CÔNG NGHỆ và THIẾT bị dập MGUỘI

50 4.1K 103
CÔNG NGHỆ và THIẾT bị dập MGUỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu được biên soạn từ thầy Trần Minh Thế Uyên , giảng viên trường ĐH SPKT. KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ DẬP Tổng quan về dập tấm Nhiệt độ trong dập tấm Khái niệm dập Một số đặc điểm của công nghệ dập Phân loại công nghệ dập II. CÔNG NGHỆ DẬP 2.1. Dập cắt (c ắt hình và đ ột l ỗ) ...

Biên soạn: Trần Minh Thế Uyên CHƢƠNG 1. CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ DẬP NGUỘI I. KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ DẬP 1.1. Tổng quan về dập tấm Nguyên liệu đầu vào của phương pháp dập tấm là sản phẩm của quá trình cán thép tấm, sau đó qua tiếp công đoạn cắt để đạt được kích thước phù hợp. Nhìn chung, nguyên liệu đặc trưng cho dập tấm là thép Cacbon trung bình có phủ kẽm (dù vậy, một số vật liệu khác vẫn được sử dụng như: nhôm, đồng, chì, thiếc, …). Lý do vì loại thép này có các ưu điểm:  Giá thành cạnh tranh so với các vật liệu khác.  Độ bền cao.  Độ chống mòn cao. Một số sản phẩm chế tạo bằng phương pháp này: Bảng 1. Sản phẩm dập tấm và vật liệu Tên hàng hoá Một số vật liệu chế tạo Vỏ ngoài xe ôtô Thép cacbon trung bình Vỏ của máy bay, tàu vũ trụ Hợp kim nhôm, Hợp kim Titan, Hợp kim Magiê. Vỏ bình gas Thép cacbon trung bình Chảo, tách, nồi Thép không gỉ và hợp kim nhôm Vật liệu dùng trong ngành dập tấm Đặc điểm của phôi dập tấm là kích thước bề mặt (Dài và rộng) lớn hơn nhiều bề dày, vì vậy mà thường gọi là “tấm” (sheet). Theo tài liệu Manufacturing process – III, trang 219, tác giả Dr.K.Radhakrishna, nhà xuất bản Sapna book house, năm xuất bản 2011, phôi có bề dày dưới hoặc bằng 4 mm được xem là dạng tấm. Theo http://www.custompartnet.com, phôi có bề dày từ 0,006 inches (0,15 mm) đến 0,25 inches (6,25 mm) được xem là dạng tấm. 1.2. Nhiệt độ trong dập tấm Quá trình dập được thực hiện ở dưới nhiệt độ kết tinh lại của vật liệu làm phôi Thông thường, nhiệt độ kết tinh lại bằng 0,4 – 0,5 lần nhiệt độ nóng chảy của kim loại. Bảng nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại và hợp kim. Bảng 2. Nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại và hợp kim. Số thứ tự Tên Nhiệt độ nóng chảy ( o C) 1 Thép hàm lượng Cacbon cao 1353 2 Thép hàm lượng Cacbon trung bình 1427 3 Thép hàm lượng Cacbon thấp 1464 1.3. Khái niệm dập Dập là một trong những phương pháp tiên tiến của gia công kim loại bằng áp lực để chế tạo sản phẩm từ vật liệu tấm hoặc dải cuộn. Dập nguội có thể tiến hành ở trạng thái nóng hoặc nguội. Hình 1.3.1 Nguyên lý làm việc của khuôn dập Dập được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt trong ngành công nghiệp ô tô, ngành công nghiệp điện, chế tạo các dụng cụ sản xuất, sản phẩm dân dụng 1.4. Một số đặc điểm của công nghệ dập - Hoàn thành công việc phức tạp bằng một động tác đơn giản của máy dập, chế tạo được những chi tiết phức tạp. - Các sản phẩm dập nguội có tính lắp lẫn cao, sản phẩm có độ bền cao. - Kết cấu của chi tiết dập tấm cứng vững, bền nhẹ, tiết kiệm được nguyên vật liệu. - Năng suất lao động cao, có khá năng cơ khí hoá, tự động hoá. - Không yêu cầu công nhân có trình độ tay nghề cao. - Sản phẩm hàng loạt lớn, giá thành hạ. 1.5. Phân loại công nghệ dập Căn cứ vào tính chất biến dạng của kim loại và hình dáng thay đổi bên ngoài mà phân loại công nghệ dập ra các hình thức sau: Biên soạn: Trần Minh Thế Uyên Hình 1.5.1: Các nguyên công dập tấm - Nhóm các nguyên công cắt vật liệu-Dập cắt (cắt hình và đột lỗ) – Shearing- Cutting: Trong phương pháp này phôi được giữ chặt ở một đầu, ở phía còn lại chày cắt đi xuống tác động lực và tách rời phần kim loại này ra khỏi phần kim loại kia theo một đường viền khép kín hoặc không khép kín. Hình 1.5.2. Dập cắt - Nhóm các nguyên công biến dạng dẻo vật liệu -Dập uốn - Bending: Là nhằm thay đổi hình dạng và kích thước bề mặt của phôi; bằng cách phân phối lại và dịch chuyển thể tích kim loại để tạo ra các chi tiết có hình dạng và kích thước cần thiết nhờ tính dẻo của kim loại và không bị phá huỷ tại vùng biến dạng,biến phôi thẳng thành cong hay gấp khúc theo một góc nào đó. Hình 1.5.3. Dập uốn - Dập vuốt - Drawing: Biến phôi thẳng thành vật rỗng hở miệng có hình dáng và kích thước bất kỳ hoặc làm thay đổi kích thước và hình dáng vật rỗng. - Dập tạo hình-Forming: Làm biến dạng cục bộ phôi thành hình dáng của vật dập. - Dập ép chảy (dập khối)- Stamping: Phân phối lại thể tích của vật liệu, trong đó có sự dịch chuyển kim loại để làm thay đổi hình dáng hoặc chiều dày của phôi. Ngoài năm hình thức trên, còn có dạng dập lắp ghép để nối liền các phần vật liệu hoặc vật dập lại với nhau. Bảng 3: Các nguyên công dập tấm Dạng gia công Tên nguyên công Hình vẽ chi tiết Định nghĩa và đặc điểm của nguyên công Cắt vật liệu Cắt phôi Cắt vật liệu thành các phần theo đường bao không khép kín Cắt hình Cắt cục bộ một phần vật liệu ra khỏi phôi Biên soạn: Trần Minh Thế Uyên Tách 1 phần kim loại theo 1 đường bao khép kín, phần kim loại tách ra là sản phẩm. Đột lỗ Cắt vật liệu theo đường bao khép kín để tạo thành lỗ suốt trên chi tiết hoặc trên tấm. Phần vật liệu cắt ra là phế liệu Cắt trích Tách 1 phần vật liệu theo đường bao không khép kín. Phần vật liệu tách ra không rời khỏi chi tiết Cắt chia Cắt phôi phẳng, phôi cong hoặc phôi rỗng thành hai hoặc 1 vài chi tiết riêng biệt. Áp dụng khi chế tạo những chi tiết không đối xứng, ban đầu chế tạo thành phôi đối xứng sau đó cắt chia Cắt mép Cắt bỏ phần kim loại thừa theo đường bao ngoài hoặc phần mép không đều của chi tiết cong hoặc chi tiết đã dập vuốt Cắt tinh Cắt bỏ phần lượng dư công nghệ rất nhỏ theo đường bao của phôi hoặc lỗ nhằm mục đích đạt được hình dạng và kích thước chính xác, bề mặt cắt vuông góc bề mặt chi tiết Uốn Uốn Biến phôi phẳng thành chi tiết cong Cuốn Cuốn các mép của phôi để tạo thành chi tiết có dạng vòng neo hoặc trụ Vặn Quay 1 phần phôi xung quanh trục của nó Dập vuốt Dập vuốt không biến mỏng Là phương pháp nhận được chi tiết rỗng từ phôi phẳng hoặc phôi rỗng, chiều dày vật liệu hầu như không đổi Dập vuốt có biến mỏng Là phương pháp nhận được chi tiết rỗng từ phôi phẳng hoặc phôi rỗng có chủ định biến mỏng chiều dày vật liệu Tạo hình Nắn Khắc phục hiện tượng không bằng phẳng các bề mặt phôi hoặc chi tiết Dập nổi Thay đổi hình dáng của sản phẩm nhưng không thay đổi chiều dày vật liệu, được thực hiện nhờ các phần lồi và lõm tương ứng của các bộ phận của khuôn Lên vành Tạo thành gờ theo đường bao ngoài hoặc đường bao trong của chi tiết Biên soạn: Trần Minh Thế Uyên Cuốn mép Tạo thành gờ mép có dạng tròn Tạo hình Thay đổi hình