1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN: NHỮNG THÀNH TỰU TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP pdf

9 4,1K 51

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 153 KB

Nội dung

Mục Lục Mục Lục 1 Lời mở đầu 1 Mục Lục 2 I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI: 2 1. Tiến bộ khoa học kỹ thuật: 2 2. Nội dung của cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: 2 II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP. 3 1. Trong trồng trọt: 3 2. Trong chăn nuôi: 3 3. Trong thủy sản: 4 Trong chế biến nông, lâm, thủy sản: 5 6. Trong thủy lợi: 6 7. Cơ khí hóa nông nghiệp có bước tiến bộ: 7 III. HẠN CHẾ: 7 KẾT LUẬN: 9 9 Lời mở đầu Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất ra đời sớm nhất trong xã hội loài người. Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội đại bộ phận là sản phẩm nuôi sống con người và không có một ngành sản xuất nào có thể thay thế được nên nông nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Khi xã hội càng phát triển, đời sống con người được nâng cao thì nhu cầu về lương thực-thực phẩm tăng cả về số lượng, chất lượng do 2 yếu tố sau: Thứ nhất là do sự tăng lên không ngừng của dân số, thứ hai là do sự tăng lên của nhu cầu bản thân con người. Do vậy chỉ có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao mới đáp ứng được nhu cầu tăng lên thường xuyên đó. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế của nước ta nhanh chóng phát triển hòa nhập với nền kinh tế thế giới, nền công nghiệp và dịch vụ ngày càng lớn mạnh làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông nghiệp. Đề tài triết học NHỮNG THÀNH TỰU TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP Mục Lục Mục Lục 1 Lời mở đầu 1 Mục Lục 2 I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI: 2 1. Tiến bộ khoa học kỹ thuật: 2 2. Nội dung của cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: 2 II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP. 3 1. Trong trồng trọt: 3 2. Trong chăn nuôi: 3 3. Trong thủy sản: 4 Trong chế biến nông, lâm, thủy sản: 5 6. Trong thủy lợi: 6 7. Cơ khí hóa nông nghiệp có bước tiến bộ: 7 III. HẠN CHẾ: 7 KẾT LUẬN: 9 9 I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI: 1. Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tiến bộ khoa học kỹ thuật là sự phát triển tịnh tiến của mối quan hệ giữa khoa học và kỹ thuật, biểu hiện trên hai mặt: Thứ nhất là sự tác động thường xuyên của những phát minh và sáng chế khoa học lên trình độ kỹ thuật và công nghệ, thứ hai là sự ứng dụng những trang thiết bị và dụng cụ mới nhất vào nghiên cứu khoa học. Tiến bộ khoa học kỹ thuật kích thích sự biến đổi về chất lượng sản xuất vật chất và lĩnh vực phi sản xuất, làm tăng năng suất lao động không ngừng, có ảnh hưởng thiết thực lên mọi mặt đời sống xã hội, là một bộ phận không thể tách rời của sự tiến bộ xã hội. 2. Nội dung của cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: Phải đưa nông nghiệp thành ngành sản xuất hiện đại, biến khoa học kỹ thuật thành lực lượng sản xuất trực tiếp và tạo bước chuyển biến lớn trong việc phát triển, phân bố nông nghiệp( tổ chức quản lý và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp). Đưa khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp bằng các quá trình: - Qúa trình cơ khí hóa. - Qúa trình điện khí hóa. - Qúa trình hóa học hóa. - Qúa trình thủy lợi hóa. - Quá trình sinh học hoá. II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP. 1. Trong trồng trọt: Nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua đã có những bước phát triển khá vững chắc. Hằng năm tổng sản lượng lương thực quy ra thóc tăng một triệu tấn. Đến năm 2003, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới và hiện nay thì đứng thứ 2 sau Thái Lan. Những thành tựu đó là nhờ ta đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học… Tiến hành đột biến để chọn giống cho năng suất cao trong điều kiện sống khắc nghiệt. Theo báo cáo của hội nghị thường niên Hiệp hội chọn giống đột biến châu Á năm 2002: Hiện nay ở nước ta có hàng chục giống được chọn lọc theo phương pháp đột biến đã được trồng trên khoảng 1 triệu ha ở miền Nam và miền Bắc. “Công nghiệp hóa” nông nghiệp, trong trồng trọt, cơ giới hóa từ khâu chuẩn bị đến khâu thu hoạch với sản phẩm máy cấy hiện đại như MC 6-250, MC -08, đến máy làm đất và máy liên hợp gặt đập. Việc áp dụng giống mới và các quy trình canh tác tiên tiến, chương trình “3 giảm, 3 tăng”, IPM, GAP được đẩy mạnh. Như chương trình “3 giảm, 3 tăng”, còn gọi là chương trình quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp( ICM), được triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Định thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Năng suất lúa cao hơn, giá thành sản xuất giảm, giảm thất thoát sau thu hoạch, giúp hạn chế sâu bệnh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nên được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. 2. Trong chăn nuôi: Trong chăn nuôi đã sớm áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quá trình lai tạo giống từ nguồn gen phong phú trong nuớc và du nhập từ nước ngoài đã lai tạo thành công những giống lợn siêu thịt, gà siêu trứng, cùng với những giống vật nuôi ngoại lai cũng đuợc nuôi thí nghiệm và nhân rộng cho nhiều thành công với năng suất cao. Việc tạo ra giống mới, thức ăn công nghiệp và phương pháp chăn nuôi kiểu công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn sinh học được phổ biến ngày càng rộng hơn. Với việc tạo ra chế phẩm sinh học từ trùn quế để làm thức ăn gia súc, gia cầm và phân bón cho cây bằng công nghệ vi sinh không tốn chi phí năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần làm cho ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt phát triển tốt hơn. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam đã chuyển giao 2000m 2 diện tích trồng rau, quả sạch công nghệ cao trong nhà màng cho Trung tâm kiểm dịch giống -cây trồng-vật nuôi(xã Phạm Văn Thái, Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh). Đến đầu tháng 10 sẽ cho ra những sản phẩm sạch đầu tiên đến tay nguời tiêu dùng. 3. Trong thủy sản: Công nghệ sinh sản nhân tạo một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao( tôm sú, tôm he, cá tra, ba ba, cua, nhuyễn thể 2 vỏ…) đã tạo nên cuộc cách mạng thực sự trong ngành nuôi trồng thủy sản. Công nghệ mới cũng được áp dụng trong các nghề khai thácnhư câu vàng cá ngừ, câu cá mực, điều chỉnh kích thước mắt lưới trong khai thác để bảo vệ nguồn lợi; áp dụng công nghệ làm lạnh nước biển để bảo quàn cá, tôm và các sản phẩm khai thác sau thu hoạch… Sau 3 năm triển khai, Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, Tiền Giang) đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá bông lau. Theo đó, năm 2004, trung tâm nuôi vỗ đàn cá bông lau bố mẹ ở ao hồ. Năm 2005, cá có dấu hiệu sinh sản nhưng tỉ lệ thành công thấp dưới 5%, đến năm 2006 tỉ lệ cá nuôi sinh sản đạt 25%. Đây là loài cá da trơn quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, sống nhiều ở sông Mêcông nhưng do đánh bắt bừa bãi nên ngày càng khan hiếm. Ngay từ đầu năm 2006, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện II) đã được Bộ Thủy sản phê duyệt dự án: “Nhập công nghệ sản xuất giống cá măng”, là hướng đi ngắn đưa nghề nuôi cá biển Việt Nam tiếp cận nhanh với nghề nuôi cá biển của các nước trong khu vực và thế giới, nhằm khai thác triệt để tiềm năng diện tích mặt nước của các tỉnh ven biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi biển để cung cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần đa dạng hóa loài nuôi cho nghề nuôi cá biển ở Việt. Cá măng có thể nuôi ghép được với tôm sú nên sẽ góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước các vùng nuôi tôm tập trung, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm nói chung. 4.Trong lâm nghiệp: Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới , nhất là trong tuyển chọn, tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mô, hom được đưa vào sản xuất góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay, nhiều diện tích rừng kinh tế được trồng bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng trồng tăng từ 50% bình quân vào những năm 1990 lên trên 80%, nhiều nơi năng suất rừng trồng đã đạt 15- 20m3/ha/năm. Thời gian gần đây, cây giống giâm hom thay cây giống ươm từ hạt đã góp phần nâng cao chất lượng rừng trồng. Trung tâm Ứng dụng - chuyển giao công nghệ Phú Yên cam kết sẽ chuyển giao công nghệ giâm hom giống keo lai đến những nông dân trồng rừng trong thời gian tới, góp phần khắc phục tình trạng nhiều nông dân phải mua giống từ tỉnh khác hoặc mua ở một số hộ gia đình tự sản xuất như lâu nay. Trong chế biến nông, lâm, thủy sản: Ngoài việc chủ động đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, còn tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại vưng nguyên liệu và các cơ sở sơ chế, đảm bảo chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Chiều 6-5, Bộ NN-PTNT đã chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành để bàn bạc kế hoạch tổng kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong cả nước. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương cho biết, để chuẩn bị thực hiện Luật An toàn thực phẩm (có hiệu lực từ 1-7), trong đó nhiệm vụ chính được giao cho Bộ NN- PTNT, phân định rõ trách nhiệm của Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế, trong thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã triển khai thí điểm hoạt động kiểm tra ATVSTP trong nông sản và vật tư nông nghiệp tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Tiền Giang. Từ việc thí điểm tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Tiền Giang, Bộ NN-PTNT yêu cầu triển khai rộng khắp 63 tỉnh, thành trong cả nước. Theo đó, sẽ tổ chức một cuộc tổng kiểm tra ATVSTP trong nông sản, phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh thành từng nhóm A, B, C. Trong đó, với những cơ sở không đạt yêu cầu (loại C) sẽ yêu cầu phải khắc phục ngay, nếu không sớm khắc phục được thì xử lý nghiêm theo luật định, thậm chí sẽ rút giấy phép kinh doanh hoặc đề nghị khởi tố theo luật hình sự. 6. Trong thủy lợi: Nhiều công nghệ mới được áp dụng trong xây dựng và quản lý, như công nghệ bê tông đầm lăn, kè bản nhựa, van nhựa tổng hợp, đập xà lan di động, đập cao su, bơm di động trên ray, công nghệ điều khiển từ xa trong quản lý, điều hành các công trình thủy lợi… Công nghệ bê tông đầm lăn (BTÐL) là loại công nghệ sử dụng bê tông không có độ sụt, được làm chặt bằng thiết bị rung lèn từ mặt ngoài (lu rung). Công nghệ BTÐL nếu áp dụng cho xây dựng mặt đường so với công nghệ thi công thông thường có các ưuđiểmsau: - Lượng dùng xi măng thấp, có thể sử dụng một số phế thải hoặc sản phẩm phụ của các ngành công nghiệp khác giúp hạ giá thành vật liệu; - Ðạt cường độ cao ở thời gian đầu, sớm cho phép lưu thông đường; - Phương pháp thi công không phức tạp, tương tự như thi công bê tông asphalt; - Tốc độ thi công nhanh giúp rút ngắn thời gian thi công và giảm tổng chi phí. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán như hiện nay đã được các nhà khoa học xác định là do tỉ lệ thất thoát nước cao trong quá trình tưới. Công nghệ tưới tiết kiệm nước (TTKN) lần đầu tiên trên thế giới được sử dụng trong nhà kínhơ nước Anh từ cuối năm 1940. Ở Việt Nam công nghệ TTKN đang còn ở mức thấp, đơn giản, hiệu quả chưa cao. Trước thực trạng đó, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đã xây dựng và hoàn thiện thành công chuyển giao công nghệ kỹ thuật TTKN tại một số địa phương. Đây cũng là nội dung nghiên cứu khoa học của Đề tài cấp nhà nước KHCN 08-09 “ nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ tưới tiêu hiện đại tiết kiệm nước cho các vùng khan hiếm nước” đã được đánh giá đạt hiệu quả cao trong nghiên cứu, chế tạo cũng như đưa sản phẩm ứng dụng vào thực tiẽn sản xuất. 7. Cơ khí hóa nông nghiệp có bước tiến bộ: Đến năm 2007, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ cơ giới hóa cao, như: làm đất đạt 70%, tưới tiêu nước 80%, tuốt lúa 83.6%; xay xát lúa gạo đạt 95%; phát triển mạnh máy gặp đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ( trong năm 2005-2006 tăng lên 10%). Tổng công suất tàu, thuyền đánh bắt thủy sản năm 2006 đạt 5.8 triệu CV; công suất trung bình máy tàu tăng từ 1.5CV/tàu (năm 1990) lên 60.6 CV/tàu (năm 2006).ất III. HẠN CHẾ: Dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, mỗi năm nước ta có thể trồng được 7.2 triệu ha lúa và ước tính sản lượng năm 2015 là 38.75 triệu tấn. Mặc dù có diện tích gieo trồng lớn nhưng việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN), đặc bịêt là cơ giới hóa trong tất cả các khâu từ làm đất, gieo sạ, chăm sóc đến thu hoạch còn hạn chế. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá chính xác sự đóng góp của KHCN đối với sản xuất nông nghệp, người ta mới chỉ đưa ra những tỉ lệ tương đối như: Hàm lượng chất xám chiếm hơn 30 % giá trị sản phẩm hàng hóa; biện pháp giống làm tăng năng suất từ 15-20%; biện pháp phân bón tăng 10-15%; tưới tiêu giúp tăng 20-40% Tiến sĩ Chu Văn Thiện, Phó Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho biết: Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) là vùng trồng lúa lớn nhất nước với những cánh đồng từ 1000-2000 ha nhưng việc áp dụng cơ giới hóa hầu hết chỉ dừng ở khâu làm đất. Ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), do trung bình mỗi hộ có đến 8.6 thửa ruộng, diện tích manh mún, cách xa nhau nên việc ứng dụng cơ giới hóa gặp nhiều khó khăn. Đến nay diện tích lúa cấy bằng tay ở ĐBSH vẫn chiếm tới 90%. Theo thống kê của bộ NN&PTNT, hiện nay cả nước có khoảng 1300 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh máy móc,thiết bị nông nghiệp. Lượng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp là trên 500.000, gồm: máy nổ, máy phát điện, máy cày, gặt đập và các dòng máy chuyên dùng khác. Song điều đáng lo hơn cả là các cơ sở sản xất cơ khí trong nước mới đáp ứng được 30% nhu cầu và phải nhập khẩu từ Trung Quốc tới 60%. Do công tác thu hoạch dựa nhiều vào lao động thủ công nên tỷ lệ thất thoát lúa là 12-15% sản lượng. Không chỉ riêng cây lúa, những cây trồng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như cao su, hồ tiêu, hạt điều, lạc, đỗ tương, ngô…cũng ở trong cảnh chăm sóc và thu hoạch chủ yếu bằng lao động chân tay. Khâu được xem là khá nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện mới dừng lại ở công tác lai tạo và chọn giống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mức độ đóng góp của KHCN thấp đối với tăng trưởng sản xuất nông nghiệp, trong đó nổi bật là đầu tư thấp và cơ chế chính sách bất cập. Theo Ngân hàng thế giới, tổng đầu tư cho một cán bộ nghiên cứu ở Việt Nam chỉ bằng 9% của Indonesia và Thái Lan, 2.5% của Malayxia. Những yếu kém trong cơ chế chính sách khó chỉ ra bằng con số, nhưng rõ ràng cán bộ KHCN không có động lực, hăng hái dốc toàn tâm cho việc nghiên cứu. Các đơn vị KHCN chưa thực sự gắn bó tha thiết với hiệu quả đóng góp cho sản xuất. Do thu nhập và hiệu quả sản xuất thấp nên nông dân không gắn bó với nông nghiệp… IV. GIẢI PHÁP: Theo viện Cơ Điện nông nghịêp và công nghệ sau thu hoạch, đến năm 2020 nước ta phấn đấu đạt 100% diện tích trồng lúa ở ĐBSH và ĐBSCL được cơ giới hóa bằng các thiết bị tiên tiến. Trong đó, diện tích được gieo trồng và thu hoạch bằng máy ở ĐBSH đạt 50%, ở ĐBSCL là 80%. Để làm được điều này,trước tiên cần có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm thúc đẩy xây dựng công trình thủy lợi, cải tạo ruộng đồng, nâng cấp cơ sỏ hạ tầng nông thôn. Cùng với đó là chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư chế tạo máy móc nông nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường hơn nữa viếc áp dụng các thành tựu KHCN vào lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra nền nông nghiệp giá trị cao bằng cách chuyển giao, ứng dụng các kết quả KHCN, nhất là công nghệ cao và công nghệ sinh học, cải tiến máy móc của nước ngoài cho phù hợp với điều kiện thực tế trong nước để giảm thời gian và chi phí nghiên cứu. Đòng thời đẩy mạnh công tác tập huấn cho nông dân về kỹ năng sử dụng máy móc, đào tạo các ngành nghề cơ khí nông nghiệp theo mô hình liên kết 4 nhà: Nhà nước-nhà khoa học-nhà doanh nghiệp-người nông dân. Ngoaì ra, vấn đề đổi mới công nghệ, ưu tiên ứng dụng chuyển giao công nghệ chế biến thu hoạch cũng cần được quan tâm. KẾT LUẬN: Nền kinh tế của đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống nhân dân được cải thiện. Kết quả trên là do nỗ lực chung của các ngành, các cấp. Trong đó ngành Nông Nghiệp có những đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam. Vai trò của Ngành Nông Nghiệp càng thể hiện rõ thông qua việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước mà còn xuất khẩu thu nguồn ngoại tệ về cho đất nước. Mặt khác Ngành Nông Nghiệp cũng góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế xã hội của đất nước trên cơ sở các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nông nghiệp chiếm giữ vị trí quan trọng, nông nghiệp không chỉ là ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh vật-kỹ thuật. Để tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, tạo việc làm, tăng nhanh thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị-xã hội và làm cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, cần phải không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để không bị lạc hậu với các nước và hội nhập. . TÀI: 2 1. Tiến bộ khoa học kỹ thuật: 2 2. Nội dung của cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: 2 II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP. 3 1. Trong trồng. TÀI: 2 1. Tiến bộ khoa học kỹ thuật: 2 2. Nội dung của cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: 2 II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP. 3 1. Trong trồng. 1. Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tiến bộ khoa học kỹ thuật là sự phát triển tịnh tiến của mối quan hệ giữa khoa học và kỹ thuật, biểu hiện trên hai mặt: Thứ nhất là sự tác động thường xuyên của những

Ngày đăng: 29/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w