Viêm dạ dày potx

13 225 0
Viêm dạ dày potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Viêm dạ dày Tổng quan +Viêm dạ dày là một bệnh lý tương đối rõ ràng. Nhưng thuật ngữ này thường bị lạm dụng để giải thích một số triệu chứng của hệ thống tiêu hóa như ợ chua, khó tiêu +Thực tế bệnh viêm dạ dày có thể không gây triệu chứng lâm sàng nào cả. +Viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc chất, nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch. +Tùy theo từng nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày trong dân chúng là 15-11,5 trên 1.000 người dân. +Bệnh được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng. +Trong thực tế gặp chủ yếu là viêm dạ dày mạn tính. Tình trạng bệnh lý này tăng dần theo độ tuổi và chiếm tỷ lệ từ 40-70% trong bệnh lý dạ dày, tá tràng. Viêm dạ dày cấp tính I. Đặc điểm + Là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.(H1, H2, H3) II. Nguyên nhân: * Có thể xếp vào hai nhóm chính: 1. Do yếu tố ngoại sinh, thường gặp: -Vi khuẩn, virut và độc tố của chúng; do một loại vi khuẩn đặc biệt Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân rất thường gặp. -Thức ăn nóng quá, lạnh quá, khó tiêu, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn nhiễm độc, uống quá nhiều rượu kèm theo hút nhiều thuốc lá -Thuốc: aspirin, APC, natri salicylat, sulfamid, corntancyl, phenylbutazon, reserpin, digitalis, KCl -Các chất ăn mòn: muối, kim loại nặng (đồng, kẽm), thủy ngân, kiềm, acid sulfuric, acid chlohydric, nitrat bạc -Các kích thích nhiệt, dị vật 2. Do yếu tố nội sinh: -Một số bệnh nhân bị stress nặng, bỏng nặng, chấn thương, cuộc mổ lớn, sốc; do tia xạ trong điều trị các bệnh ung thư -Các bệnh nhiễm khuẩn cấp (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa ) -Dị ứng thức ăn: tôm, sò, ốc, hến. III. Triệu chứng *Tổn thương trong viêm dạ dày cấp có thể khu trú hoặc lan tỏa, tùy theo mức độ nặng nhẹ, *Nguyên nhân thường chia làm 4 dạng chính, với các biểu hiện lâm sàng khác nhau: 1. Viêm long dạ dày: +Thường xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut. +Tổn thương biểu hiện bằng tình trạng niêm mạc phù nề sung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. +Biểu hiện lâm sàng là cảm giác đau căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị, kèm theo nôn, choáng váng. 2. Viêm dạ dày thể xuất huyết +Thường biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc hoặc kèm theo xuất huyết. +Niêm mạc có những chấm xuất huyết đôi khi có những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc và các vết xước, chảy máu, chính là do sự vỡ mạch máu lớp tiết chính. +Xuất hiện do các yếu tố có nguồn gốc ngoại sinh như rượu, thuốc kháng viêm non – streroid +Biểu hiện lâm sàng chủ yếu thường gặp là xuất huyết. Khi chảy máu nhiều và nặng có thể gây choáng và shock. Thường được chẩn đoán bằng nội soi cấp cứu. +Không giống các bệnh viêm dạ dày khác, viêm dạ dày xuất huyết thường có nguyên nhân tương đối rõ ràng là: - Do dùng thuốc giảm đau, chống viêm: Trong số này hay gặp nhất là aspirin và các thuốc chống viêm không steroid. Khi dùng aspirin với liều 1g/24 giờ, có tới 50% bệnh nhân bị tổn thương dạ dày. - Do rượu: Có 20% người nghiện rượu xuất huyết tiêu hóa là do viêm dạ dày xuất huyết. Mức độ tổn thương dạ dày có thể phụ thuộc vào nồng độ và số lượng rượu, và nguyên nhân chảy máy có thể là do tăng thẩm thấu ở niêm mạc dạ dày. - Do stress: trạng thái stress trong một số bệnh lý có thể gây viêm dạ dày xuất huyết như suy hô hấp, chấn thương nặng, bỏng, nhiễm khuẩn huyết, bệnh đông máu, trụy tim mạch, suy gan, suy thận… Tổn thương ăn mòn niêm mạc và xuất huyết thường xảy ra trong vòng 18 giờ sau khi bị stress. - Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Bệnh xơ gan và một số bệnh lý khác có thể gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa, dẫn đến xuất huyết niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày. - Do axit hoặc kiềm: Do bệnh nhân vô tình hoặc chủ ý uống phải dung dịch axit (như axit HCL, H2SO4), hoặc dung dịch kiềm đặc (xà phòng giặt). Ngoài gây tổn thương dạ dày, axit hoặc kiềm đặc có thể gây tổn thương thực quản như loét, chít hẹp, thậm chí gây thủng thực quản. +Triệu chứng của viêm dạ dày xuất huyết: -Bệnh nhân chán ăn, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, nóng rát vùng thượng vị. -Biểu hiện hay gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa (bệnh nhân nôn ra máu, đi ngoài phân đen); số lượng máu chảy thường ít, kéo dài, nhưng đôi khi cũng gây chảy máu trầm trọng. +Điều trị: - Ngừng ngay tác nhân gây viêm dạ dày: rượu, thuốc chống viêm không steroid… - Bồi phụ khối lượng máu nếu bị giảm bằng cách truyền dịch, truyền máu, dinh dưỡng. - Dùng thuốc cầm máu: với bệnh nhân có dùng aspirin trên 5 ngày cần theo dõi tiểu cầu. - Thuốc băng se bảo vệ niêm mạc sucralfat 1g/4lần/ngày, có thể uống hoặc truyền tĩnh mạch dưới dạng dịch treo. - Thuốc kháng axit, thường dùng thuốc kháng H2, histamin như cimitidin, ranitidin, famotidin… uống hoặc truyền tĩnh mạch. - Điều trị triệu chứng kèm theo điều trị nguyên nhân (trung hòa axit, kiềm khi ngộ độc, thuốc hạ áp lực tĩnh mạch cửa…). 3. Viêm dạ dày thể ăn mòn: +Thường do các chất kích ứng tác động liên tiếp lên bề mặt niêm mạc dạ dày, gây ra sự biến đổi trầm trọng cùng với sự phù nề đơn điệu của niêm mạc dạ dày và sau đó là tình trạng hoại tử tại chỗ của niêm mạc dạ dày. +Sau một thời gian, các fibrin hàn gắn lại tạo thành các mô sẹo. +Mức độ tổn thương phụ thuộc bản chất và nồng độ chất gây tổn thương; ngoài ra còn phụ thuộc sự hòa loãng các chất ăn mòn do các chất bên trong dạ dày, và sự trung hòa chất kiềm do acid dạ dày. +Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau thượng vị ngay tức thì sau khi dạ dày tiếp xúc với chất kích ứng; sau đó là nôn, đôi khi nôn ra máu; trong các trường hợp nặng có thể có shock. 4. Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: +Với sự có mặt của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. +Trong trường hợp dạ dày bị viêm tấy, dịch rỉ viêm làm mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày, có thể gây hậu quả thủng và gây viêm phúc mạc. +Người ta gọi đó là dạ dày phù thũng. +Thể bệnh này giảm rất nhiều từ khi có kháng sinh, nhưng hiện nay đang có xu hướng gia tăng trở lại. IV. Xét nghiệm: + Công thức máu (xem có thiếu máu, để đánh giá mức độ mất máu) + Chức năng gan và thận + Tổng phân tích nước tiểu + Chức năng túi mật và tụyến tuỵ + Xét nghiệm thử thai + Xét nghiệm H. Pylori bằng huyết thanh chẩn đoán + Xét nghiệm phân + Phim Xquang hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác + Điện tâm đồ : nếu tim nhanh hoặc có đau trước ngực + Nội soi dạ dày để quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày + Nội soi kèm sinh thiết để chẩn đoán - Kết quả sinh thiết sẽ cho thông tin về bệnh, hướng điều trị và tiên lượng quá trình lành bệnh của bệnh nhân V. Điều trị 1. Nguyên tắc điều trị viêm dạ dày cấp tính: + Tùy theo tình trạng mà có thể cần nhịn ăn thay bằng truyền tĩnh mạch trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó uống sữa, ăn súp, thức ăn mềm, rồi ăn cơm bình thường. bệnh nhân cần ăn kiêng, tránh các thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày như rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas , loại trừ nguyên nhân gây viêm dạ dày nếu có, + Bù nước điện giải và chống shock; nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh, nếu có xuất huyết tiêu hóa thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa; nếu do ngộ độc hoặc uống nhầm hóa chất thì phải rửa dạ dày +Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà cân nhắc sử dụng các thuốc giảm đau, giảm tiết acid hoặc các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày và cuối cùng là dùng thuốc kháng sinh thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori nếu có. 2. Một số thuốc thường dùng + Các thuốc kháng acid (antacids) gồm 3 loại - Có magnesium: Maalox x 1-2v lúc đau, <6v/ngày; không dùng trong suy thận - Có aluminium: Phosphalugel 1-2 gói/lần; <6v/ngày; có thể gây táo bón - Có calcium: Ancid x 1v nhai, <2v/24 giờ; có thể gây táo bón + Kháng thụ thể histamin H2 - Cimetidine : Tagamet 1v x 2-3 lần/ngày - Famotidine : Pepcid 40mg trước khi ngủ x 8 tuần - Ranitidine : Zantac, Histac 300mg trươc khi ngủ - Nizatidine : Axid 300mg x 1laanf trước khi ngủ + Ức chế bơm proton H+ - Lansoprazole : v30mg, 1v/ngày x 4-8 tuần - Omeprazole : Losec v20mg, uống trước ăn 1-2v/ngày x 4-8 tuần - Rabeprazole : Pariet v10mg, 1v/ngày x 4-8 tuần - Pantoprazole : Pantosan v40mg, 40mg/ngày + Bảo vệ niêm mạc dạ dày - Sucralfate : Ulcar 1 gói x 4 lần/ngày, trước ăn-ngủ - Misoprostol : Cytotec v0,2mg; 1v/làn x 4 lần/ngày + Để diệt H. pylori, hiện nay có nhiều phối hợp các thuốc gồm một loại thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày với tối thiểu hai loại kháng sinh, thời gian dùng thuốc là từ 7 đến 15 ngày: - Pha diệt HP trong 1 tuần Phosphalugel 1-8 gói/ngay trong khi đau. Kháng tiết Omeprazol liêu gấp đôi 40mg Clamoxyl 500mg x 2v bid + Flagyl 250mg x 2v bid - Pha liền sẹo trong 3-5 tuần: kháng tiết đơn liều. Nếu chế độ điều trị tốt, hầu hết bệnh nhân viêm dạ dày cấp cải thiện rất nhanh. Nếu điều trị không tốt, bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều do chảy máu rỉ rả, hay bệnh có thể diễn tiến sang viêm dạ dày mạn tính. Việc dự phòng bệnh vẫn là tốt nhất nên tránh các yếu tố nguy cơ như dùng nhiều thuốc nhóm kháng viêm không steroid, uống rượu nhiều, tránh stress Viêm dạ dày mạn tính I. Đặc điểm +Viêm dạ dày mạn tính được G.E. Stahl mô tả đầu tiên năm 1728 dựa trên kết quả mổ tử thi. +Từ năm 1956, ống nội soi mềm ra đời. Nhờ có nội soi và sinh thiết niêm mạc, những hiểu biết về viêm dạ dày ngày càng phong phú hơn. +Viêm dạ dày mạn tính được xem như là tình trạng viêm của lớp niêm mạc của dạ dày, hiện tượng này diễn ra từ từ và tồn tại trong thời gian dài. [...]... thuốc kháng viêm không phải steroid, +tình trạng nhiễm vi khuẩn H pylori, +thiếu máu ác tính (còn gọi là thiếu máu tế bào khổng lồ hay thiếu hấp thu vitamin B12, một loại bệnh tự miễn), +thoái hóa của lớp niêm mạc dạ dày theo tuổi, +hay có tình trạng trào ngược dịch mật mạn tính III Sinh lý bệnh * Các tổn thương của niêm mạc dạ dày thường khu trú ở vùng đáy vị và vùng hang vị 1 Viêm dạ dày mạn vùng... tự kháng thể chống lại tế bào thành - nhưng không có kháng thể chống yếu tố nội tại 2 Viêm dạ dày mạn tính vùng hang vị: +Có nguyên nhân khác hẳn với nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính vùng đáy vị +Rất ít trường hợp có tự kháng thể chống lại tế bào tiết gastrin +Các bệnh nhân thuộc nhóm này thường có thêm ổ loét dạ dày, điều này có thể do có sự rối loạn hoạt động của cơ vòng môn vị và có sự trào ngược... hang vị 1 Viêm dạ dày mạn vùng đáy vị, gặp ở hai đối tượng: a, Ở những người thiếu máu ác tính - bệnh có nguyên nhân tự miễn - Niêm mạc dạ dày có tổn thương nặng như viêm teo dạ dày kèm theo mất hoàn toàn hay không hoàn toàn các tế bào thành khiến trong dịch vị của dạ dày thiếu hay không có acid - Người ta thấy có ba loại tự kháng thể chống lại tế bào thành, trong đó hai tự kháng thể ngăn chặn tế bào... mạc, + Theo dõi định kỳ bằng nội soi và sinh thiết nếu có điều kiện (mỗi năm ít nhất một lần) + và điều trị chống vi khuẩn H pylori IV Dự phòng +Để dự phòng bệnh viêm dạ dày, tốt nhất mọi người không nên dùng Aspirin hay thuốc nhóm kháng viêm không có steroid +Đặc biệt không hút thuốc lá và uống nhiều rượu . nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày trong dân chúng là 15-11,5 trên 1.000 người dân. +Bệnh được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những. yếu là viêm dạ dày mạn tính. Tình trạng bệnh lý này tăng dần theo độ tuổi và chiếm tỷ lệ từ 40-70% trong bệnh lý dạ dày, tá tràng. Viêm dạ dày cấp tính I. Đặc điểm + Là tình trạng viêm cấp. 4. Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: +Với sự có mặt của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. +Trong trường hợp dạ dày bị viêm tấy, dịch rỉ viêm làm mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày,

Ngày đăng: 29/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan