Hàm răng chắc khỏe Đã ba năm kể từ lần đầu tiên bạn kiểm tra răng miệng. Với bạn, thỉnh thoảng chảy máu chân răng là chuyện bình thường? Nhiều người cho rằng chỉ nên kiểm tra răng miệng cho trẻ em hay ăn kẹo. Tuy nhiên, sức khoẻ răng miệng rất quan trọng cho mọi lứa tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu không chữa trị các chứng bệnh viêm răng, bạn sẽ gặp nhiều rủi ro về tim, đột quỵ, bệnh tiểu đường cũng như ung thư tuyến tuỵ. Dưới đây là những thông tin giúp bạn có hàm răng chắc, khỏe hơn. Bao lâu tôi cần chụp X-quang một lần? Hiệp hội nha khoa Mỹ khuyên bạn nên chụp X-quang 1lần/năm nếu bác sĩ chỉ định. Chụp X-quang giúp phát hiện ra răng sâu, mẻ, vỡ hay tình trạng áp- xe có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về sau. Nguyên nhân nào gây ra sự nhạy cảm? Bạn thấy răng đau nhói khi uống cà phê hoặc ăn kem? Việc nhai và nghiền thức ăn có thể làm mòn dần các bề mặt răng và nướu khiến các dây thần kinh bên trong chân răng lộ ra. Thói quen chải răng mạnh cũng khiến răng đau nhức và chảy máu quanh lợi. Để ngăn ngừa, bạn chọn bàn chải đánh răng mềm. Chải nhẹ nhàng từ trước ra sau và đánh giữa kẽ răng. Bắt đầu chải ở mặt ngoài, rồi chải bên trong (sử dụng đầu bàn chải để đánh sạch mặt trong của răng), cuối cùng là mặt nhai của răng. Việc trám răng quá sâu cũng có thể làm cho chân răng bị tổn thương và sưng tấy. Bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng hoặc nước sức miệng có chứa fluoride cho răng nhạy cảm. Các thủ thuật làm trắng răng có gây hại không? Tẩy trắng răng thường an toàn nếu bác sĩ sử dụng thuốc với lượng thích hợp. Tuy nhiên, nếu tẩy trắng răng thường xuyên, bệnh nhân có thể bị viêm các mô thần kinh bên trong răng khiến chúng dễ nhạy cảm. Khi tẩy trắng, không nên dùng thuốc tẩy siêu trắng (từ 30% đến 50% nước ô-xy già hoà tan được hoạt hoá bởi ánh sáng có cường độ cao) quá hai lần trong ba tuần, sẽ gây hại cho răng. Có phải sáu tháng cần khám nha khoa một lần? Đúng vậy, dù răng của bạn vẫn sáng bóng. Không chỉ sâu răng, bệnh về nướu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng không có bất kỳ triệu chứng nào, ngoại trừ chảy ít máu. Nếu không được điều trị, chảy máu và sưng tấy do mảng bám, vi khuẩn xâm nhập có thể hình thành nên các lỗ hổng sâu bên trong nướu, cho phép các vi khuẩn phá vỡ xương răng. Khi có quá ít xương để giữ cho rễ của răng đúng vị trí, răng sẽ dễ lung lay và gãy. Thỉnh thoảng quai hàm của tôi tạo ra tiếng lách cách khi mở miệng hoặc nhai. Tại sao vậy? Việc quai hàm tạo ra tiếng lách cách hoặc miệng khó ngậm lại sau khi ngáp có thể cho thấy chức năng mối xương hàm dưới suy giảm. Các dấu hiệu khác gồm: đau đầu, đau cổ và cảm giác khó chịu trên mặt. Phương pháp chữa trị thích hợp là mang thanh nẹp bằng nhựa cả ngày hoặc chỉ khi ngủ. Bạn cũng có thể thử tiêm hợp chất steroid để giảm bớt sự kích ứng hay kích điện nhằm kiềm chế những cơn co thắt. Bàn chải đánh răng điện có ảnh hưởng ra sao? Bàn chải đánh răng điện có thể không chuyển động xung quanh miệng dễ như bàn chải thông thường, nhưng chúng làm việc rất tỉ mỉ và hiệu quả nếu sử dụng đúng cách. Loại bàn chải này được thiết kế để giữ ở một tư thế trong 10 giây trong khi các lông bàn chải dao động. Chúng giúp loại bỏ nhẹ nhàng các mảng bám hơn so với bàn chải chải bằng tay. Nước súc miệng sát trùng có thật sự hiệu quả? Các loại nước súc miệng đều giúp cho hơi thở thơm tho và rửa sạch các mảng bám có thể gây sâu răng. Nếu bị viêm nướu nhẹ, bạn chỉ nên dùng loại có dán nhãn chống viêm nướu. Các loại nước súc miệng không cần kê đơn hầu như đều rất tốt và không gây ố màu cho răng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Mối liên kết giữa các chứng bệnh về tim, đột quỵ và nướu răng? Bất kỳ loại vi khuẩn nào ẩn náu trong răng đều có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. Chúng bám chặt vào những mảng cao răng, làm tăng cơ hội cho các vi khuẩn bao vây ẩn náu trong răng. Sự phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự nhiễm trùng có thể gây sưng tấy bên trong các mạch máu, làm gia tăng khả năng ngày càng có nhiều vi khuẩn xâm nhập. Các dữ liệu gần đây chỉ ra sự tương quan giữa các chứng bệnh về tim, đột quỵ và nướu răng, nhưng giữa chúng không có mối liên hệ nào. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bệnh về tim hoặc đột quỵ, bạn cần chú ý chăm sóc răng nướu nhiều hơn. Rủi ro về sâu răng ở mỗi người có giảm khi họ trưởng thành? Mọi lứa tuổi đều có rủi ro như nhau. Khi còn trẻ, bạn gặp rắc rối với thực phẩm ngọt. Còn khi bạn 30 hay 40 tuổi, răng bạn sẽ bắt đầu lão hoá. Đồng thời, quá trình tiết nước bọt để rửa sạch vi khuẩn ít đi, đặc biệt với phụ nữ đang bước vào thời kỳ mãn kinh và những người đang uống thuốc. Cách tốt nhất để phòng ngừa là đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa để xỉa răng. Bạn nên súc miệng bằng nước hoặc đánh răng sau mỗi bữa ăn. Cạo vôi răng 2 lần/năm cũng giúp ngăn ngừa lỗ sâu răng. . Hàm răng chắc khỏe Đã ba năm kể từ lần đầu tiên bạn kiểm tra răng miệng. Với bạn, thỉnh thoảng chảy máu chân răng là chuyện bình thường? Nhiều người cho rằng chỉ nên kiểm tra răng miệng. bạn có hàm răng chắc, khỏe hơn. Bao lâu tôi cần chụp X-quang một lần? Hiệp hội nha khoa Mỹ khuyên bạn nên chụp X-quang 1lần/năm nếu bác sĩ chỉ định. Chụp X-quang giúp phát hiện ra răng sâu,. sạch mặt trong của răng) , cuối cùng là mặt nhai của răng. Việc trám răng quá sâu cũng có thể làm cho chân răng bị tổn thương và sưng tấy. Bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng hoặc nước sức