy, chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài Do đó, nên nhắm mắt lúc ngồi thiền (mắt chỉ cần khép hờ để bảo đảm không có sự căng cơ ở vùng mặt)

4 Giãn mềm cơ bắp

Ngày nay, khoa học đã biết rất rõ tác động qua lại giữa 2 yếu tố thần kinh và cơ Khi thần kinh căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng Ngược lại, nếu điều hòa trương lực cơ bắp ở mức thư giãn thì thần kinh cũng sẽ được ổn định Chúng ta dễ

Trang 5

Trần Phương Mai sưu tầm Page 5

nổi lên, cơ bắp căng cứng, bàn tay nắm chặt Đó là lúc thần kinh quá căng thẳng Ngược lại, hãy nhìn một người đang ngồi ngủ gật trên xe Lúc người này thiếp đi là lúc thần kinh thư giãn, tâm không còn ghi nhận ý niệm gì cụ thể; cơ bắp cũng giãn mềm nên đầu dễ dàng ngoẹo sang một bên Vì vậy, trong quá trình hành thiền, việc chủ động giãn mềm cơ bắp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thư giãn, nhập tĩnh

Trên thực tế, chỉ cần quan tâm giãn mềm cơ mặt và cơ bàn tay là đủ Điều này căn

cứ vào hai quy luật Thứ nhất, mặt và hai bàn tay là những vùng phản chiếu, có các điểm tương ứng với toàn bộ cơ thể Do đó, nếu thư giãn được vùng mặt hay hai bàn tay thì sẽ thư giãn được toàn thân Thứ hai, theo học thuyết Paplop, khi tập trung gây

ức chế thần kinh một vùng hoặc một điểm ở vỏ não (qua hiệu ứng thư giãn) thì sự ức chế này sẽ lan tỏa gây ức chế toàn bộ vỏ não

5 Tập trung tâm ý

Đây là giai đoạn chính của buổi hành thiền Như đã nói ở phần trên, thiền chính là

sự tập trung tư tưởng vào một điểm hoặc một đề mục duy nhất để dần dần đạt đến tình trạng trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào Để thư giãn thần kinh hoặc để chữa bệnh, chỉ cần duy trì tình trạng tập trung vào này trong một thời gian nhất định Điều quan trọng là nên tập đều đặn hằng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần Lúc đầu, ngồi khoảng 15 phút mỗi lần, dần dần tăng lên Sau một thời gian, khi não bộ đã ghi nhận thói quen thiền thì việc ngồi vào tư thế, nhắm mắt, việc đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên hoặc ám thị giãn mềm cơ bắp sẽ hình thành nên những phản xạ có điều kiện để đưa người tập vào trạng thái thiền định

Về điểm để tập trung tư tưởng, nhiều trường phái thường chọn huyệt Đan điền (bụng dưới, cách dưới rốn khoảng 3 cm) Nên tập trung vào điểm này vì nhiều lẽ Theo y học cổ truyền, “thần đâu khí đó” Khi tập trung vào một điểm ở vùng dưới cơ thể thì khí và huyết sẽ lưu chuyển về phía dưới, làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, dễ dẫn đến nhập tĩnh Đan điền còn gọi là Khí hải hay Khí huyệt, ngụ ý là nơi “luyện thuốc”, là

“bể chứa khí” Đan điền là một huyệt quan trọng trong việc luyện dưỡng sinh của các đạo sĩ, các nhà khí công