dạng phôi đã được dập vuốt sơ bộ để nhận được chi tiết có hình dạng cuối cùng hoặc kích thước chính xác hơn Tóp Làm giảm tiết diện ngang ở một phần của chi tiết rỗng hoặc ống đã được dập vuốt sơ bộ Giãn rộng (nong) Tăng tiết diện ngang ở một phần của chi tiết rỗng hoặc ống Tinh chỉnh Tạo cho chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác Tán Tạo mối ghép các chi tiết bằng đinh tán Ép Tạo mối ghép các chi tiết bằng cách lắp có độ dôi Gấp mép Ghép các chi tiết bằng cách tạo ra các khoá vòng Lắp ghép Uốn tai Ghép 2 chi tiết bằng cách uốn các tai Uốn mép Ghép 2 hoặc 1 vài chi tiết bằng cách uốn gờ mép Tóp Ghép 2 chi tiết bằng cách tóp một trong các chi tiết ghép Giãn Ghép 2 chi tiết bằng cách giãn rộng một chi tiết bên trong Dập ép Ép chảy nguội Biến đổi phôi dày thành chi tiết hoặc phôi rỗng mỏng bằng cách làm chảy dẻo kim loại qua khe hở giữa chày và cối Dập dấu Tạo vết lõm trên bề mặt chi tiết để sau đó khoan lỗ Mỗi hình thức cơ bản của công nghệ dập nguội chia ra nhiều công việc riêng biệt, mỗi công việc có đặc điểm, nhiệm vụ, khuôn hay dụng cụ riêng. II. CÔNG NGHỆ DẬP 2.1. Dập cắt (cắt hình và đột lỗ) a) Quá trình cắt hình và đột lỗ - Cắt hình và đột lỗ còn gọi là cắt đột, là quá trình tách hoàn toàn một phần vật liệu ra khỏi tấm vật liệu, nếu lấy phần vật liệu cắt ra làm sản phẩm gọi là cắt hình, bỏ phần vật liệu cắt đi gọi là đột lỗ. Quá trình dập cắt bằng khuôn được chia ra làm ba giai đoạn:  Giai đoạn biến dạng đàn hồi: Giai đoạn này chày mới chạm vào vật liệu để uốn cong và nén vật liệu vào cối. Ứng suất vật liệu trong giai đoạn này ở dưới giới hạn đàn hồi (hình 2.1 a). Biên soạn: Trần Minh Thế Uyên  Giai đoạn biến dạng dẻo: Giai đoạn này chày tiếp tục nén kim loại vào lỗ cối, vật liệu vượt quá giới hạn đàn hồi chuyển sang biến dạng dẻo, phần vật liệu ở mép chày và cối bị lún sâu vào và có sự chuyển dịch tương đối với nhau (hình 2.1b). a) b) c) Hình 2.1. Quá trình dập cắt  Giai đoạn cắt đứt (hình 2.1c): Chày tiếp tục ép vật liệu vào lỗ cối, phần vật liệu ở mép cắt của chày và cối bắt đầu xuất hiện các vết nứt, các vết nứt này phát triển nhanh và cắt phần vật liệu theo vòng cắt của chày và cối. Trị số lún sâu của chày vào trong vật liệu cho đến khi cắt đứt phụ thuộc vào tính chất của vật liệu, thường từ: 0,25S đến 0,6S; trong đó S là chiều dày của vật liệu. b) Khe hở giữa chày và cối Khe hở giữa chày và cối là hiệu số giữa kích thước làm việc của cối và của chày khuôn dập, trị số khe hở khi cắt đột có ảnh hưởng đến chất lượng mặt cắt, độ chính xác mặt cắt, lực cắt và độ bền của chày và cối. - Khe hở hợp lý (trị số khe hở đúng) thì các vết nứt xuất hiện từ mép chày và cối sẽ gặp nhau theo đường thẳng. Quan sát theo mặt cắt (hình 2.2a), ở phần dưới có dải sáng và phần trên xù xì. Khe hở quá nhỏ sẽ làm cho các vết nứt không trùng nhau, quan sát mặt cắt (hình 2.2b) sẽ thấy có dải sáng cả ở trên và dưới còn ở phần giữa xù xì theo hình răng cưa. a) b) c) Hình 2.2. Ảnh hưởng của khe hở đến chất lượng mặt cắt - Khe hở quá lớn làm cho các vết nứt từ mép chày và cối không trùng nhau, một phần vật liệu bị vuốt dài lên phía trên tạo thành bavia. Trị số khe hở phụ thuộc chủ yếu vào tính chất và bề dày của vật liệu dập (được xác định trong bảng của sổ tay rèn dập). c) Xác định kích thước làm việc, dung sai chế