1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chết đuối (drowning) pptx

8 183 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 106,29 KB

Nội dung

Chết đuối (drowning) I.Tổng quan + Cập nhật - 30/6/2008 Từ thống kê của Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ em chết đuối ở nước ta rất cao (22,6%), trong đó độ tuổi dưới 15 chiếm 70%. Theo UNICEF, hằng năm ở Việt Nam có khoảng 12.600 trẻ em chết đuối và trung bình hằng ngày có khoảng 35 em chết đuối. - Trung bình mỗi năm có khoảng 7.000 trẻ tử vong vì tai nạn thương tích, trong đó, một nửa là do đuối nước. Những trường hợp đáng tiếc này hoàn toàn có thể tránh được nếu người lớn cẩn trọng hơn. Thông tin này được đưa ra trong buổi họp báo Công bố báo cáo toàn cầu về Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em tổ chức sáng 10/12/08 tại Hà Nội. + Chết đuối có 4 kiểu nguyên nhân - Do ngạt nước (không biết bơi) - Do ngất xỉu (nước giật) - Do lặ̀n quá sâu - Do quá mệt (dưới nước) + Ngạt thở thường vì hít dịch, nhưng khoảng 10% nạn nhân do co thắt thanh quản phản xạ nên chưa hút nước vào phổi đã chết ("chết duối khô") + Một chuỗi sự kiện xảy ra nhanh chóng sau đó: giảm oxy-huyết, co thắt thanh quản, hít dịch, tuần hoàn không hiệu quả, tổn thương não, và chết não có thể trong vòng 5-10'. + Chuỗi hậu quả này có thể chậm hơn ở trẻ con, khi chìm trong nước rất lạnh hay khi nạn nhân đã uống rất nhiều barbituric. + Giảm thể nhiệt và chết có thể xuất hiện trước khi bị chết đuối thực tế. + Yêu cầu đầu tiên trong cứu chết đuối là hồi sinh tim-phổi tức thời. + Một số tình huống có thể đi trước chết đuối cần xem xét trong xử tri:́ (1) uống rượu hay thuốc (yếu tố liên quan khoảng 25% người lớn chết đuối). (2) mệt mỏi tột bậc. (3) hô hấp quá mức, (4) bệnh cấp tính gặp thình lình (vd, động kinh, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim). (5) tổn thương đầu hay tủy sống khi lao xuống nước. (6) rắn độc hay sinh vật dưới nước cắn. (7) Bệnh khí áp khi lặ̀n sâu. + Ý thức tự hồi phục thường xuất hiện người mạnh khoẻ khi chìm rất ngắn. Nhiều nạn nhân tự hồi phục thở tức thời. + Số ít bệnh nhân có thể hiểu lầm vô triệu chứng trong thời kỳ hồi phục cho tới khi xấu đi hay chết do suy hô hấp trong 12-24 giờ sau. II.Triệu chứng Chẩn đoán 1.Dấu hiệu Lâm sàng * Nạn nhân có thể là 1 trong 4 nhóm sau: a, Không triệu chứng b, Có triệu chứng + Do ngạt nước: - Sau 3-4' vùng vẫy-hít phải nước nên ngừng thở rồi ngừng tim: xanh tím, bọt hồng đầy mồm mũi trào ra khi vớt lên. - Thường cô đặc máu cho dù là nước ngọt hay mặn, OAP dễ xuất hiện + Do shoc nên ngạt nước: - Nhẹ: ớn lạnh, co thắt ngực-bụng, buồn nôn, nổi mề đay - Chuyển dần sang nặng có truỵ mạch, ngất. - Ngất đột ngột: ngất trắng kiểu ức chế TK c, Ngưng Tim-phổi - Ngừng thở. - Vô tâm thu (55%), nhanh thất/rung thất (29%), nhịp tim chậm (16%). d, Chết rõ ràng - Nhiệt độ bình thường với vô tâm thu. - Ngừng thở - Sự cứng xác. - Nước da tái nhợt. - Chức năng CNS Không có thể hiện. 2.Kết quả xét nghiệm + XN nước tiểu cho thay protein niệu, hemoglobin-niệu và aceton niệu. + Tăng bạch cầu hay gặp. Tăng đường máu hay gặp. + PaO2 giảm và PaCO2 tăng hay giảm. + Đo pH máu giảm do nhiễm toan chuyển hóa. + XQ Ngực có thể thấy viêm phổi hay phù phổi. III. Xử trí - Điều trị 1.Sơ cứu (first aid) + Nhữg biện pháp tránh giảm oxy-huyet làm ngay tại nơi bị nạn: thông khí, bão hoà oxy và hỗ trợ tuần hoàn. + Giảm thể nhiệt và tổn thương cột sống cổ luôn được chú ý. + Với trẻ em: Ngay khi vớt trẻ lên cần làm nhanh các việc sau đây không tốn thời gian cho việc sốc nước ra: - Cởi nhanh quần áo ướt. - Làm thông thoáng đường hô hấp bàng cách dốc ngược đầu trẻ xuống thấp rồi lay mạnh, ép vào lông ngực để tháo nước ở đường hô hấp ra ngoài. - Sau đó lau sạch miệng và tiến hành ngay hô hấp nhân tạo: . Đặt trẻ nằm sấp để nước ở phổi và dạ dày dễ thoát ra