Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của http://www.phamen.com - 22 - thì có thể điều chỉnh được. Vì thế, tôi có thể viết rất nhiều bài viết cho blog của mình trước, và sau đó đặt thời gian để chúng hiển thị vào các giờ khác nhau trong ngày. Sự dụng chức năng timestamp rất dễ. Chỉ cần viết bài như bình thường, nhưng thay vì ấn nút Publish thì bạn hãy chỉnh timestamp để thời gian mà bài post đó xẽ xuất hiện trên blog theo giờ mà bạn muốn, sau đó mới ấn publish. Bài viết của bạn sễ không hiển thị ngay trên trang đầu của blog, nó chỉ hiển thị khi nào thời gian mà bạn đặt trước tới. TỐI ƯU HÓA URL THÂN THIỆN VỚI SEARCH ENGINE ĐỂ CÓ KẾT QUẢ TÌM KIẾM TỐT HƠN URL động và URL tối ưu hóa để thân thiện với các bộ máy tìm kiếm Theo mặc định, Wordpress đặt tên URL của blog theo một dãy số động tăng liên tiếp. Con số đó được đặt ở ngay sau tên miền và nhìn giống thế này: http://www.phamen.com/?p=15. Với Google, URL này chẳng có nghĩa gì. Google vẫn phải sử dụng spider của mình để xác định nội dung của bài viết. Hãy sử dụng URL kiều này: http://www.phamen.com/tao-blog-voi- ten-mien-rieng. Với URL được tối ưu hóa cho các bộ máy tìm kiếm, Google có thể dễ dàng xác định được nội dung trong bài viết của bạn. Cơ hội cho các bài viết của tôi xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm là rất cao do tôi sử dụng URL được tối ưu hóa cho các bộ máy tìm kiếm chứ không sử dụng URL động. Bật tính năng URL thân thiện để tối ưu hóa cho các bộ máy tìm kiếm Để bật tính năng này, hãy vào phần Options trong Wordpress control panel và chọn Permalinks. Bạn sẽ thấy có bốn lựa chọn để hiển thị URL của bạn là: Mặc đinh (Defaul), Theo ngày và theo tên (Date and name based), Bằng số (Numeric) và Tự chọn (Custom). Bạn có thể sử dụng URL theo ngày và tên (Date and name based) hoặc là Tự chọn (Custom) bởi vì như thế là thân thiện nhất để tối ưu hóa cho các bộ máy tìm kiếm. Còn tôi thì tôi sử dụng URL theo kiểu Tự chọn - kiểu này sẽ hiển thị URL với tên miền theo sau tên bài viết. Cấu trúc của kiểu chọn Tự chọn sẽ là thế này: /%postname%/ Thiết lập kiểu tên miền ưu tiên Hầu hết các website đều được mở với hai kiểu địa chỉ. Một kiểu địa chỉ có www như: http://www.phamen.com và một kiểu địa chỉ không có www như: http://phamen.com. Theo quan điểm của SEO (Search Engine Optimization - tối ưu hóa cho bộ máy tìm kiếm) thì nên sử dụng một định dạng tên miền và nên trung thành với nó. Với cách này thì bạn không bị Google chia PageRank cho hai URL mà cùng chỉ đến một trang. Cách làm dễ nhất là đăng nhập vào tài khoản Google Webmaster Tools và thiết lập tên miền ưu tiên. Tên miền ưu tiên là tên miền bạn muốn sử dụng để đánh chỉ mục cho các trang trong site của bạn (đôi khi nó được coi là mặc định). Có thể sử dụng URL theo kiểu có www hoặc không có www để chỉ đến site của bạn. Ví dụ: http://www.phamen.com và http://phamen.com. Tên miền ưu tiên là tên miền bạn muốn sử dụng cho site của bạn trên các kết quả tìm kiếm. Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của http://www.phamen.com - 23 - Khi bạn đã chỉ định rõ tên miền ưu tiên, nó sẽ giúp xác định PageRank cho site của bạn chính xác hơn. Thêm vào “301 Redirect” Sau khi bạn đã xác lập xong tên miền ưu tiên, bạn phải bắt mọi người sử dụng tên miền này bằng một câu lệnh chuyển tiếp 301. Bạn thực hiện bằng cách chỉnh sửa file .htacces trong thư mục gốc. Tôi muốn mọi người sử dụng URL của tôi theo dạng có www. Để làm điều này, tôi mở file .htaccess và thêm vào các dòng code sau: RewriteEngine On RewriteCond %{HTTP_HOST} !^(.*)\.phamen\.com$[NC] RewriteRule ^(.*)$ http://www.phamen.com/$1 [R=301,L] Bạn phải thay phamen.com bằng URL của bạn. Các câu lện trên sẽ chuyển tất cả địa chỉ dạng phamen.com sang www.phamen.com. Khi đã có tên miền ưu tiên theo một định dạng duy nhất, bạn cũng cần phải chắc chắn rằng các liên kết cũng ở cùng dạng đó. Nếu bạn có 10 site liên kết đến bài viết của bạn ở dạng có www và 10 site khác liên kết đến mà không có www thì tức là bạn đã trình cho Google thấy 20 liên kết này liên kết đến 2 trang khác nhau chứ không phải một trang. Đoạn mã trong file .htaccess sẽ đảm bảo mọi thứ đi theo đúng ý của bạn, tức là chỉ đến định dạng tên miền ưu tiên mà bạn muốn. Lưu ý: sự chuyển tiếp .htacces chỉ hoạt động trên Linux server có module Apache Mod- Rewrite được bật. Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của http://www.phamen.com - 24 - CHƯƠNG 5 - VIẾT NỘI DUNG 1. Tự viết Viết nội dung là khó nhất. Nó còn là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất nhưng lại được đền đáp xứng đáng nhất. Nếu bạn biết chủ đề mà bạn định viết là gì thì chính bạn là người nên tự viết ra. Tôi luôn cố viết ít nhất một bài mới hoặc một bài đánh giá mỗi tuần cho một mục nào đó trên blog. Việc này không yêu cầu nhiều thời gian vì tôi có 6 ngày để làm. Lợi ích của việc tự mình viết bài là các bài đó là của riêng bạn và bạn có quyền kiểm soát chất lượng của bài viết đó. Nhưng ngược lại nhược điểm của việc này là nó làm bạn rất tốn thời gian. 2. Thuê người khác viết Nếu bạn không tự viết được thì hãy thuê người khác viết giúp bạn. Bạn trả cho họ thế nào là tùy bạn. Một số site còn thuê những người chuyên viết bài, họ được ăn lương theo tháng cộng với tiền cho từng bài viết. Có nhiều site về công nghệ lại chẳng trả một đồng nào cho người viết, thay vào đó người viết có quyền đối với những mục họ đánh giá. Dù bạn làm thế nào thì cũng hãy đảm bảo rằng có một hợp đồng giữa bạn và người viết cho bạn, trong đó chỉ rõ các bài viết thuộc về bạn sau khi chúng hoàn thành. Tôi có biết một site công nghệ mà người viết trên site đó đã bỏ site công nghệ này để thành lập site mới của riêng họ, và họ đưa các bài cũ họ đã viết lên site mới của họ. Đây là một tình huống rất khó xử mà bạn nên tránh gặp phải. Tôi cũng làm một việc khác nữa, đó là thuê người viết ở những site công nghệ khác viết lại một bài nào đó hay viết bài đánh giá cho tôi. Tôi phải biết chất lượng của người viết đó rồi thì mới làm theo cách này. Đánh giá phần cứng tốn rất nhiều thời gian và phải thử nhiều lần. Bằng sự so sánh thì việc viết các đánh giá chỉ tốn vài giờ. Đây là cách rất hay để người viết tiếp tục thử nghiệp những điều mà anh ta đã từng làm. Tôi biết mình có thể kiếm bao nhiêu trong mỗi bài đánh giá, miễn là tôi không phải trả cao hơn số tôi kiếm được, vì tôi nằm trong vòng quay của tiền bạc mà. Đó có thể là một vụ làm ăn hời đấy. Nhưng dù sao, tôi khuyên bạn chỉ nên làm việc này khi đã có sự chấp thuận của chủ các site kia. Một số site không muốn người viết của mình thậm thụt làm ăn với người khác. 3. Nhờ người đọc viết Một nguồn rất tốt để có được các bài viết là từ mối quan hệ với người đọc của bạn. Mỗi người sẽ bỏ ra 15 phút và sẽ có một bài trên site yêu thích của họ cũng là một cách làm. Vấn đề chính là chất lượng các bài viết của người đọc có chấp nhận được không. Mục Công nghệ có rất nhiều bài của người đọc nhưng hầu hết các bài viết đó không thể đăng lên được bởi vì nó không hay. Nếu bạn chấp nhận các bài viết của người đọc thì hãy thêm “Tất cả các bài đã được duyệt đều thuộc quyền của” trong TOS 1 của bạn. 4. Trao đổi bài Để giữ cho mạch bài viết được tiếp tục, tôi thỉnh thoảng cũng trao đổi bài với một site khác. Chúng tôi chọn một bài viết cũ trên site của nhau tôi để đưa lên site của mình. Với người đọc, bài cũ cũng là mới. Cái hay của việc này là bạn không sử dụng các bài biết miễn phí 1 Terms of Serives Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của http://www.phamen.com - 25 - nên bạn sẽ không bị phạt. Tuy vậy, vì các bài viết trao đổi này là những bài cũ nên chúng ta vẫn phải viết lại để cập nhật thêm các thông tin cho bài viết, nhưng việc trao đổi này cũng thỉnh thoảng mới sảy ra thôi. 5. Đăng lại những bài viết cũ Đây là một trò tiểu xảo nho nhỏ mà tôi thường sử dụng ở Laptop Gamer và Digital Grabber khi mới bắt đầu viết bài. Tôi dùng những bài viết có liên qua đến nhau mà đã được post ở TechZone và post chúng vào một site mới. Như thế là tôi đã chuyển các bài viết cũ trên blog của mình sang một bài mới trên TechZone. Đăng lại các bài viết cũ là một cách làm dễ dàng và khá hay để tạo ra nội dung mới. Và lại một lần nữa nhắc đến, đó là chúng ta nên viết lại một chút để bài viết được cập nhật hơn. 6. Sử dụng RSS Khi mà bạn cố lấp đầy nội dung của trang để chơi Adsense (Made For Adsense), thì một cách đơn giản là nên sử dụng RSS để các con bot của Goole len lỏi tìm kiếm. Chúng sẽ lấy rất nhiều feed từ các site và tạo ra một site mới chẳng có nội dung gì mà chỉ có RSS feed. Thậm chí còn có cả các cuốn sách “Kế hoạch làm giàu nhanh chóng” với cả một hệ thống dựa trên RSS feed. Tuy vậy, không nên thêm RSS feed vào nội dung trên site của bạn. Nó không phải là nội dung chính trên site của bạn, nó chỉ là một công cụ để lấp kín chỗ trống thôi. Đừng bao giờ đưa nó làm nội dung chính. 7. Các bài viết có tựa đề riêng Các bài viết có tựa đề riêng giúp người dùng dễ dàng đưa nội dung của site lên nhanh chóng và ít tốn kém. Bài viết có tựa đề riêng là một dạng quyền sở hữu đặc biệt mà bạn mua lại một cách hợp pháp, bạn có thể chỉnh sửa và đăng lên mạng. Thậm chí bạn còn có thể thêm tên của bạn như là tên tác gải của bài viết. Bạn có thể mua 200 bài viết có tựa đề riêng với giá chỉ 15 cents mỗi bài. Vấn đề chính đối với các bài viết này là chất lượng. Hầu hết các bài đều là một mảnh giấy vụn. Một vấn đề khác nữa là các bài này hay bị trùng lặp – không phải chỉ có mình bạn sử dụng các bài này. Càng nhiều người sử dụng thì nó càng mất giá trị. Nó còn gây lộn xộn bởi vì mọi người thấy cùng một bài viết mà có nhiều tác giả khác nhau. Nếu bạn muốn sử dụng các bài viết này thì bạn nên viết lại chúng để tránh gặp phải vấn đề trên. Và nếu như bạn phải viết lại chúng thì có thể bạn đừng nên sử dụng nữa. 8. Các dịch vụ cung cấp các bài báo miễn phí Có hai vấn đề chính khi sử dụng các bài bào miễn phí. Trước tiên là chất lượng của bài viết, chúng chỉ là một mới giấy lộn. Thứ hai, nội dung bị trùng lặp. Google không thích những nội dung trùng lặp nhau và sẽ phạt site nào vi phạm điều này. Các bài báo miễn phí chỉ nên sử dụng để làm đầy thêm cho blog của bạn chứ không thể sử dụng chúng để tạo bản sắc riêng của bạn. Và cuối cùng tôi muốn nói là, chỉ có những nội dùng riêng mới mang lại traffic cho site của bạn. Vì vậy nên bạn nên đưa các bài viết của của chính mình lên trên, và các bài viết khác nhắm mục đích lấp chỗ trống ở dưới. Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của http://www.phamen.com - 26 - LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG LƯỢNG NGƯỜI ĐĂNG KÝ ĐỌC TIN QUA RSS Tại sao bạn lại muốn nhiều người đăng ký đọc tin qua RSS? Trước khi bạn cố gắng tăng số lượng người đăng ký đọc tin trên blog của bạn qua RSS, bạn cần phải quyết định xem đó có phải là điều mà bạn muốn làm không? Kiếm tiền qua feed RSS khó khăn hơn nhiều so với blog. Doanh thu từ RSS chỉ có $271.44 trong tổng số $11.702.66 mà tôi kiếm được trong tháng Tư năm 2007. Đây thật là một điều tệ khi mà ngày ngày có hơn 5000 người đọc tin trên blog của tôi qua RSS. Mặc dù doanh thu thấp, nhưng có nhiều lý do rất đáng giá để tăng lượng người đăng ký đọc tin qua RSS. Lý do chính là RSS phản ánh số lượng người đọc trung thành và hiểu theo đúng nghĩa, thì bất cứ điều gì mà bạn làm để tăng số lượng người đọc qua RSS sẽ giúp blog của bạn phát triển lâu dài. Một lý do khác để tăng RSS là bởi bì một số mạng lưới quảng cáo, ví dụ như ReviewMe, sẽ lấy số lượng người đọc RSS của bạn để định giá - số lượng RSS càng cao thì bạn càng được trả nhiều tiền hơn. Hãy cung cấp Full Feed Nếu bạn muốn tăng số lượng RSS thì bạn phải cung cấp RSS đầy đủ. Nhiều người dùng RSS không đăng ký đọc feed của bạn nếu nó không đầy đủ. Tôi có trên 30 feed cho người đọc trên Google, cái nào cũng đầy đủ hết. Nếu bạn không có feed đầy đủ, tôi sẽ không đăng ký đọc. Tôi sử dụng RSS feed của tôi để cung cấp cho người đọc một phiên bản hầu hết là các quảng cáo miễn phí của blog. Đừng sử dụng RSS như là một sự khơi gợi với hi vọng người đọc sẽ click lên đó để đọc bài viết đầy đủ. Trừ khi blog của bạn cập nhật trên 20 lần mỗi ngày, nếu không người đọc sẽ không đăng ký RSS. Đừng hiển thị số lượng RSS khi có ít FeedBurner cung cấp một nút banner nhỏ hiện thị số lượng người đọc RSS trên blog của bạn. Hiện tại thì trên blog của tôi hiển thị 5099. Con số này biểu thị số lượng người truy cập vào blog của tôi qua TSS ngày hôm qua. Tôi khuyên bạn không nên cho hiển thị con số này nếu như lượng người đọc RSS của bạn chưa đạt tới 50. Đây là tâm lý hành động của con người. Con người nói chung cũng giống như một con cừu. Họ sợ khi phải bước ra ngoài khu vực tiện nghi và sẽ không làm điều này cho đến khi thấy người khác làm. Khi họ thấy một blog với một banner hiển thị có sáu người đọc, họ cũng có chiều hướng không đăng ký. Tốt nhất bạn hãy giấu số lượng người đọc RSS của bạn đi đến khi nào bạn thấy là có đủ số lượng người đọc RSS kha khá thì mới cho hiển thị. Số người đọc RSS càng lớn thì càng làm cho người ta dễ đăng ký hơn, số người đọc RSS càng ít thì càng làm cho người ta không chú ý đến. Điều này thật không công bằng, nhưng đúng là như vậy. Nếu bạn muốn chơi ăn gian, bạn có thể tạo ra số lượng người đọc RSS feed giả để hiển thị. Net Business Blog đã viết Làm thế nào mà tôi có 283 nghìn người đọc Feed mỗi ngày. Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển Hãy cho hiển thị nút RSS của bạn Nút RSS nên đặt ở gần đầu blog và vẫn có thể nhìn thấy được khi không cuộn trang xuống. Bạn muốn người đọc ngay là bog của bạn có RSS và bạn không thẻ làm thế nếu cái nút đó ở bên ngoài site. Tôi đặt tên cho cái button của mình là “Full Feed RSS” để người đọc biết họ có thể đọc toàn bộ nội dung từ RSS. Nếu bạn thật sự muốn người đọc chú ý, bạn có thể thử dùng tích hợp vào nút RSS lớn nhất thế giới này - The world’s biggest RSS button. Hãy mời người đọc đăng ký Nếu bạn muốn người đọc đăng ký đọc RSS của bạn thì hãy mời họ. Cách tốt nhất là ở cuối mỗi bài viết, hãy thêm vào một dòng như sau: “Nếu bạn thích bài viết này, hãy đăng ký đọc qua feed RSS”. Thay vì phải thêm dòng trên vào từng bài viết một, có một cách dễ dàng hơn là bạn chỉnh sửa lại template. Trong Wordpress, bạn có thể edit file single.php hoặc file page.php. Bạn cũng có thể chỉnh sửa file index.php nếu bạn muốn dòng này hiển thị ở trang chủ của blog. Kiếm tiền từ RSS Feed Cách tốt nhất để kiếm tiền từ feed RSS là khuyên khích người đọc ghé thăm blog của bạn. Feed RSS của tôi kiếm tiền nhờ vào FeedBurner Ad Network và Text Links Ads Feedvertising. Các quảng cáo của FeedBurner hiển thị phía dưới mỗi bài viết, đây là loại quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị 2 . Số tiền CPM 3 có thể lên đến rất cao (lên tới $8) nhưng tỉ lệ chiếm không gian lại rất ít. Các quảng cáo Text Link Ads Feedvertising cũng giống y như các text link trên mỗi blog. Thay vì mua link trên blog, các nhà quảng cáo sẽ mua link ở RSS feed. Cũng giống như TLA trên blog, giá của mỗi text link trên blog của bạn là giá cố định, do vậy bạn không phải lo lắng đến sự thay đổi giá CPM hay click gian lận. Khi bạn đăng ký Text Link Ads, bạn được lựa chọn thêm Feedvertising vào RSS. Nếu bạn đã có một tài khoản TLA Publisher và muốn thêm Feedvertising, bạn có thể làm bằng cách chỉnh sửa danh sách của bạn trong control panel của TLA. Feedvertising yêu cầu phải là Wordpress 2.0 hoặc cao hơn. Mỗi link Feedvertising hiển thị trên blog của tôi phải mất $550 một tháng. Tuy nhiên, các nhà quảng cáo có thể sử dụng $100 coupon 4 để bớt được chút ít. LÀM THẾ NÀO KÉO NGƯỜI ĐỌC RSS VÀO THĂM BLOG Hầu hết người đọc trên John Chow dot Com đều là trực tiếp. Tuy vậy, vẫn có hơn 5000 người đọc blog qua RSS. Khi kiếm tiền bằng RSS thì đây lại là một vấn đề vì có quá ít cách kiếm tiền từ RSS so với blog. 2 CPM based display ads 3 Cost per Million Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của http://www.phamen.com 4 Phiếu giảm giá - 27 - Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của http://www.phamen.com - 28 - Nếu bạn nhìn vào blog của Guy Kawasaki, bạn sẽ thấy hàng ngày có 22 nghìn trong tổng số 30 nghìn người chỉ đọc blog của anh ta từ RSS. Cho nên tôi vẫn băn khoăn tại sao Guy không thể kiếm tiền từ Google AdSense. Một ví dụ khác là Tech Crunch. Họ có hơn 50 nghìn người đọc blog và hơn 400 nghìn người đọc RSS. Nhưng thật may cho họ, bộ phận bán quảng cáo đã tính cả số lượng người đọc RSS vào khi bán các Ad space (bán chỗ, không gian đặt quảng cáo) - chính vì vậy mà một banner 125x125 tốn 10 nghìn USD mỗi tháng. Có số lượng người đọc RSS nhiều quả là tuyệt vời và chủ các blog nên cố gắng xây dựng mối quan hệ này. RSS của bạn biểu thị cho số người đọc trung thành và bởi vì số lượng người đọc tăng là một sự đại diện rất tốt cho sự phát triển mạnh mẽ của blog. Nhưng vì có nhiều người đọc không ghé thăm blog mà chỉ đọc tin qua RSS cho nên việc kiếm tiền từ RSS gặp rất nhiều hạn chế. FeedBurner Ad Network và Text Link Ads Feedvertising là hai cách kiếm tiền từ RSS, nhưng cách tốt nhất vẫn là khuyến khích người dùng vào xem blog của bạn. Sau đây là một số cách: Bật FeedBurner FeedFlare Tôi sử dụng RSS feed thông qua FeedBurner. Chức năng FeedFlare cho phép tôi thêm mục đếm số comment vào cuối mỗi bài viết. Chức năng này cho phép người đọc biết các bài viết đã có được bao nhiêu comment. Trừ khi người đọc đăng ký đọc RSS của comment, còn không thì không thể đọc comment từ RSS của bài viết. Điều này có nghĩa là người đọc RSS phải ghé thăm blog thì mới đọc được các comment. Nếu người đọc RSS quan tâm đến bài viết thì có nhiều cơ hội họ sẽ click vào liên kết đến comment để xem người khác viết gì. Khuyến khích viết Comment Có FeedBurner FeedFlare mà không có comment nào trong tất cả các bài viết thì chũng chẳng giúp gì được cho bạn. Chính vì thế tôi đã cố gắng khuyến khích mọi người viết càng nhiều comment càng tốt. Blog là một công cụ giao tiếp giữa người viết và người đọc, và chúng ta phải tận dụng điều này. Cách khuyến khích viết comment dễ nhất là xin mọi người để lại feedback trên bài viết của bạn. Người đọc RSS phải vào blog của bạn thì mới viết comment được, do vậy đây là cách rất hay để kéo họ vào thăm blog. Bạn cũng có thể cài hai plugin cho Wordpress mà tôi đã dùng để tăng comment trên blog. Trước tiên, bạn phải gieo mầm thì mới đơm hoa kết trái được. Hãy tạo ra vài cái tên và tự viết comment cho các bài viết của bạn. Đây là việc làm lén lút nhưng chẳng có gì là sai cả. Nhiều forum cũng làm theo cách này. Chèn vào một số Video Các đoạn video không thể phát được trên RSS feed. Nếu người đọc RSS muốn hiển thị video, họ phải vào xem blog. Ví dụ, nhũng người đọc RSS muốn xem bathroom of the MGM Skylofts thì phải ghé thăm blog bởi vì tôi viết bài này có kèm theo video chứ không phải bằng ảnh. . http://phamen.com. Tên miền ưu tiên là tên miền bạn muốn sử dụng cho site của bạn trên các kết quả tìm kiếm. Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc. muốn. Lưu ý: sự chuyển tiếp .htacces chỉ hoạt động trên Linux server có module Apache Mod- Rewrite được bật. Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển Bản quyền bản dịch. hiển thị ở trang chủ của blog. Kiếm tiền từ RSS Feed Cách tốt nhất để kiếm tiền từ feed RSS là khuyên khích người đọc ghé thăm blog của bạn. Feed RSS của tôi kiếm tiền nhờ vào FeedBurner Ad Network