Những người tâm dễ xao động cần một phương pháp kiểm soát tâm chặt chẽ hơn

Trang 6

Trần Phương Mai sưu tầm Page 6

Nên kết hợp quan sát hơi thở với việc tập trung tại Đan điền bằng cách quan sát sự phồng lên và xẹp xuống tại bụng dưới Lúc hít vào, bụng dưới hơi phồng lên; lúc thở

ra, bụng dưới hơi xẹp xuống Chỉ cần thở bình thường Không cần quan tâm đến thở sâu hay thở cạn, đều hay không đều Điều quan trọng ở đây là tập trung quan sát để biết rõ ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống ở bụng dưới Sở dĩ chọn quan sát hơi thở ở bụng dưới mà không phải ở đầu mũi hoặc ở ngực là nhằm tạo quán tính thở sâu kết hợp với việc phát sinh nội khí ở Đan điền như đã nói ở phần trên Thỉnh thoảng sẽ có những lúc tâm bị phân tán, các tạp niệm xen vào Điều này là bình thường Chỉ cần khi nhớ ra thì tập trung trở lại Đan điền hoặc tiếp tục quan sát hơi thở vào ra là đủ Lâu dần, những tạp niệm sẽ bớt

đi, thời gian tập trung sẽ dài hơn, hơi thở sẽ đều, chậm và nhẹ hơn, cho đến lúc không còn ý niệm và quên luôn cả hơi thở Nếu thường xuyên đạt đến tình trạng này, có nghĩa người tập đã tiến được một bước rất dài

6 Xả thiền

Sau khi ngồi thiền, trước khi đứng dậy, cần làm một số động tác để cơ thể hết tê mỏi

và khí huyết lưu thông bình thường Từ từ buông thõng hai chân, xoay người qua lại nhiều lần, xoay ở vùng hông và vùng cổ Dùng hai tay vuốt nhẹ hai bên sống mũi, từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân, từ đùi dài xuống bàn chân Xoa ấm hai lòng bàn chân

Việc xả thiền tùy thuộc vào mỗi buổi thiền Nếu chỉ thiền khoảng 15 phút hoặc khi

có công việc cần đứng lên gấp thì chỉ cần co duỗi hai chân và xoay người, hoặc lắc

cổ qua lại nhiều lần là đủ

Một vấn đề mà những người mới tập thiền thường thắc mắc là liệu ngồi thiền có gây nguy hiểm gì không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào phương pháp và động cơ của việc ngồi thiền Một số phương pháp thiền phối hợp với vận khí hoặc có sự hỗ trợ khai

mở các trung tâm lực trong cơ thể nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sinh khí và gia tăng nội lực Các phương pháp này có thể gây những nguy hiểm nếu người tập thiếu những kiến thức về khí công, về y học truyền thống, hoặc không có đạo sư hướng dẫn để vận dụng và kiểm soát kịp thời nguồn năng lực mới phát sinh

Trang 7

Trần Phương Mai sưu tầm Page 7

Trái lại, nếu ngồi thiền để đạt đến sự tĩnh lặng trong tâm trí, thư giãn thần kinh và tăng cường sức khỏe, không vận khí, không bám víu vào bất cứ ảo giác, âm thanh hoặc hình ảnh nào thì không có gì nguy hiểm

Thiền giúp cải thiện hành vi và nâng cao thông minh cảm xúc

Kết quả điều tra mới nhất được công bố tại cuộc hội thảo

“Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai” được Viện Nghiên Cứu Giáo Dục Trường Đại Học Sư Phạm TP HCM tổ chức ngày 10.10.2007 vừa qua đã cho thấy chỉ có 28% học sinh, sinh viên Việt Nam có thể tập trung hoàn toàn vào công việc hàng ngày! Số 72% còn lại cho biết họ thường gặp phải khó khăn khi phải tập trung trong học tập hoặc trong giao tiếp Đây là một thực trạng đáng báo động Nguyên nhân và giải pháp có thể có nhiều Tuy nhiên, việc đưa hành thiền vào thời khoá sinh hoạt thường ngày là một biện pháp mà mỗi cá nhân và gia đình có thể thực hành được

Sinh hoạt hàng ngày thường làm cho thần kinh con người ở trong tình trạng căng thẳng, kích thích ở những mức độ khác nhau dễ gây rối loạn thần kinh thực vật, dẫn đến rối loạn hoạt động nội tiết và hoạt động miễn nhiễm Ngược lại, quá trình hạ thấp sóng não, giảm chuyển hoá và giảm tiêu hao năng lượng của thiền là quá trình chủ động làm cho bộ não được nghỉ ngơi, phục hồi khả năng tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, qua đó cải thiện các chức năng sinh lý của cơ thể và nâng cao khả năng chống lại những sự quấy nhiểu của môi trường bên ngoài Những nghiên cứu của Bác sĩ Stephanie Steven, một chuyên gia về tim mạch và các liệu pháp bổ sung đã cho biết

“Thiền định làm cho cơ thể bình lặng và an định, áp suất máu giảm , nhịp tim chậm lại Quá trình thiền khiến một số biến đổi tâm thể lý xảy ra giúp cải thiện sức khoẻ, giảm đau đớn, giảm căng cơ, giảm tính cáu kỉnh, gíup ăn ngon và tăng cường hệ miễn dịch[i]” Bên cạnh việc phát triển tâm linh và hổ trợ điều trị y học trong nhiều trường hợp khác nhau, nhiều nhà khoa học phương Tây đang quan tâm đến những hiệu quả tích cực của thiền trong việc cải thiện hành vi và cảm xúc để phát triển khả năng tương tác trong giao tiếp xã hội và thành công trong cuộc sống

Thiền giúp cải thiện hành vi

Trang 8

Trần Phương Mai sưu tầm Page 8

Các nhà tâm thần học đang cố khám phá xem liệu việc ngồi thiền có thể cải thiện những chương trình của bộ não có khuynh hướng chống xã hội hay không Mới đây, một cuộc nghiên cứu về tác động của Vipassana, một loại thiền quán niệm hơi thở của Ấn Độ cổ, đối với những tù nhân tại nhà tù Tihar đã được công bố trên tờ the

Indian Express số ra ngày 16.12.2006 Nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm

sinh viên trường Đại học Vivekanand ở New Delhi Họ chọn ra 42 tù nhân tình nguyện Phân nửa số người trên được hướng dẫn thực hành thiền trong thời gian 10 ngày Sau thời gian thí nghiệm, các tù nhân được đánh giá các tiêu chuẩn về lòng tự trọng, khả năng ổn định cảm xúc và tinh thần trách nhiệm đối với xã hội Điều ghi nhận được là tất cả những người đã trải qua khoá thiền đều có kết quả tích cực hơn nhiều so với những người không ngồi thiền Nhà tù Tihar ở New Delhi là nhà tù đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục tù nhân thông qua những khoá thiền Vipassana

10 ngày từ năm 1975 Hiện nay chương trình nầy đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Ấn Độ, Israel Mông Cổ, New Zealand, Taiwan, Thailand, Anh quốc và Hoa Kỳ[ii]

Nghiên cứu của Giáo sư David Kavanagh tại trường Đại học Queensland cho thấy đối với những người nghiện rượu, thiền có khả năng chế ngự đựơc cảm giác thèm rượu Đối với thói quen hay ăn vặt dễ dẫn đến béo phì và các loại bệnh về chuyển hoá khác, nhiều nhà khoa học cho rằng những người có nhiều áp lực trong cuộc sống thường có khuynh hướng hay ăn vặt để làm dịu đi những căng thẳng tâm lý Trong những trường hợp nầy, thiền có tác dụng điều hoà thần kinh, giải toả stress nên có thể chữa được thói xấu nầy Đối với những trường hợp bình thường, thiền giúp tạo một tinh thần thoải mái, lạc quan, dễ hoà hợp là điều rất rõ ràng Michael Slater, một nhà sinh học phân tử thuộc công ty kỹ thuật sinh học Promega, người đã tham gia vào một cuộc thực nghiệm[iii] về thiền trong thời gian 8 tuần lễ, mỗi tuần 3 giờ, đã

