Bàn phím (keyboard) của máy tính và thiết bị điện tử có thiết kế khác nhau tùy theo ngôn ngữ được dùng để nhập dữ liệu. Bàn phím QWERTY cho bảng chữ cái tiếng Anh là hệ thống chuẩn nhưng hiện nay, nhiều dự án được đưa ra để thay thế nó, nổi tiếng nhất là Dvorak. Trên một keyboard, các chữ cái được in hoa và thực hiện cả hai chức năng: hiển thị chữ hoa và thường (chuyển đổi qua Shift hoặc Caps Lock). Bàn phím chuẩn còn chứa phím điều khiển Control (Ctrl), phím lựa chọn Alternative (Alt) và các phím chức năng. Đặc biệt, "phím chết" (dead key) là phím không hiển thị bất cứ chữ gì khi nó được nhấn, nhưng có khả năng thay đổi ký tự gõ sau đó. Nó được sử dụng để đánh chữ có dấu, ví dụ để soạn chữ "á", người đánh máy sẽ nhấn phím "´", sau đó bấm "a". Trong khi đó, để gõ ký tự nằm phía dưới bên phải của một phím thì sử dụng "AltGr". Bàn phím Latin Ký tự trong các bàn phím Latin có thể được sắp xếp theo cách riêng do đặc thù ngôn ngữ, nhưng không thực sự khác biệt nhau. Tùy vị trí của các phím Q, A, Z, M, và Y mà người ta chia thành các kiểu bàn phím và đặt tên theo 6 chữ cái đầu thuộc hàng đầu tiên xuất hiện trên keyboard. Các phím số từ 1 - 9 gần như không thay đổi giữa các loại. 1. QWERTY Bàn phím QWERTY của Mỹ. Bàn phím người Việt Nam sử dụng thường là bàn phím QWERTY của Mỹ. Bàn phím này không sử dụng AltGr và phím chết, do vậy nó chỉ phù hợp với một số ngôn ngữ nhất định. Tuy nhiên, trong bàn phím quốc tế của Mỹ lại có dead key. Bàn phím quốc tế của Mỹ (màu đỏ là dead key). Keyboard của Mỹ được sử dụng tại hầu hết các nước nói tiếng Anh như Canada, Australia, New Zealand Riêng người Anh lại sử dụng bàn phím riêng của họ: Bàn phím Anh. Ở Hong Kong, người ta chỉ dùng bàn phím của Mỹ hoặc Trung Quốc. Một số nước khác cũng thiết kế bàn phím QWERTY riêng như Na Uy, Bồ Đào Nha, Đan Mạch 2. QWERTZ Bàn phím Đức. Thiết kế QWERTZ được sử dụng tương đối rộng rãi ở Đức và Trung Âu. Sự khác biệt chung nhất so với QWERTY là chữ Y và Z được hoán đổi cho nhau. Ngoài ra, những ký tự đặc biệt như dấu ngoặc đơn ( ) được thay bằng những ký tự riêng của Đức. 3. AZERTY AZERTY phổ biến ở Pháp, Bỉ và một vài nước lân cận. Nó khác QWERTY ở chỗ phím A đổi vị trí cho Q, Z hoán đổi với W còn phím M chuyển từ bên phải chữ N sang bên phải chữ L. Các phím số giữ nguyên nhưng phải sử dụng kèm phím Shift. Tuy nhiên, bàn phím AZERTY của Pháp lại không hợp chuẩn tiếng Pháp như không thể gõ ký tự É, Ç hay các dấu «» và ‹›. Thay vào đó, nó chứa nhiều biểu tượng mà hiếm khi được dùng trong các hội thoại thông thường, chẳng hạn §, µ, ², °. Vì lý do này, một số người Pháp bắt đầu dùng bàn phím đa ngôn ngữ Canada. Bàn phím đa ngôn ngữ của Canada. 4. QZERTY QZERTY được sử dụng hầu như chỉ ở Italia. Nó giống QWERTY nhưng phím Z và W được thay thế nhau trong khi phím M đứng bên phải chữ L tương tự trong AZERTY. 5. Dvorak Bàn phím Dvorak. Hiện nay có rất nhiều kiểu bàn phím được thiết kế không theo khuôn mẫu của QWERTY, QWERTZ hay AZERTY. Kiểu nổi tiếng nhất là Dvorak (được đặt theo tên người phát minh chứ không phải trật tự phím). Nó giúp giảm chuyển động của ngón tay và tăng tốc độ gõ phím. Ngoài ra còn có keyboard Colemak, Arensito, Asset, Plum, Qwerak, Maltron, XPeRT Một số bàn phím không sử dụng bảng chữ cái Latin Bàn phím Nga. Bàn phím Thái. Một số bàn phím cho ngôn ngữ Đông Á Bàn phím tiếng Trung. Bàn phím Dubeolsik Hangul (dành cho tiếng Hàn). . bàn phím không sử dụng bảng chữ cái Latin Bàn phím Nga. Bàn phím Thái. Một số bàn phím cho ngôn ngữ Đông Á Bàn phím tiếng Trung. Bàn phím Dubeolsik Hangul (dành cho tiếng Hàn) đổi giữa các loại. 1. QWERTY Bàn phím QWERTY của Mỹ. Bàn phím người Việt Nam sử dụng thường là bàn phím QWERTY của Mỹ. Bàn phím này không sử dụng AltGr và phím chết, do vậy nó chỉ phù hợp. Riêng người Anh lại sử dụng bàn phím riêng của họ: Bàn phím Anh. Ở Hong Kong, người ta chỉ dùng bàn phím của Mỹ hoặc Trung Quốc. Một số nước khác cũng thiết kế bàn phím QWERTY riêng như Na