1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán part 4 pptx

14 520 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 699,49 KB

Nội dung

43 Vùng trống (gap) – Vùng trống là những vùng mà không có giao dịch nào xảy ra. Dãy giá thấp sau cùng thì cao hơn dãy giá cao đối với 1 dịch chuyển của 1 vùng trống hướng lên. Dãy giá cao sau cùng thấp hơn dãy giá thấp trước đó để tạo ra sự dịch chuyển của 1 vùng trống hướng xuống. Ví dụ như nếu thị trường gần đến mức 100 trong 1 phiên và sau đó mở rộng đến 105 ở phiên tiếp theo thì sẽ có 1 vùng trống hiển nhiên trên đồ th ị. Với các giao dịch điện tử 24/24 thì vùng trống ít có khả năng xuất hiện khi thị trường dễ di chuyển từ mức giá đến mức giá khác. Tuy nhiên đối với những thị trường chỉ có các phiên trong ngày mà gồm những hàng hóa mang tính vật chất nhất ( ví dụ như chứng khoán) thì các vùng trống có thể lộ ra bởi những tin tức hoặc hướng phát triển có giá trị trong 1 đêm mà tạo ra 1 sự thay đổi đột ngột về giá. Các vùng giá trống là biểu hiện tiêu biểu của sự thay đổi mạnh của thị trường và sau đó sẽ tạo ra các mức giá sàn và giá trần quan trọng trên đồ thị. 44 Vùng trống không thể được mô tả như 1 dấu hiệu nghịch đảo hay tiếp diễn mà những vùng trống khác nhau có nghĩa khác nhau – đôi khi chúng có những ảnh hưởng không nhỏ chút nào. Có 3 dạng vùng trống chính sau đây: • Vùng trống chạy trốn (breakaway gap) . Vùng trống này xuất hiện ở đầu của 1 sự thay đổi về giá khi giá không theo hướng cũ mà đột nhiên đi ngược chiều hoặc vượt ra khỏi đồ thị đã hình thành như tạo ra 1 hướng đi hay 1 dạng tạm giác. Điểm “breakaway” có thể do những điều kiện mới mà người giao dịch đã biết hoặc việc mua hay bán bị kiềm lại xảy ra trong 1 hướng đi mạnh. • Vùng trống đo lường được (measuring gap). Khi thị trường dịch chuyển lên hay xuống, nó có thể đột nhiên thay đổi tạo ra 1 vùng trống cao hơn hoặc thấp hơn với 1 mức phát triển mới. Một số nhà phân tích xem vùng trống dạng này như 1 điểm nửa chừng để đi đến 1 đích giá cuối cùng. Rõ ràng là không thể biết chắc điều này đến khi chấm dứt sự dịch chuyển vì vậy những vùng trống như dạng này chỉ là 1 mẹo nhỏ được sử dụng trong phân tích. Tuy nhiên, bạn có thể liên kết các vùng trống với các vùng giá trần và giá sàn xác định như là sự tăng lên hay giảm xuống để mục tiêu giá tiềm năng. • Vùng trống suy yếu (exhaustion gap) . Vùng trống này xuất hiện ở cuối của 1 sự dịch chuyển mở rộng và phản ánh sự bùng phát cuối cùng của việc mua ở thị trường hướng lên hoặc là bán ra ở thị trường hướng xuống. Một khi việc mua hoặc bán này xảy ra thì sẽ không có thêm người mua hoặc bán nào mới để duy trì xu hướng – thế lực để vận hành xu hướng đã suy yếu. Kết quả là sự thay đổi trong xu hướng có th ể tạo ra những chuyển động đột ngột ngược với định hướng như là sự tranh giành muộn của người mua hoặc người bán để tránh vị thế kém của họ. Đây là 1 dạng tình huống mà đôi khi tạo ra 1 vùng đỉnh hay 1 vùng đáy trên đồ thị. Các hoạt động của giá trong 1 ngày hoặc nhiều ngày có thể bị cô lập bởi các vùng trống suy yếu và sau đó 1 vùng trống ly khai sẽ đột nhiên quay ngược lại. Chiếc cốc có tay cầm Các hình mẫu thuộc phương pháp thống kê. Các hình mẫu được đúc kết và phát hiện dựa vào các quan sát, các kinh nghiệm, các phép thống kê. Cũng như các phương pháp thuộc nhóm thống kê khác, mỗi hình mẫu cần phải được giải thích (hay hợp lý hóa) bằng các hành vi tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường. Bài viết này sẽ giới thiệu một hình mẫu: chiếc cốc có tay cầm. 1. Nhận diện Chiếc cốc có tay cầm có 2 phần: đáy và tay cầm. Phần đáy bên trái được hình thành khi thị trường đi đến cuối thời kỳ suy thoái, phần đáy bên phải được hình thành khi thị trường bắt đầu tăng trưởng. Phần tay cầm được hình thành bởi giai đoạn điều chỉnh đầu tiên của chu kỳ tăng trưởng. Phần đáy cốc càng tròn càng tốt, nhưng đặc điểm quan trọng nhất là phần tay cầm. Phần đi xuống và đáy của tay cầm có số lượng giao dịch thấp và phần đi lên của tay cầm có khối lượng giao dịch và sức tăng giá càng mạnh càng tốt. Khi phần đi lên của tay cầm vượt qua miệng cốc, đó là lúc mua vào. 2. Nguyên nhân và ý nghĩa Nếu đối chiếu với sóng Elliot thì chiếc cốc có tay cầm tương ứng với sóng 1 sóng 2 và sóng 3. Phần đáy của chiếc cốc được hình thành khi thị trường đang ở giai đoạn chuyển mình giữa suy thoái, dập dềnh và tăng trưởng, lúc này thị trường vẫn còn tràn ngập sự hoang mang của các nhà đầu tư, sự tăng trưởng là chưa chắc chắn, mua vào lúc này là sự mạo hiểm. Khi giá tăng đến một ngưỡng nào đó, do còn thiều lòng tin vào thị trường, nhiều nhà đầu tư thấy được giá dù không nhiều so với giá mua vào lúc đáy hoặc so với giá mua vào khi còn cao sẽ tìm cách bán ra kiếm lời ngắn hạn hoặc cắt lỗ. Hành động này tạo nên phần bên trái và phần đáy tay cầm của chiếc cốc, tương đương với sóng 2 Elliot, giai đoạn điều chình đầu tiên của sự tăng trưởng. 45 Khi giá cả tiếp tục tăng, kỳ vọng về thị trường được nâng lên giúp đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh mẽ với khối lượng giao dịch lớn. Khi phần đi lên của tay cầm vượt qua miệng cốc với khối lượng giao dịch lớn và sức tăng giá mạnh, tín hiệu này củng cố vững chắc về sự tăng trưởng của thị trường. Đây là thời điểm tốt để mua vào vì sự mạo hiểm đã được giảm bớt và giá cả cũng thấp vừa phải, hứa hẹn sẽ cho lợi nhuận lớn. Sau khi hoàn chỉnh phần tay cầm, khi giá lên đến đỉnh sẽ hoàn chỉnh sóng 3 Elliot. 3. Sử dụng Xét ví dụ về Công ty cổ phần Pin Ắcquy Miền Nam Nhấn để xem kích thước thật Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn • Tại thời điểm số 1, lúc này đã hình thành nên dạng cốc có tay cầm. Phần đáy của tay cầm có số lượng giao dịch rất nhỏ, trạng thái dằng co. Phần cuối của tay cầm xuyên phá qua ngưỡng miệng cốc tại thời điểu số 1 với khối lượng giao dịch tăng vọt, thời điểm số 1 chính là thời điểm mua vào. • Tại thời điểm số 2, hình mẫu chiếc cốc tay cẩm được hình thành với phần đáy rộng hơn chiếc cốc ở thời điểm 1 và phần tay cầm rất hẹp, phần đáy của tay cầm có số lượng giao dịch lớn và phần miệng cốc bị xuyên phá tại thời điểm số 2 với khối lượng giao dịch lớn củng cổ vữ ng chắc cho sự tăng trưởng PAC. • Tuy nhiên chú ý rằng chiếc cốc có tay cầm áp dụng đúng nhất cho giai đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng tương ứng với thời điểm số 1. Tại thời điểm số, mô hình chiếc cốc không còn được hoàn hoàn nữa, phần đáy bị biến dạng nhiều do trải trên một thời kỳ rộng, độ chính xác của hình mẫu tại thời điểm số 2 không cao như thời điểm 1. Tuy nhiên hình mẫu tại thời điểm số 2 dù sao cũng có tính chất củng cố vững chắc cho chu kỳ tăng trưởng. Xét ví dụ khác về Công ty Cổ phần DT & TM DIC 46 Nhấn để xem kích thước thật Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn • Thời điểm số 1 tạo thành hình chiếc cốc có tay cầm. Phần đáy tay cầm có khối lượng nhỏ, phần cuối của tay cầm tại thời điểm số 1 xuyên phá ngưỡng giá của miệng cốc với khối lượng tăng vọt hứa hẹn một chu kỳ tăng trưởng cho DIC. Thời điểm số 1 chính là điểm mua vào. Xét ví dụ khác về Công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Trung Ương NSC Nhấn để xem kích thước thật Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn • Sau khi phần đáy cốc được hình thành, tại thời điểm số 1 tuy giá đã vượt quan miệng cốc nhưng khối lượng giao dịch không mạnh vượt trội, lúc này sự tăng trưởng là chưa đáng tin cậy, vẫn trong 47 giai đoạn điều chỉnh giằng co. Phải đến thời điểm số 3, giá NSC xuyên phá ở điểm cao hơn miệng cốc với số lượng vượt trội khẳng định một giai đoạn tăng trưởng vững chắc; điểm số 3 chính là điểm mua vào. Đến đây sẽ có nhiều người tỏ ý tiếc vì không mua được giá tại đáy để tối đa hóa lợi nhuận mà phải mua giá cao hơn tại các thời điểm mua vào trong các ví dụ trên. Tuy nhiên vào thời điểm mà giá chạm đáy, chẳng ai có thể khẳng định được đó là đáy và khả năng rủi ro rất cao. Nếu bạn áp dụng mô hình chiếc cốc có tay cầm bạn đã chấp nhận không mua được đáy, tức là chấp nhận không đạt tối đa lợi nhuận nhưng giảm thiểu rủi ro vì xu thế tăng trưởng là chắc chắn. Hãy nhớ: thuận theo thị trường thì sống; chống lại thị trường thì chết; tham thì thâm. Bàn thêm: Nhiều người hỏi tôi làm thế nào để biết thị trường đã chạm đáy - tôi sẽ chỉ cho bạn đáy khi thị trường đã có đáy. Không có căn cứ nào để xác định đáy thị trường khi nó chưa xảy ra, mặc dù nhiều người bằng sự nhạy cảm của mình có thể xác định được đáy, dường như vấn đề này thuộc về năng khiếu và không có phương pháp luận rõ ràng và không phải ai cũng có năng khiếu đó. Vì vậy nếu bạn không được cảm giác thiên phú này, hãy chấp nhận bỏ qua một phần lợi nhuận để đổi lấy sự an toàn. Quay lại với ba ví dụ ở trên, tôi chỉ mua vào DIC, NSC và PAC khi hình mẫu chiếc cốc được hoàn thiện, chấp nhận mất phần lợi nhuận do không mua được giá tại đáy. Lúc này giá của DIC là 42.0; NSC là 58.0, và PAC là 46.0. Trong ba tuần sau đó giá đỉnh của DIC là 61.0 (tăng 45%); giá đỉnh của NSC là 73.5 (tăng 27%) và giá đỉnh của PAC là 60.0 (tăng 30%); cho đến thời điểm viết bài, cả ba cổ phiếu trên vẫn có chiều hướng tiếp tục tăng. Những tỷ lệ lợi nhuận này dù chưa phải tối đa nhưng vẫn là những con số hấp dẫn và chắc chắn. Nằm ngang 1. Nhận diện Hình mẫu được hình thành sau đợt suy thoái và hình thành xu thế dập dềnh và biên độ dao động giá nằm dưới 7 đến 8%. Khối lượng giao dịch trong thời kỳ này nhỏ giọt tạo nên các phiên chợ chiều. Hình mẫu này cần được hình thành trong thời gian càng dài thì đảm bảo tính chính xác cao, ít nhất là 4 tuần. 2. Nguyên nhân và ý nghĩa Lúc này đã vào cuối đợt suy thoái, người cần bán tháo đã kịp bán tháo hết, người không kịp bán sẽ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với giấc mộng hồi phục giá cả ít nhất là ngang với lúc mua. Trong giai đoạn này, phần lớn các nhà đầu tư hời hợt với thị trường và diễn biến tâm lý trên thị trường lúc này rất đa dạng: • Một số người sẽ tin rằng đây là một giá cả tốt và tìm cách thu gom. • Một số người cảm thấy sợ hãi sau đợt suy thoái nên không dám tham gia thị trường. • Một số người đang nắm giữ cổ phiếu sẽ cảm thấy chán ngán và mất kiên nhẫn hoặc cần tiền để giải quyết các công việc khác nên chấp nhận bán lỗ. • Một số người cảm thấy dùng dằng vì sợ hãi mua vào thì giá giảm, không mua thì mất cơ hội sở hữu cổ phiếu với giá thấp. • Một số người thực hiện chiến dịch “nhảy sạp”, mua bán với sự chênh lệch 2 đến 3%. • Tất cả các yếu tố dùng dằng đó tạo nên một thị trường ảm đạm và dập dềnh lên xuống kéo dài. 3. Cách sử dụng 48 Để tránh nhầm lẫn với các phiên điều chỉnh trong thời kỳ giảm giá giống như một cái bẫy chết người, cần chờ đợi hình mẫu kéo dài ít nhất là một tháng. Một đặc tính khác cần phải chú ý là khối lượng giao dịch nhỏ giọt và biên động dao động giá dưới 7 đến 8%. Để củng cố thêm sự an toàn khi mua bán trong thời kỳ này tốt nhất là lựa chọn các công ty có các chỉ số cơ bản tốt để tiến hành tích trữ. Nếu không phải là nhà đầu tư dài hạn, có thể chỉ giải ngân một phần vốn để hạn chế rủi ro trong trường hợp giá cả tiếp tục đi xuống. Trong giai đoạn này vẽ 2 đường hỗ trợ và kháng cự mà giá dao động trong khoảng đó, khi giá vượt qua 2 đường hỗ trợ và kháng cự này là những tín hiệu cần chú ý: có thể đó là sự hình thành xu thế giá mới theo chiều hướng tăng hoặc giảm. Nếu nhà đầu tư không áp dụng chiến lược nhảy sạp mà thực hiện tích trữ chờ đợi xu thế giá lên thì khi giá cả đi xuống dưới đường hỗ trợ cần hết sức cảnh giác và thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường để đề phòng thua lỗ lớn do sự chuyển đổi thành xu thế đi xuống. Xét ví dụ về Công ty cổ phần đường Biên Hòa - BHS Nhấn để xem kích thước thật Giá của BHS nằm trong ngưỡng 40 – 44 kéo dài trong suốt 3 tháng 7, 8, 9. Trong suốt thời gian này khối lượng giao dịch của BHS rất nhỏ, đường MACD gần như trùng lắp với đường trung bình của chính nó. Vào đầu tháng 9 giá của BHS bắt đầu xuyên phá ngưỡng 44 với khối lượng giao dịch tăng vọt báo hiệu bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới của BHS. Xét ví dụ về công ty cổ phần DIC PHẦN II – PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ Cách chỉ báo (Indicators) Đây có thể được coi là một phần quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Bạn có thể tính tóan sự phụ thuộc của 2 chỉ báo chính: đường đi và cường độ của xu hướng thì bạn hầu như chắc chắn làm chủ hướng đi của xu hướng thị 49 trường. Điều quan trọng khi sử dụng công cụ chỉ báo là phải hiểu rõ các chỉ báo đó xây dựng để phục vụ điều gì và tác dụng của nó như thế nào? Và như vậy bạn có thể hiểu được và áp dụng các chỉ báo đó một cách hiệu quả. 1. Chỉ báo về giao động (Volatility Indicators) • Average True Range • Bollinger Bands • Commodity Channel Index • Moving Average (Variable) • ODDS Probability Cones • Relative Volatility Index • Standard Deviation • Standard Error Bands • Volatility, Chalkin's 2. Chỉ báo về xung lượng (Momentum Indicators) • Accumulation Swing Index • Chande Momentum Oscillator • Commodity Channel Index • Dynamic Momentum Index • Intraday Momentum Index • Linear Regression Slope • MACD • Mass Index • Momentum Indicator • Price Oscillator • Price Rate-Of-Change • Random Walk Index • Range Indicator • Relative Momentum Index • Relative Strength Index • Stochastic Momentum Index • Stochastic Oscillator • Swing Index • Trix • Ultimate Oscillator • Williams' %R • Williams' Accumulation-Distribution 