phát biểu “Quả thật tôi là một nhà khoa học thực nghiệm trong mọi lảnh vực của

cuộc sống Tôi nghi ngờ giáo điều Tôi đã thử thực hành thiền và thiền đã thực sự hấp dẫn tôi Tôi đã cảm nhận được sự giảm căng thẳng trong tôi Tôi bớt gắt gỏng, cau có Tôi có khả năng tiếp nhận những áp lực công việc lớn hơn Vợ tôi cũng cảm thấy tôi dễ thân cận hơn Như vậy, thiền đã có những tác dụng rõ rệt Đối với những nhà khoa học thực nghiệm, như vậy là đủ.” Những người ngồi thiền có vùng vỏ não

trước trán bên trái hoạt động nhiều hơn bên phải nên có tinh thần lạc quan, dễ chia

sẽ, tha thứ Mặt khác, họ sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi bị tác động bởi những cảm xúc tiêu cực

Trang 9

Trần Phương Mai sưu tầm Page 9

Thiền giúp nâng cao chỉ số thông minh cảm xúc

Trước đây, khi nói về sự thành đạt, người ta nhấn mạnh đến chỉ số thông minh, thường gọi là IQ (Intelligent Quotient) Tuy nhiên theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, chỉ khoảng 25% số người thành đạt có chỉ số thông minh trên trung bình Như vậy, chỉ số IQ không giải thích được sự thành công của 75% số người còn lại Các nhà nghiên cứu cũng loại trừ nhân tố năng lực chuyên môn Cuối cùng, người ta khẳng định thông minh cảm xúc là yếu tố quyết định sự thành công của những người này Đặc biệt trong cuộc sống hiện nay, nhịp sống nhanh và tính cạnh tranh cao, mỗi người đều dễ bị tác động bởi Stress thì yếu tố thông minh nầy càng có ý nghĩa quyết định Nói chung, thông minh về mặt cảm xúc (Emotional Intelligence) hay chỉ số thông minh cảm xúc (Emotional Quotient) là kỹ năng của một người về việc cảm nhận, đánh giá và quản lý cảm xúc của cá nhân mình, của đồng sự hay của đối tác để

có được hiệu quả tối đa trong công việc cũng như trong giao tiếp xã hội Hành thiền

có thể giúp gia tăng khả năng kiểm soát cảm xúc, lòng tự tin và niềm hứng khởi trong công việc Do đó, thiền là khâu quan trọng nhất để nâng cao chỉ số thông minh nầy Tiến sĩ Daniel Golenan, một chuyên gia tâm lý thuộc trường Đại học Harvard ở Boston, Mỹ, là người tiên phong trong việc chuyên nghiệp hoá lãnh vực đào tạo và huấn luyện về Thông Minh Cảm Xúc Ông chủ trương nên giảng dạy thiền cho các học sinh, sinh viên và các nhà quản lý để giúp họ kiểm soát cảm xúc và có khả năng tương tác tốt trong mọi quan hệ qua đó sẽ giúp họ nâng cao hạnh phúc gia đình và

thành công trong xã hội Tại Việt Nam, một cuộc hội thảo chuyên đề về “Tập trung

trí tuệ, nắm bắt tương lai” đã được Viện Nghiên Cứu Giáo Dục thuộc trường Đại

Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 10.10.2007 vừa qua Kết quả điều tra mới nhất do công ty nghiên cứu thị trường Research International thực hiện được công bố tại cuộc hội thảo đã cho thấy chỉ có 28% học sinh, sinh viên Việt Nam có thể tập trung hoàn toàn vào công việc hàng ngày! Số 72% còn lại cho biết

họ thường gặp phải khó khăn khi phải tập trung trong học tập hoặc trong giao tiếp Đây là một thực trạng đáng báo động Nguyên nhân và giải pháp có thể có nhiều