tạo chày, cối của khuôn dập cắt hình, đột lỗ Xác định kích thước và dung sai chế tạo chày, cối nhằm đảm bảo khe hở hợp lý để nâng cao chất lượng sản phẩm và tuổi thọ của khuôn. Xác định kích thước và dung sai chế tạo, dựa vào tính chất công việc dập (cắt hình hay đội lỗ), hình dáng và độ chính xác của chi tiết dập, khả năng mòn và khe hở giữa chày và cối, độ mòn của cối sẽ làm tăng kích thước của sản phẩm, độ mòn của chày sẽ làm giảm kích thước của sản phẩm cho nên khi chế tạo đối với cối phải lấy kích thước giới hạn nhỏ nhất làm kích thước danh nghĩa, còn chày phải lấy kích thước giới hạn lớn nhất làm kích thước danh nghĩa. Do đó, nguyên tắc xác định dung sai của chày và cối phải nằm trong khoảng dung sai kích thước của sản phẩm. • Khi cắt hình (hình 2.3a) Khi cắt hình kích thước của cối xác định kích thước của sản phẩm, vì vậy phải lấy kích thước của cối làm chuẩn và bằng kích thước giới hạn nhỏ nhất của sản phẩm. Từ đó, thu hẹp kích thước của chày để đạt được khe hở Z min . D c = D - Δ(mm) Trong đó: D c : Đường kính của cối. D: Đường kính danh nghĩa của sản phẩm. Δ: Dung sai trên đường kính của sản phẩm (lỗ). Công thức trên thỏa mãn kích thước danh nghĩa của cối lấy bằng kích thước nhỏ nhất của sản phẩm. Kích thước của cối dược xác định như sau: Cối: D c = (D - Δ) + α (mm). Chày: D ch = (D - Δ - Z min ) - β (mm). Trong đó: D ch : Đường kính của chày. α: Dung sai chế tạo cối. β: Dung sai chế tạo chày. Z min : Khe hở nhỏ nhất về hai phía giữa chày và cối. • Khi đột lỗ (hình 2.3b) Khi đột lỗ kích thước của chày quyết định kich thước của sản phẩm, vì vậy phải lấy kích thước của chày làm chuẩn bằng kích thước giới hạn nhỏ nhất của sản phẩm. [...]... chiều cao được tính theo công thức: C = (0,5 0,8 ).√ Trong đó: H: Chiều cao của sản phẩm (mm) Trong trường hợp chiều cao của phôi < 10mm và tỷ lệ liệu tấm, còn các trường hợp khác cắt từ phôi thanh thì có thể dập cắt từ vật III THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ DẬP NGUỘI Thiết bị dập nguội là trang thiết bị tạo ra lực để ép đáy chày mang vật liệu vào trong lòng cối, thiết bị dùng trong dập nguội chủ yếu là các loại... cuốn mép thường rất nhỏ so với c) Dập chỉnh hình Dập chỉnh hình còn gọi là sửa tinh hay nắn hình các chi tiết sau khi dập cắt, dập vuốt hoặc dập tạo hình Kích thước của chày và cối, hình dạng phần làm việc của chày và cối tương tự như hình dáng và kích thước chày và cối của khuôn dập Chày và cối được gia công chính xác, nhất là độ bóng, lực dập nhỏ hơn so với các nguyên công trước 2.5 Ép chảy Ép chảy... Căn cứ vào công nghệ dập nguội có các loại khuôn như: khuôn dập cát, khuôn dập uốn, khuôn dập vuốt, khuôn dập nổi, khuôn cuốn mép, khuôn ép chảy Do tính chất công nghệ với mục đích làm đơn giản hoặc phối hợp một số nguyên công với nhau như: khuôn cắt hình đột lỗ, khuôn kết hợp giữa khuôn uốn và dập vuốt, khuôn cắt hình đột lỗ kết hợp với uốn và dập vuốt, khuôn kết hợp giữa cắt và dập hình Bất cứ loại... liệu CHƢƠNG 2 KẾT CẤU KHUÔN DẬP NGUỘI PHÂN LOẠI KHUÔN VÀ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KHUÔN I 1.1 Phân loại khuôn Dựa vào đặc tính công nghệ và mức độ phức tạp của khuôn để phân loại - Theo đặc tính công nghệ của khuôn được chia thành nhiều loại mang tên chính nguyên công như: + Khuôn dập cắt + Khuôn đột lỗ + Khuôn dập vuốt + Khuôn cuốn mép + Khuôn dập nổi - Theo kết cấu và mức độ phức tạp của khuôn được... lại khi dập vuốt Có vết nứt ngầm trong vật liệu phôi Nứt + ngang thân + 5 vật dập + Hệ số dập vuốt lấy quá nhỏ Lực ép chặn lớn và không đều Bán kính lượn miệng cối quá nhỏ Vật liệu bị biến cứng + Khuyết tật do tấm cán để lại, kim loại có lẫn tạp chất hay lớp oxít Có vân sóng bề mặt 6 Kim loại bị biến cứng (xếp vảy) ở + vành Thành 7 bị xước Bẩn, cát, bụi… lẫn vào trong chất bôi trơn, bám vào vật dập hay... hợp dập gân nổi thực hiện sau hai nguyên công thì ở lần dập sau lực dập gân nổi được tính theo công thức sau: P = (0,2 0,3).L (KG) b) Dập gấp mép (cuộn mép) Để làm tăng độ cứng vững của các vật rỗng, tiến hành dập cuộn mép, cuộn mép có thể ở trong hay ở ngoài Quá trình cuộn mép kim loại ở phần cuộn mép bị biến dạng phụ thuộc tính chất cơ lý của vật liệu Trong thực tế, thường lấy tỷ số lực dập nổi và dập. .. (mm) Quá trình dập vuốt chi tiết được hình thành sau một lần dập vuốt dễ bị đứt hoặc bị thủng; do vậy, khi dập vuốt phải dập qua một số lần dập trung gian để các lần tiếp theo hoàn chỉnh a) b) Hình 2.12 Dập vuốt qua các lần dập trung gian - Đối với trường hợp dập vuốt không có biến mỏng thành (hình 2.12a): d1 = m1 D d3 = m3 d2 d2 = m2 d dn = mn dn-1 Trong đó: m1; m2; m3; m4: Hệ số dập vuốt của mỗi... Tính kích thước của phôi và kích thước của sản phẩm trung gian sau các lần dập - Dựa vào lượng kim loại tham gia từ đầu đến cuối không kể đến lượng dư bị cắt đi Các công thức tính phôi cho hai trường hợp: + Trường hợp không có vành (hình 2.11 a): ( D=√ ) (mm) a) Trường hợp không có vành b) Trường hợp có vành Hình 2.11 Kích thước sản phẩm dập vuốt + Trường hợp chi tiết hình trụ có vành (hình 2.1lb): D=√... 2.3 Dập vuốt a) Đặc điểm của công nghệ dập vuốt - Biến vật liệu tấm thành vật rỗng hở miệng - Là nguyên công chủ yếu của công nghệ dập nguội - Sản phẩm dập vuốt chia làm ba loại: + Các sản phẩm có hình tròn xoay (trụ, bậc, côn, bán cầu) + Các sản phẩm có dạng hình hộp (hình chữ nhật, ô-van) + Các sản phẩm có hình dạng phức tạp (đối xứng hoặc không đối xứng) Về mặt biến dạng kim loại, chia ra: + Dập. .. rơi vào các dạng: Nhăn, rách Nhăn xảy ra ở vùng có ứng suất nén lớn, rách xảy ra ở vùng có ứng suất kéo lớn 2.4 Dập tạo hình Dập tạo hình bao gồm một số nguyên công mà đặc điểm chủ yếu của nó là phôi hoặc bán thành phẩm chỉ biến dạng cục bộ để tạo hình mà không cần làm thay đổi chiều dày trong quá trình dập Các dạng chu yếu của dâp tạo hình là: dập nổi, dạp cuộn mép, dập chỉnh hình a) Dập nổi - Dập . 1. CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ DẬP NGUỘI I. KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ DẬP 1.1. Tổng quan về dập tấm Nguyên liệu đầu vào của phương pháp dập tấm là sản phẩm của quá trình cán thép tấm, sau đó qua tiếp công. loạt lớn, giá thành hạ. 1.5. Phân loại công nghệ dập Căn cứ vào tính chất biến dạng của kim loại và hình dáng thay đổi bên ngoài mà phân loại công nghệ dập ra các hình thức sau: Biên soạn:. sản phẩm và tuổi thọ của khuôn. Xác định kích thước và dung sai chế tạo, dựa vào tính chất công việc dập (cắt hình hay đội lỗ), hình dáng và độ chính xác của chi tiết dập, khả năng mòn và khe

Ngày đăng: 29/07/2014, 08:55

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan