Ngộ độc cồn – Phần 1 I. Tổng quan * Có 3 loại cồn dễ gây ngộ độc nhất là Ethanol, Methanol, và Isopropanol (cồn isopropylic). 1. Ethanol + Ethanol (rượu etylic) - Xem lịch sử về rượu (trong nghiện rượu) - Được dùng nhiều mọi nơi, trong y học và cả công nghiệp. - Có cả trong dầu thơm dùng khi cạo râu, nước hoa, hương thơm, dung dịch xúc miệng, và vô số của đồ uống có cồn. - Ethanol trực tiếp làm suy giảm CNS, giảm chức năng vận động và giảm mức ý thức. - Ở nồng độ cao, như là một chất gây mê và có thể gây ra loạn chức năng thực vật (vd, giảm thể nhiệt, huyết áp thấp), hôn mê, và chết do suy hô hấp và trụy tim mạch. - Nói chung rượu trong máu 1-1,5g/l có thể gây say; 4-6g/lít có thể gây tử vong. + Hấp thu-chuyển hóa - Ethanol dễ dàng được hấp thu từ dạ dày và ruột non. Khi dạ dày trống rỗng, mức đỉnh ở phút 30- 90 sau khi uống. Khi thức ăn có mặt trong dạ dày thì hấp thụ chậm. Hấp thụ toàn bộ có thể kéo dài trong 6 giờ. - Chuyển hóa của Ethanol được thực hiện ở gan bởi một số men, bao gồm dehidrogenaza cồn, dehidrogenaza andehit, hệ thống Microsomal Ethanol Oxy hóa (MEOS) Hay CYP2E1, và Catalaza peroxisomal. Đa số (90- 95%) men bị chuyển hóa bởi cồn và dehidrogenaza andehit. MEOS chiếm khoảng 5% nhưng tăng lên đến 25% ở người uống kinh niên. - Bình thường, catalaza tham gia ít trong chuyển hóa Ethanol; vai trò của nó trở nên quan trọng hơn tại nồng độ Ethanol huyết thanh cao. - Ethanol chuyển hóa trên bệnh nhân ít uống rượu vào khoảng 13- 25 mg/ dL/giờ. Ở người nghiện rượu, nhịp độ này tăng tới 30- 50 mg/ dL/ giờ. Nhịp độ chuyển hóa thay đổi nhiều giữa từng cá nhân và không thể dự đoán dược. + BACs (blood alcohol concentrations) - Nồng độ cồn máu (BACs) phải được giải thích phối hợp với lịch sử và biểu diễn lâm sàng ở người quen uống rượu. - Một số cá nhân nghiện rượu kinh niên có thể có một tình trạng tinh thần và các thử nghiệm thần kinh gần như bình thường trong khi có BACs mức 400 mg/dL. Nói chung, người không quen uống có thể ngộ độc với BACs rất thấp. + Các nguy hiểm do rượu - Ethanol và hỗn hợp của nó với nước chứa trên 50% Ethanol là các chất dễ cháy và dễ dàng bắt lửa. - Ethanol trong cơ thể người được chuyển hóa thành axetaldehit do enzym alcohol dehydrogenas phân hủy rượu và sau đó thành axít axetic bởi enzym axetaldehyt dehydrogenas phân hủy axetaldehit. - Axetaldehyt là một chất có độc tính cao hơn so với Ethanol. Axetaldehyt cũng liên quan tới phần lớn các triệu chứng lâm sàng liên quan tới rượu. - Người ta đã thấy mối liên quan giữa rượu và các nguy cơ của bệnh xơ gan, nhiều dạng ung thư và chứng nghiện rượu. - Ethanol tuy độc tính không cao, nhưng khi nồng độ cồn trong máu đạt tới 0,5% hoặc cao hơn nói chung là dẫn tới tử vong. - Nồng độ thậm chí thấp hơn 0,1% có thể sinh ra tình trạng say, nồng độ 0,3- 0,4% gây ra tình trạng hôn mê. - Tại nhiều quốc gia có luật về nồng độ cồn trong máu - khi lái xe hay khi phải làm việc với các máy móc thiết bị nặng, thường giới hạn dưới 0,05% tới 0,08%. (Luật ATGT Việt nam là nồng độ cồn trong máu <80mg/dL ~ 0,08%). - Người ta cũng đã chỉ ra mối liên quan tỷ lệ thuận giữa Ethanol và sự phát triển của Acinetobacter baumannii, vi khuẩn gây ra viêm phổi, viêm màng não và các viêm nhiễm hệ bài tiết. Sự phát hiện này là trái ngược với sự nhầm lẫn phổ biến cho rằng uống rượu có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn gây các bệnh tryền nhiễm. (Smith và Snyder, 2005) 2. Methanol 3. Isopropanol II. Lâm sàng 1. Triệu chứng cơ năng: Ethanol-dấu hiệu cơ năng ~ Các biểu hiện chính của ngộ độc rượu - Giảm và mất khả năng vận động tự chủ như không cầm được bát đũa, rót nước ra ngoài - Không còn điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người - Sau khi uống quá nhiều, người uống không thể đi lại được, mất cân bằng cơ thể, không tự ngồi được. - Bệnh nhân có thể đỏ bừng mặt hay toát mồ hôi và có thể kích động đập phá hay nói huyên thuyên vì giải ức chế sớm. - Khi say rượu, ngoài mất các giác quan và phản xạ, người say rượu còn dễ bị viêm phổi do lạnh hay sặc chất nôn. Đây là lý do làm người bệnh phải nằm viện điều trị dài ngày và rất tốn kém. - Ethanol có thể gây độc ngẫu nhiên, như thường xuất hiện ở trẻ con, do cố tình, bởi bệnh nhân với tệ nghiện rượu hay do giải trí. - Ethanol có thể có liên hệ với nguyên nhân khác của tình trạng tinh thần biến đổi (vd, giảm đường- huyết, chấn thương đầu, uống pha trộn, trạng thái đột quỵ, gây mê khí các bô ních, giảm oxy- huyết, truyền nhiễm, bệnh não gan). 2. Triệu chứng thực thể : Ethanol-dấu hiệu khám - Biểu hiện Lâm sàng độc Ethanol phụ thuộc vào BAC và sức chịu đựng tùy theo từng cá thể. - Tình trạng say có thể tiến triển tới chứng vận động khó khăn, nói lộn xộn, ngủ lơ mơ, hôn mê hay hôn mê. - Giật cầu mắt (nystagmus - ngang) thường quan sát thấy. - Rối loạn nhịp tim các loại, tăng giảm huyết áp tùy người. - Khi cơ thể không còn chuyển hóa được, rượu uống vào sẽ bị nôn ra. - Nhiều trường hợp người uống rơi vào hôn mê, mất tri thức, gọi hỏi không biết, mất các phản xạ, đặc biệt hay gặp hiện tượng này ở người mới uống rượu hay ít uống mà lại uống quá nhiều. - Những trường hợp ngộ độc quá nặng, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp và gây ngừng thở. Người uống có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. - Cần đặc biệt chú ý với người có tuổi hay có sẵn bệnh lý tim mạch, say rượu thường che lấp những triệu chứng của tai biến tim mạch như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim. Vì vậy nếu xử trí ngộ độc rượu tốt mà bệnh nhân không tỉnh phải tìm ngay nguyên nhân sọ não. . Ngộ độc cồn – Phần 1 I. Tổng quan * Có 3 loại cồn dễ gây ngộ độc nhất là Ethanol, Methanol, và Isopropanol (cồn isopropylic). 1. Ethanol + Ethanol (rượu etylic). bao gồm dehidrogenaza cồn, dehidrogenaza andehit, hệ thống Microsomal Ethanol Oxy hóa (MEOS) Hay CYP2E1, và Catalaza peroxisomal. Đa số (90- 95%) men bị chuyển hóa bởi cồn và dehidrogenaza andehit nghiện rượu. - Ethanol tuy độc tính không cao, nhưng khi nồng độ cồn trong máu đạt tới 0,5% hoặc cao hơn nói chung là dẫn tới tử vong. - Nồng độ thậm chí thấp hơn 0 ,1% có thể sinh ra tình trạng