Tuy nhiên, việc đưa hành thiền vào thời khoá sinh hoạt thường ngày là một biện

pháp mà mỗi cá nhân và gia đình có thể thực hành được Còn nhớ, một năm trước đây báo chí có loan tin về em Scott Thương, một học sinh người Việt thi đậu vào một trường Đại học ở Mỹ năm 14 tuổi Thương là con ông Trần văn Thưởng, một giáo sư Toán tại bang Missouri Khi trả lời báo chí về kinh nghiệm giáo dục con cái của mình, ông Thưởng đã cho biết, bên cạnh việc truyền đạt cho các em ý chí và động lực của việc học tập thì việc trau dồi thể chất và tinh thần là điều rất quan

Trang 10

Trần Phương Mai sưu tầm Page 10

trọng Ông nói “Mỗi ngày, các em cần phải có một giờ tập thể dục và nửa giờ ngồi

thiền.” Thể dục và ngồi thiền không chỉ có tác dụng cân bằng tâm lý, điều hoà cảm

xúc mà còn giúp thăng hoa năng lực tính dục, một yếu tố vô cùng quan trọng để giữ

được sự minh mẫn cần thiết ở lứa tuổi của các em

[i] Stephanie Stevens Meditation,an oasis from everyday stress Danvers Herald Jan.12.2006

[ii] Vipassana Meditation Courses for correction facilities www.prison.dhamma.org [iii] Stephan S Hall Is Buddishm good for your health The New York Times Sept.14.2003

Hành thiền dưới ánh sáng khoa học

Thiền là một nét văn hoá đặc sắc của phương Đông Từ đầu thế kỷ 20, sau khi được

du nhập vào phương Tây, thiền đã thoát ra khỏi ranh giới của tôn giáo và nhanh chóng được tiếp nhận như một phương pháp để chữa lành những căn bệnh của xã hội hiện đại do căng thẳng tâm lý gây ra Ngày nay, với tinh thần khoa học và tính thực tiển của người Âu Mỹ và dưới sự giúp sức của các thiết bị hiện đại, nhiều hiệu quả thực tế của thiền đã dần dần đựoc sáng tỏ

Thiền là quá trình hạ thấp sóng não và giảm chuyển hoá

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy trong quá trình ngồi thiền, nhịp thở chậm lại, nhịp tim và huyết áp giảm xuống, sóng não hạ thấp và mức độ chuyển hoá giảm theo.Năm 1967, Giáo sư Herbert Benson, trường Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người tham gia ngồi thiền Thí nghiệm cho biết khi ngồi thiền nhu cầu oxy ít hơn bình thường 17%, nhịp tim giảm 3 nhịp mỗi phút và có sự gia tăng sóng theta ở não.Một nghiên cứu khác do hai Giáo sư người Nhật Kasamatsu và Hirai thực hiện trong khi thiền sư Soto ngồi thiền cho thấy có sự xuất hiện tuần tự sóng alpha, gia tăng biên độ sóng alpha, tiếp tục là sự giảm thấp sóng alpha và cuối cùng là sự phát triển sóng theta[i] Sóng não hạ thấp tương ứng với tình trạng an tĩnh của cơ thể Sóng beta nhanh và không đều (khoảng 20c/s) ứng với điều kiện tâm lý căng thẳng, nhiều tạp niệm Sóng alpha (khoảng 8 đến 13c/s) là sóng não ứng với tình trạng thư giãn cơ bắp, tâm lý thoải mái và tinh thần minh mẩn Sự gia tăng biên

độ sóng alpha ứng với tình trạng êm dịu thần kinh Sóng theta (khoảng 4c/s) thường xuất hiện liền trước lúc ngủ.Khi ngồi thiền, sóng theta sinh ra nhưng con người vẫn tỉnh táo, sóng theta ứng với quá trình nhập tĩnh của hành giả Ở những người nhập tĩnh sâu, điện não đồ có thể xuất hiện sóng gamma (từ 1 đến 2c/s)

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w