3. Chỉ báo theo chu kỳ (Cycle Indicators) • Cycle Lines • Detrended Price Oscillator • Fibonacci • Fourier Transform • MESA Sine Wave Indicator 4. Chỉ báo cường độ thị trường (Market Strength Indicators) • Accumulation-Distribution • Chaikin Money Flow • Chaikin A/D Oscillator 50 • Demand Index • Ease of Movement • Herrick Payoff Index • Klingler Oscillator • Money Flow Index • Moving Average (Volume Adjusted) • Negative Volume Index • On Balance Volume • Open Interest • Positive Volume Index • Price Volume Trend • Trade Volume Index • Volume • Volume Oscillator • Volume Rate-Of-Change 5. Chỉ báo mức hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance Indicators) • Andrew's Pitchfork • Envelope • Fibonacci Arcs, Fans, Retracements • Gann Lines, Fans, Grids • Ichimoku Kinko Hyo • Projection Bands • Projection Oscillator • Quadrant Lines • Speed Resistance Lines • Tirone Levels • Trendlines 6. Chỉ báo về xu hướng (Trend Indicators) • Aroon • Commodity Selection Index • DEMA • Directional Movement • Forecast Oscillator • Linear Regression Indicator • Linear Regression Slope • Linear Regression Trendline • MACD • Moving Averages (all methods) • Parabolic SAR • Performance • Polarized Fractal Efficiency • Price Oscillator • Qstick Indicator • r-squared • Raff Regression Channel • Standard Deviation Channel • Standard Error • Standard Error Bands • Standard Error Channel • TEMA 51 • Time Series Forecast • Vertical Horizontal Filter 1 - Tổng quan Newton một nhà vật lý, toán học thiên tài cũng là mdột nhà đầu tư chứng khoán. Kết quả kinh doanh của ông: phá sản với câu nói nổi tiếng của mình “Tôi có thể cân được khối lượng của linh hồn nhưng không thể đo được sự điên rồ của con người”. Câu chuyện trên là một ví dụ về phân tích kỹ thuật bằng phép cân linh hồn của Newton. Vậy bản chất phân tích kỹ thuật là gì và tại sao một thiên tài về cân đo đong đếm như Newton vẫn có thể thất bại trên thị trường? Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về phân tích kỹ thuật: khái niệm, các yếu tố liên quan và cách thức sử dụng chung. 1. Phân tích kỹ thuật là gì Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình toán học (đồ thị, biến đổi miền, xác suất thống kê, …) dựa trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ và hiện tại để chỉ ra trạng thái của thị trường tại thời điểm xác định, thông thường là nhận định xu hướng thị trường đang lên, xuống hay “dập dềnh” hoặc nhận định tương quan lực lượng giữa sự tăng và sự giảm giá. Phân tích kỹ thuật không để ý đến các chỉ số tài chính, tình hình phát triển hay các thông tin về thị trường về doanh nghiệp mà chỉ chú trọng vào tập các dữ liệu về giá cả, khối lượng, … của cổ phiếu thu thập được tại các phiên giao dịch trong quá khứ. Chính vì chỉ dựa vào tập dữ liệu đã tồn tại trên thị trường – tức là các thông tin trong quá khứ - phân tích kỹ thuật không phải là công cụ để dự đoán tương lai giá cả của cổ phiếu. Những kết luận thu được từ các biện pháp phân tích kỹ thuật chỉ thị trạng thái của thị trường đã xảy ra trong quá khứ; thời điểm rút ra kết luận về trạng thái của thị trường luôn luôn đi sau so với sự kiện đã xảy ra. Khoảng thời gian chênh lệch đó gọi là độ trễ. Xét ví dụ về một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trung bình động. Giá CK trong 5 phiên đến ngày 18/05/2007 của Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai – Mã CK DNP Ngày Giá Thay đổi %thay đổi Khối lượng 18/05 76.000 2.000 2,70% 56.350 17/05 74.000 2.000 2,78% 36.190 16/05 72.000 -3.500 -4,64% 43.350 15/05 75.500 3.500 4,86% 30.550 14/05 72.000 3.000 4,35% 52.750 (Nguồn SSI) Vậy giá trị trung bình động trong 5 phiên của DNP vào ngày 18/05/2007 là (76.000 + 74.000 + 72.000 + 75.500 + 72.000) / 5 = 73.900 đ Tập hợp các giá trung bình động của DNP trong các ngày khác nhau sẽ được đường trung bình động giá trong 5 phiên của DNP 52 Nhấn để xem kích thước thật Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn Bằng mắt thường quan sát đường trung bình động có thể nhận định rằng xu thế của DNP đến thời điểm ngày 18/05/2007 là tăng giá, liệu sau ngày 18/05/2007 giá CP của DNP có tiếp tục tăng không? Trở lại với câu chuyện về Newton, với khả năng toán học của mình, việc am hiểu và áp dụng các biện pháp toán học trong phân tích kỹ thuật đối với ông không phải là điều khó khăn. Nhưng phân tích thị trường không phải là khoa học chính xác, không thể dùng toán học để dự đoán một mong đợi 100%; do đó sự thất bại của Newton là một điều hợp lý bởi ông không thể dự đoán được tương lai chỉ bằng phép cân khối lượng của linh hồn. 2. Các thuộc tính và tính chất Một phép phân tích kỹ thuật thông thường có các thuộc tính và tính chất sau. - Số phiên tính toán: số phiên lấy dữ liệu tính toán cho một giá trị của phân tích. Trong ví dụ về trung bình động của DNP ở phần đầu, số phiên lấy dữ liệu là 5 phiên. Nhà đầu tư càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng chọn số phiên tính toán càng nhỏ bấy nhiêu. - Độ trễ: Khoảng thời gian từ lúc trạng thái thị trường đã xảy ra cho đến khi phép phân tích chỉ ra được trạng thái đó. Trong cùng 1 phương pháp phân tích, số phiên tính toán càng lớn thì độ trễ càng lớn. Nhà đầu tư càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng mong muốn độ trễ nhỏ bấy nhiêu. - Độ nhạy: Sự kịp thời trong phản ánh các biến động của thị trường của thị trường Tính chất này ngược lại với độ trễ. - Độ chính xác: Tính ít sai xót trong phản ánh các biến động của thị trường. Tuy nhiên độ chính xác và độ nhạy lại đối nghịch v ới nhau. 3. Vai trò của phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán. [...]... hợp các phép phân tích kỹ thuật và phi kỹ thuật khác để trả lời được nhiều hơn một câu hỏi và tăng độ chính xác cho mỗi câu trả lời 6 Phân loại các biện pháp phân tích kỹ thuật a Phân tích tư ng quan (Leading Indicators) Các phương pháp phân tích tư ng quan chỉ ra tư ng quan lực lượng giữa sự tăng giá và sự giảm giá, tư ng quan lực lượng giữa phe mua và phe bán trong một thời kỳ xác định Sự tư ng quan... phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn Với vai trò là công cụ dự đoán, nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán giá cả của tư ng lai với... trên đã nói, bản chất của phân tích kỹ thuật không phải là dự báo tư ng lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với một độ trễ; do đó nếu sử dụng như một công cụ dự đoán nhà đầu tư cần phải tính đến một xác suất an toàn và chấp nhận rủi ro khi dự đoán là không phù hợp Không ai có thể nói trước tư ng lai chỉ bằng thông tin trong quá khứ Tuy nhiên nhờ có phân tích kỹ thuật, khả năng đoán sai... mạnh Phân tích tư ng quan là căn cứ để nhà đầu tư nhận biết các tín hiệu mua và bán Sử dụng phân tích tư ng quan khi thị trường đang ở trạng thái biến động dập dềnh là một ý kiến tốt.