ngoài, đầu trẻ nghiêng một bên, hai tay ruỗi dài lên phía trước. . Người cấp cứu quỳ 2 bên trẻ, mặt hướng về phía đầu trẻ, đặt 2 tay lên đáy ngực phía sau lưng trẻ ấn xuống thả ra đều đặn với tốc độ 25 lần/ phút. . Nếu đã hút hết nước ở đường hô hấp có thể dùng phương pháp thổi ngạt miệng – miệng hoặc miệng – mũi. + Cần làm hô hấp nhân tạo kéo dài đến khi trẻ thở lại hoặc chết hẳn. + Nếu tim không đập, cần kết hợp thổi ngạt với xoa bóp tim ngoài lồng ngực. + Lau khô người, xoa dầu nóng toàn thân, quấn chăn ấm cho trẻ. + CPR tiêu chuẩn phải bắt đầu ngay khi không thấy thở và mạch. + Không cố thử làm ráo nước từ phổi nạn nhân. Thao tác Heimlich (ép dưới cơ hoành) chỉ dùng khi tắc nghẽn đường thở bởi nghi có dị vật. Cố định cổ bằng nẹp nếu nghi tổn thương cột sống cổ. + Không ngừng hỗ trợ cứu sinh cơ bản cho dù nạn nhân có vẻ "đã thất vọng" cho đến khi nhiệt độ trung tâm tụt đến 32 độ C. Nhiều trường hợp hồi tỉnh hoàn toàn ở BN giảm thân nhiệt. 2. Xử trí ở Bệnh viện * Yêu cầu chung Quan sát cẩn thận bệnh nhân; kiểm tra liên tục chức năng tim phổi; duy trì bão hoà oxy não, xác định áp lực khi máu động mạch, đo pH, chức năng thận (creatinin huyết thanh), và điện giải; và đo lượng nước tiểu. Phù phổi có thể không xuất hiện trong 24 giờ. a.Bảo đảm thông khí và bão hoà oxy tối ưu + Nguy hiểm là giảm oxy-huyết tồn tại ở mức báo động thậm chí cả khi bệnh nhân có ý thức và có vẻ thở bình thường. + Oxi cần phải được bổ xung ngay lập tức ở nồng độ cao nhất. Luồn ống nội khí quản và thông khí máy là cần thiết cho những bệnh nhân không có khả năng để bảo đảm đường thở mở hay để áp lực khí trong máu và đo pH bình thường. + Đặt sonde dạ dày để loại bỏ Nuốt nước và ngăn ngừa hít. + Bão hoà Oxi cần phải được bảo trì tại 90% hay cao hơn. + BiPAP/CPAP là có hiệu quả khi giảm oxy-huyết ở nạn nhân còn tự thở. + PEEP cải thiện thông khí trên nạn nhân phổi kém chun giãn, do (1) di chuyển nước từ phổi vào mao mạch, (2) tăng thể tích phổi do ngăn trên đường thở ra, (3) cung cấp thông khí phế nang tốt hơn và giảm lưu lượng máu mao quan, (4) tăng đường kính cả đường thở nhỏ và lớn. + Giúp thở cần thiết với phù phổi, suy hô hấp, hít, viêm phổi hay tổn thương hệ thần kinh TW nặng nề. + XN và XQ ngực cần phải được thực hiện để phát hiện ra viêm phổi, xẹp phổi, và phù phổi. + Co thắt phế quản do hít vật lạ cho dùng thuốc giãn phế quản. Kháng sinh cho khi có bằng chứng lâm sàng nhiễm trùng - không dùng dự phòng bệnh. b.Hỗ trợ Tim mạch + Theo dõi CVP để hỗ trợ dich truyền tăng HA và cho lợi tiểu khi cần. + Cho thuốc tăng HA khi có chỉ định. Cách khác, Liệu trình tiêu chuẩn cho phù phổi được tiến hành. c.Sữa chữa đọ pH máu và những bất thường điện giải Nhiễm toan chuyển hóa gặp khoảng 70%, thường nhẹ nếu thông khí có hiệu quả. Có thể cho bicacbonat (1mEq/kg) trên bệnh nhân hôn mê. d.Tổn thương não + Một số bệnh nhân chết đuối tiến triển tới tổn thương não không hồi phục mặc dầu đã điều trị giảm oxy và chống sốc thích hợp. Khuyến cáo là chỉ tăng thông khí nhẹ để pCO2 khoảng 30mmHg giúp áp lực trong sọ thấp. e.Giảm thể nhiệt + Nhiệt độ trung tâm cần phải đo và xử trí thích hợp (*) Nạn nhân giảm oxy kéo dài phải lưu 2-3 ngày ở BV cho đến khi ổn định LS & CLS. . thể nhiệt và chết có thể xuất hiện trước khi bị chết đuối thực tế. + Yêu cầu đầu tiên trong cứu chết đuối là hồi sinh tim-phổi tức thời. + Một số tình huống có thể đi trước chết đuối cần xem. khoảng 12.600 trẻ em chết đuối và trung bình hằng ngày có khoảng 35 em chết đuối. - Trung bình mỗi năm có khoảng 7.000 trẻ tử vong vì tai nạn thương tích, trong đó, một nửa là do đuối nước. Những. Chết đuối (drowning) I.Tổng quan + Cập nhật - 30/6/2008 Từ thống kê của Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ em chết đuối ở nước ta rất cao (22,6%), trong

Ngày đăng: 29/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w