Mụn trứng cá nặng vùng mặt I. Tổng quan 1. Đặc điểm -Mụn trứng cá là bệnh thường gặp, thương tổn với nhiều mức độ khác nhau ở hơn 90% thanh thiếu niên. -Chỉ có 10% thực sự cần thiết sử dụng thuốc và 1% (0,4% ở nữ và 3 – 4% ở nam) gặp vấn đề khó khăn về điều trị. -Mụn trứng cá thường bắt đầu ở tuổi dậy thì. -Không có những tổn thương nang lông đặc trưng báo trước của việc tiết bã: “tiết bã dậy thì”, thường sớm hơn dậy thì sinh dục nhất là bé gái da trở nên “nhờn và nổi mụn”, thường gặp trước khi có chu kỳ kinh đầu tiên ở tuổi 8 – 9 tuổi, ở nam xuất hiện chậm hơn khoảng 12 – 13 tuổi. -Diễn tiến khỏi tự nhiên trong đa số trường hợp, nam kéo dài trước khoảng 20 tuổi, nữ khoảng 22 – 25 tuổi 2. Nguyên nhân a, 4 nguyên nhân chính - Da nhờn, tăng bài tiết chất bã ở vùng mặt. - Nhiễm trùng. - Viêm nang lông. - Xáo trộn về nội tiết. b, Những phát hiện mới - Vai trò miễn dịch tế bào trong sự phát triển viêm nhiễm gây mụn (tế bào lymphô T). - Sự tạo thành màng biofilm do vi trùng gây mụn sinh ra bao quanh vi trùng và các tế bào biểu bì làm kháng sinh điều trị thấm vào khó. - Sự tạo thành chất Défensine nhóm beta của cơ thể chống lại vi trùng. - Có sự liên quan giữa tình trạng stress và mụn. - Các dân tộc kém văn minh ít bị mụn (Nghiên cứu 1200 người thổ dân ở đảo Trobian trong vùng Papouasie Tân Guinée, có 300 người tuổi từ 15 đến 25, không có người nào bị mụn. Nghiên cứu ở một số dân tộc kém văn minh khác, kết quả tương tự. Lý giải việc này có giả thuyết cho rằng nếp sống văn minh tạo cho con người thói quen dùng nhiều đường trong thức ăn, làm thay đổi sự quân bình về nội tiết và hậu quả là chất bã (sécrétion sébacée) được tiết ra nhiều). d, Sinh bệnh học * Mụn trứng cá phát triển qua 4 giai đoạn: 1. Tắc nghẽn ống chân lông: - Các tế bào của tuyến bã và của ống chân lông khi chết sẽ được đào thải ra ngoài qua ống chân lông, nhưng khi chúng không được đào thải theo cơ chế tự nhiên thì sẽ gây tắc nghẽn, ngăn chặn sự di chuyển của chất nhờn trong ống. 2. Sự hoạt động quá mức của tuyến bã: - Lượng chất nhờn sản xuất tại tuyến bã được kích thích bởi hoóc môn, chủ yếu là testosteron. - Do việc sản xuất hoóc môn của cơ thể tăng cao nhất vào những năm trưởng thành nên việc sản xuất chất nhờn cũng tăng nhanh. - Nam giới thường bị mụn trứng cá nặng hơn nữ ở tuổi trưởng thành do lượng testosteron được sản xuất nhiều hơn. - Người ta cũng thấy không có mụn trứng cá ở nam giới khi đã bị cắt bỏ 2 tinh hoàn. 3. Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes: - Vi khuẩn Propionibacterium acnes hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân bị mụn trứng cá. - Chúng sẽ kết hợp với lượng chất nhờn và các tế bào chết để làm tăng độ nghiêm trọng của mụn và sự sưng tấy ống chân lông. 4. Tình trạng sưng tấy của chân lông: - Khi vi khuẩn Propionibacterium acnes tấn công lỗ chân lông, bề mặt của ống chân lông sẽ bị sưng tấy. - Sự sưng tấy này gây nên mụn trứng cá mủ xuất hiện trên mặt da. - Nếu sưng tấy kéo dài và không được chữa trị, các mụn u nang lông nghiêm trọng sẽ phát triển sau đó, dẫn đến nhiễm trùng cũng như tạo sẹo vĩnh viễn. II Phân loại: Có 4 loại mụn 1. Mụn nhẹ: Chủ yếu là mụn đầu đen, đầu trắng và cồi mụn, đôi khi có vài nốt mụn đỏ hay mưng mủ, không bị sẹo mụn. Hình 1 Mụn đầu trắng (Closed comedo, or whitehead) Hình 2: Mụn đầu đen (Open comedo, or blackhead) 2. Mụn vừa: Cồi mụn với nhiều nốt mụn đỏ và mụn mủ; có ít sẹo mụn. Hình 3: mụn vừa 3. Mụn nặng: Có nhiều cồi mụn, nốt mụn và mụn mủ, lan rộng đến lưng, ngực