8 trình độ tổ chứcquản lí, nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản phẩm cũng khác nhau. Quan hệ hàng hoá - tiền tệ còn cần thiết trong kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc. Vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải teo nguyên tắc ngang giá. 2.2. Vai trò, tác dụng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đồng thời, với những điều kiện khách quan vốn có của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn mang lại nhưng tác dụng to lớn đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế nước ta từ khi bước vào thời kì quá độ lên CNXH còn mang nặng tính tự túc tự cấp. Vì vậy, sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành kinh tế hàng hoá, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất.Biểu hiên : Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản suất phát triển. Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, buộc mỗi chủ thể sản xuất phải cải tiến kĩ thuật để giảm chi phí sản xuất tới mức tối thiểu, nhờ đó có thể cạnh tranh và đứng vững trong cạnh tranh. Quá trình đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội. 9 Kinh tế hàng hoá kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ. Phân công lao động xã hội là điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá. Đến lượt nó, sự phát triển kinh tế hàng hóa sẽ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất. Vì thế, phát huy được tiềm năng, lơi thế của từng vùng cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Sự phát triển kinh tế hàng hoá sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung sản xuất. Do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có tính xã hội hoá cao, đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ, lao động lành nghề, đáp ứng yêu cầu của đất nước. Ngày nay, không ai phủ nhận vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế thị trường trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Không ai phủ nhận sự khách quan của chúng trong nhiều chế độ khác nhau. Không còn ai cho rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của CNTB. Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng”. Như vậy, phát triển kinh tế thị trường là tất yếu kinh tế đối với nước ta. Một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta 10 thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Mô hình kinh tế của Việt Nam được xác định là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng XHCN. Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng, việc chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kĩ thuật, công nghệ nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần quyết định vào việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua. II- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM. 1. Đặc tính chung thống nhất của kinh tế thị trường. Thị trường có những đặc trưng chủ yếu sau : Thứ nhất, các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, nhưng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế 11 tham gia thị trường nhằm giành giật những điều kiện kinh doanh thuận lợi. Trong đó, tất yếu sẽ có người được và người thua. Tuy nhiên, cần phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Thứ hai, giá cả do thị trường quyết định. Giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm, là công cụ quan trọng thông qua cung cầu để kích thích và điều tiết hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường. Sự biến động của cung cầu kéo theo sự biến động của giá cả thị trường và ngược lại, giá cả thị trường cũng điều tiết cung cầu. Hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Thứ ba, nền kinh tế vận động theo những qui luật vốn có của kinh tế thị trường như qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh…Sự tác động của các qui luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Thứ tư, đối với nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế. Tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một thị trường hoàn chỉnh – thị trường xã hội thống nhất, là một thị trường đồng bộ giữa các loại thị trường ( thị trường lực lượng sản xuất, tư liệu tiêu dùng, vốn, kĩ thuật, sức lao động… ) và có luật pháp thương mại chi phối. Có ba hình thái thị trường : Một là, thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua, sản phẩm đồng nhất, gia nhập hoặc rời bỏ thị trường rất dễ dàng và doanh nghiệp là người chấp nhận giá; Hai là, thị trường độc quyền là thị trường chỉ có một người bán, sản phẩm là độc nhất, gia nhập hay rời bỏ thị trường là khó khăn; Ba là, thị 12 trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường độc quyền hai người hay độc quyền nhóm, cạnh tranh có tính độc quyền. Trong nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, căn cứ vào thị trường, các doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai với số lượng là bao nhiêu. 2. Tính đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường XHCN nhưng chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường XHCN. Bởi vì, chúng ta còn đang trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có, vừa chưa đầy đủ yếu tố XHCN. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, một mặt vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, do dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của CNXH, cho nên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có những đăc trưng bản chất dưới đây : 2.1. Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường: 13 Trong nhiều đặc tính có thể làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường nước ta với nền kinh tế thị trường khác, phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn làm định hướng chi phối sự vân động phát triển nền kinh tế. Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Nước ta thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xoá đói giảm nghèo. 2.2. Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế thị trường TBCN. Tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Bởi lẽ mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng của nó. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới – XHCN ở nước ta. Mỗi thành phần kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH có bản chất kinh tế - xã hội riêng, chịu sự tác động của các qui luật kinh tế riêng, nên bên 14 cạnh sự thống nhất còn có những khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường nước ta có khả năng phát triển theo những hướng khác nhau. Chúng ta xác định, ngoài việc củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu, chúng ta còn phải khuyến khích các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu phát triển để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn. Các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần đều bình đẳng với nhau trước pháp luật, vừa hợp tác vừa cạnh tranh nhau để phát triển. Tuy nhiên, vì dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên chúng không tránh khỏi tính tự phát chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nảy sinh những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, kinh tế nhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò của mình. 2.3. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thúc phân phối theo thu nhập, trông đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu. Mỗi chế độ xã hội có chế độ phân phối tương ứng với nó. Chế độ phân phối do quan hệ sản suất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kì quá độ lên CNXH, có nhiều cế độ sở hữu cùng tồn tại. Mỗi chế độ sở hữu có nguyên tắc phân phối tương ứngvới nó, vì thế trong thời kì quá độ tồn tại cơ cấu đa dạng về hình thức phân phối theo thu nhập Trong cơ chế thị trường ở nước ta, tồn tại các hình thức phân phối theo thu nhập sau : phân phối theo lao động, theo nguồn vốn, theo giá trị sức lao . phối tư ng ứng với nó. Chế độ phân phối do quan hệ sản suất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kì quá. thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung sản xuất. Do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có tính xã hội hoá cao, đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội. hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật