Những sai lầm khiến da bị mẫn cảm Tiết trời xuân ấp ấm, phấn hoa nhiều hơn, tia cực tím mạnh hơn cộng thêm với những thói quen xấu sẽ làm da bạn trở nên mẫn cảm. 1. Thoa sữa rửa mặt trực tiếp lên mặt Nếu thoa trực tiếp sữa rửa mặt lên da mặt sẽ làm tổn thương đến lớp biểu bì ngoài cùng của da, làm da mỏng hơn và nhạy cảm hơn, dễ bị dị ứng, phát ban. Nên: Trước hết phải cho sữa vào lòng bàn tay, sau đó cho thêm chút nước sạch đánh bông tạo bọt. Làm như vậy mới phát huy tác dụng của các thành phần chất dưỡng da trong sữa rửa mặt. Nên rửa mặt theo hình chữ T, bắt đầu thoa lên trán, sau đó xuống hai má, mát-xa theo đường tròn lan dần khắp gương mặt. 2. Tùy tiện dùng các loại thuốc để chăm sóc da Có người hễ thấy nốt mẩn ngứa hay nổi mụn ngay lập tức đi mua các loại thuốc về bôi mà không cần biết thuốc đó có thành phần gì, có hợp với loại da đó hay không. Lâu dần khiến da bị phụ thuộc vào thuốc, giảm sức đề kháng chống lại các vi khuẩn gây dị ứng, da ngày càng nhăn nheo, biến sắc, thậm chí gây các bệnh viêm mãn tính cho da. Nên: Khi da có triệu chứng nổi mẩn ngứa, mẫn cảm, cần dừng ngay việc sử dụng các loại kem dưỡng cũng như phấn trang điểm. Đến bác sỹ hoặc các cơ sở da liễu để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc bôi hoặc uống khi chưa có chỉ định của những người có chuyên môn. 3. Chỉ chăm sóc da bằng nước hoa hồng vì sợ bị mẫn cảm Đối với loại da mẫn cảm, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt và kỹ càng hơn các loại da khác. Kem dưỡng da, dưỡng ẩm vàkem chống nắng là những “phụ kiện” cần thiết cho da loại này. Nên: Do da bị mất nước nên sức đề kháng kém, dễ bị vi trùng tấn công. Vì thế cần cung cấp độ ẩm để phục hồi các sắc tố tế tào trên da. Ngoài ra, cần hạn chế ra nắng để ngăn ngừa tổn hại của tia cực tím. 4. Hễ thấy nổi mụn là “đổ lỗi” cho da bẩn Nổi mụn cũng là một trong những biểu hiện của da mẫn cảm, chế độ dinh dưỡng, môi trường và tâm lý không ổn định. Nó không đơn thuần do da bị bẩn. Do vậy, đừng đổ lỗi cho da bẩn mà “tích cực” rửa mặt vô số lần trong ngày, chà sát thật mạnh lên da mắt với nhiều loại sữa rửa mặt. Cách làm đó càng gây kích ứng da, khiến da càng nổi mụn. 5. Dùng càng nhiều kem dưỡng ẩm càng tốt Vì thấy da quá khô, thậm chí bong vảy, nên thoa một lớp kem thật dày với hy vọng da sẽ sớm hồi phục vẻ mềm mại vốn có. Cách làm này hoàn toàn thiếu khoa học, bởi da không thể hấp thụ được các dưỡng chất do lỗ chân lông bị bít kín, khiến da càng nhạy cảm, khô rát hơn. Nên: Sau khi tẩy trang sạch sẽ, thoa một lớp kem mỏng vào buổi sáng và tối. Thoa kem kết hợp với mát-xa nhẹ nhàng để da hấp thụ tốt hơn. 6. Dùng phấn trang điểm “che lấp” vùng da nhạy cảm Một khi đã có biểu hiện dị ứng hoặc quá mẫn cảm, nhất thiết phải ngừng trang điểm. Nên: Vùng da nhạy cảm rất dễ bị “phát hỏa” khi tiếp xúc với phấn trang điểm. Trang điểm giúp che tạm vùng da “xấu” nhưng lại làm cho tình trạng da thêm tồi tệ. Do vậy, nên ngừng ngay việc trang điểm, tạo sự thông thoáng cho da nghỉ ngơi. 7. Mặt nạ trái cây-dưỡng chất thiên nhiên vô cùng an toàn Điều đó chỉ đúng với những làn da khỏe mạnh, không mắc các chứng viêm nhiễm. Đối với làn da nhạy cảm, thành phần axit trong một số loại hoa quả sẽ gây kích ứng da, khiến da bị dị ứng nặng hơn. Nên: Nếu sở hữu làn da mẫn cảm, tốt nhất không nên tùy tiện đắp mặt nạ trái cây. Nên xin ý kiến tư vấn của những người có chuyên môn trước khi đắp mặt nạ. Uống nước ép trái cây cũng rất tốt cho làn da mẫn cảm. . Những sai lầm khiến da bị mẫn cảm Tiết trời xuân ấp ấm, phấn hoa nhiều hơn, tia cực tím mạnh hơn cộng thêm với những thói quen xấu sẽ làm da bạn trở nên mẫn cảm. 1. Thoa. vì sợ bị mẫn cảm Đối với loại da mẫn cảm, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt và kỹ càng hơn các loại da khác. Kem dưỡng da, dưỡng ẩm vàkem chống nắng là những “phụ kiện” cần thiết cho da loại. cho da bẩn Nổi mụn cũng là một trong những biểu hiện của da mẫn cảm, chế độ dinh dưỡng, môi trường và tâm lý không ổn định. Nó không đơn thuần do da bị bẩn. Do vậy, đừng đổ lỗi cho da