và vai, đôi khi có mụn bộc. Hình 4: Mụn nặng 1 Hình 5: Mụn nặng 2 4. Mụn rất nặng: gồm 4 loại a, Mụn trứng cá cụm (Acne Conglobata) Hình 6: Mụn trứng cá cụm b,Mụn viêm & hoại tử nặng Hình 7: Acne fulminans c, Mụn bọc (Nodulocystic Acne) Hình 8a: Nang mụn bộc đơn độc Hình 8b: Nang mụn bộc lan rộng d,Viêm nang lông vk Gram âm (Gram negative folliculitis) Hình 9: Viêm nang Gram âm Viêm nang lông gây ra do mụn nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh lâu ngày có thể gây ra viêm nang lông do vi trùng Gram âm (một nhóm vi trùng khi nhuộm màu, xem dưới kính hiển vi không bắt màu xanh dương). III. Điều trị *Có thể dùng phương pháp: - Chăm sóc da đúng cách - Điều tiết ăn uống, sinh hoạt - Thuốc thoa ngoài da - Thuốc uống - tiêm - Lột da mặt - Đông y - Quang học, - Pp khác *Hoặc kết hợp các phương pháp trên để nhanh chóng rút ngắn thời gian điều trị. Phác đồ khuyến cáo: 1. Với mụn nhẹ-vừa-nặng +Chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào dạng tổn thương và độ nặng của mụn nhưng cũng cần lưu ý vấn đề tâm lý. +Mụn nhẹ chỉ cần điều trị tại chỗ. - Benzoyl peroxide, (H17, H18) - acid azelaic và kháng sinh tại chỗ thông thường được dùng cho mụn viêm. - Đối với mụn không viêm retinoids thường được dùng. - Đối với mụn hỗn hợp có thể dùng phối hợp retinoids với các thuốc trên. +Mụn trung bình – nặng: - Cần thêm kháng sinh uống. Thông thường sử dụng tetracycline hay erythromycine - Doxycycline hay minocycline thường ít xử dụng hơn vì hấp thu kém hơn và tai biến nhiều hơn. Minocycline ít khi cho đề kháng thuốc với P. acnes nhưng tai biến phụ nặng nề có thể xảy ra. - Trimethoprim-sulfamethoxazone sẽ được dùng nếu nhóm thuốc trên không có tác dụng. - Benzoyl peroxide phối hợp với kháng sinh uống sẽ giảm được vi khuẩn đề kháng kháng sinh. 2. Với 4 loại mụn rất nặng Mụn nặng hoặc đề kháng điều trị sẽ điều trị toàn thân với chủ đạo là xử dụng Isotretinoin. Isotretinoin cũng được xử dụng trong mụn trung bình đề kháng kháng sinh hoặc có nhiều sẹo hoặc bệnh nhân có tình trạng tâm lý không ổn định. Tuy nhiên cần lưu ý tác dụng phụ của isotretinoin. a, Mụn trứng cá cụm (Acne Conglobata) -Điều trị mụn trứng cá cụm chủ yếu là Isotretinoin. -Đôi khi cần dùng kháng sinh. -Việc điều trị kéo dài nhiều đợt, có khi đến cả năm. b,Mụn viêm nhiễm và hoại tử nặng - Điều trị bằng Corticosteroids hay các kháng viêm không chứa cortisone để làm giảm viêm. - Dạng mụn này có thể tái phát về sau, cần điều trị lâu dài với Isotretinoin. c, Mụn bọc (Nodulocystic Acne) - Điều trị Mụn bộc cần tích cực hơn, bao gồm kháng sinh và Isotretinoin, - Hoặc chích vào nốt mụn corticosteroids làm mụn xẹp xuống trong 3 đến 5 ngày. - Một vài mụn bộc lớn không đáp ứng với điều trị bảo tồn cần phẫu thuật. d,Viêm nang lông với vi trùng Gram âm (Gram negative folliculitis) - Điều trị viêm nang lông do vi trùng Gram âm, thường các vi trùng này kháng nhiều kháng sinh. - Do đó phải điều trị kết hợp Isotretinoin và kháng sinh thích hợp trị vi trùng Gram âm. . 4: Mụn nặng 1 Hình 5: Mụn nặng 2 4. Mụn rất nặng: gồm 4 loại a, Mụn trứng cá cụm (Acne Conglobata) Hình 6: Mụn trứng cá cụm b ,Mụn viêm & hoại tử nặng Hình 7: Acne fulminans c, Mụn. blackhead) 2. Mụn vừa: Cồi mụn với nhiều nốt mụn đỏ và mụn mủ; có ít sẹo mụn. Hình 3: mụn vừa 3. Mụn nặng: Có nhiều cồi mụn, nốt mụn và mụn mủ, lan rộng đến lưng, ngực và vai, đôi khi có mụn bộc Mụn trứng cá nặng vùng mặt I. Tổng quan 1. Đặc điểm -Mụn trứng cá là bệnh thường gặp, thương tổn với nhiều mức độ khác nhau ở