Đối với thị trường biến động có xu thế, các tín hiệu mua và bán của phân tích tư ng quan sẽ chính xác hơn nếu tuân theo xu thế chung của thị trường: mua khi giá đang lên và bán khi giá đang xuống Chi tiến hơn về sử dụng phân. .. phần đầu về công ty cổ phần nhựa Đồng Nai) Các phương pháp phân tích xu thế có tính chất trễ nghĩa là khi phát hiện ra dấu hiệu thị trường đang theo xu thế tăng hay giảm giá thì thực chất xu thế này đã xảy ra – vì vậy tên tiếng Anh của phương pháp này là Lagging Indicators với lagging có nghĩa là trễ Phân tích xu thế không trực tiếp phát sinh các tín hiệu mua và bán cho các nhà đầu tư nhưng phân tích. .. là xu thế tăng và đang ở giai đoạn đầu của xu thế này thì nên mua vào thuận theo xu thế để bán ra khi giá đã lên cao hơn Ngược lại nếu xu thế hiện tại là xu thế giảm và đang ở giai đoạn đầu của xu thế này thì nên bán ra thuận theo xu thế để giảm lỗ Khi giá đã xuống thấp hơn có thể mua vào lại để bán ra khi thị trường phục hồi 54 Việc áp dụng một phép phân tích kỹ thuật cần phải giải đáp được một vài... hạn chế rất nhiều Mỗi phương pháp kỹ thuật được áp dụng sẽ thể hiện các vai trò trên với các ưu nhược điểm khác nhau Chi tiết về các vai trò sẽ được nêu trong các bài viết trình bày cụ thể về từng phương pháp 4 Biến động giá, Resistance và Support Giá một CP biến động liên tục trên thị trường theo thời gian trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Trên quan điểm phân tích kỹ thuật, sự biến động giá trong một...Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an toàn (resistance và support: chúng ta sẽ tìm hiểu về hai khái niệm này trong các bài viết khác) và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ Đối với nhà đầu tư việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá... Support thì thị trường đã chuyển sang xu thế biến động giảm, phe gấu đã thắng 5 Biến động giá và nhiệm vụ của phân tích Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, giá của CP trải qua nhiều loại biến động Đối với mỗi giai đoạn biến động dập dềnh hoặc có xu thế, các câu sau hỏi được đặt ra đối với phân tích kỹ thuật: • • • Nếu CP đang ở giai đoạn biến động dập dềnh thì giai đoạn tiếp theo là biến động tăng hay biến... hiệu mua và bán của phân tích tư ng quan sẽ chính xác hơn nếu tuân theo xu thế chung của thị trường: mua khi giá đang lên và bán khi giá đang xuống Chi tiến hơn về sử dụng phân tích tư ng quan sẽ được nêu trong các phần sau b Phân tích xu thế (Lagging Indicators) Các phương pháp thuộc nhóm này chỉ ra xu thế chung của thị trường trong một thời kỳ xác định Xu thế đó có thể là tăng giá, có thể là giảm giá . phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán. 53 Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ. 6. Phân loại các biện pháp phân tích kỹ thuật a. Phân tích tư ng quan (Leading Indicators) Các phương pháp phân tích tư ng quan chỉ ra tư ng quan lực lượng giữa sự tăng giá và sự giảm giá, tư ng. viết này sẽ giới thiệu tổng quan về phân tích kỹ thuật: khái niệm, các yếu tố liên quan và cách thức sử dụng chung. 1. Phân tích kỹ thuật là gì Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình toán học

Ngày đăng: 29/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w