Họ của người Chơ Ro? Vậy người Chơ ro có họ riêng không ? Đây là vấn đề khá lý thú hấp dẫn và cũng phức tạp cho những người nghiên cứu lịch sử dân tộc. Bài viết sau đây, chúng tôi đi sâu vào vấn đề Họ truyền thống của người Chơ ro ở ấp Đức Thắng và Đồng Xoài xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Ngày nay, người Chơ ro cư trú ở Túc Tr ưng (Đồng Nai) bao gồm nhiều nhóm người ở nhiều vùng khác nhau, như : Bình Lộc, Xuân Lộc, suối Đu, suối Son, suối Rắc, suối Tam Bung… Đây là hậu quả của thời kỳ dồn dân lập ấp chiến lược của Mỹ, Ngụy vào năm 1962. Sau ngày giải phóng miền Nam, một số người trở về quê cũ, nhưng đa số vẫn ở Túc Trưng. Dân số lên đến 2.900 người trên t ổng số 15.805 người Chơ ro của 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Thuận Ngày xưa, người Chơ ro ở vùng Túc Trưng, (tiếng dân tộc gọi là Bô Bâng) thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Ngày nay, họ đang hoà nhập vào cuộc sống theo cơ chế tổ chức xã hội : ấp, xã của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khi vào vùng cư trú của người Chơ ro Túc Trưng, ở 2 ấp Đức Thắng và Đồng Xoài, ta khó biết được đâu là nhà của người Chơ ro hay nhà tộc người khác, như : Kinh, Mường, Hoa. Vì tất cả đều ở nhà trệt như nhau. Nếu hỏi đến Họ, thì họ có chung một Họ là Điểu duy nhất. Phải chăng xã hội hiện đại đã biến đổi hòa tan Họ truyền thống của người Chơ ro thành Họ Điểu duy nhất ? Người Chơ ro là cư dân bả n địa, thuộc ngữ hệ Môn Khmer, họ có nhiều liên hệ huyết thống với nguời Mạ, K’ho. Môi trường cư trú, cách sống và phong tục tập quán của các tộc người này có nhiều nét giống nhau. Theo các nhà thám hiểm người Pháp H. Maitre mô tã ; vào cuối thế kỷ 19 người Chơ ro hay Jroo rất gần với người Mạ. Ong cho rằng : “người Chơ ro là người Mạ đồng bằng”. Người già Chơ ro kể lại rằng: Ngày xưa tổ tiên họ sống từ lưu vực sông La Ngà, lan qua phía Đông vượt khỏi vùng núi Chứa Chan, họ ở xuống tận ven biển Bình Châu. Họ sống dài theo quốc lộ 1 đoạn thuộc hai huyện Xuân Lộc, Long Khánh, họ ở khắp các vùng Cẩm Mỹ, Ngải Giao, Hác Dịch, nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.có một nhóm người Chơ ro kháng chiến sống sâu trong vùng Lí Lịch (chiến khu Đ), nay là xã Phú Lí, huyện Vĩnh Cửu. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, một bộ phận người Chơ ro bị thực dân truy nã vì đã chống lại chủ đồ n điền cao su. Họ đã phải di cư đến sống với người Xtiêng và Khmer ở Bình Long, tỉnh Bình Phước, nay gọi là người Tà Mun. Theo cụ Điểu Ú sinh năm 1841, cụ qua đời 1946, thọ 132 tuổi, cụ đã kể cho con cháu ở Ap Đức Thắng nghe, nay nguời già còn nhớ, kể lại rằng:“Người Chơ ro ngày xưa sinh sống ở tận vùng ngả 7 đường Lý Thái Tổ, Tp HCM bây giờ”. Có lẽ do quá trình đánh nhau giữa ngườ i Khmer và người Chăm và sau đó là Nam tiến của người Kinh, nhất là khi thực dân Pháp cướp đất của tổ tiên họ lập đồn điền, nên vùng cư trú của người Chơ ro bị thu hẹp dần. Họ vẫn sống theo thời kỳ chưa phân chia giai cấp. Cơ cấu xã hội nguyên thủy chưa bị tan rã hoàn toàn, họ chỉ có người nghèo, người có mức sống tạm đủ, rất hiếm có người giàu. Phong tục của họ vẫn còn là mẫu hệ. Về mặt quản lý xã hội của chính quyền địa phương hiện nay, thì Họ Điểu vẫn là tư cách pháp nhân của người Chơ ro. Nhưng trong ứng xử cộng đồng, nhất là trong hôn nhân thì vai trò Họ truyền thống của người Chơ ro vẫn có vị trí quyết định. Theo luật tục, thì người Chơ ro cùng Họ không được lấy nhau.Vậy làm sao phân biệ t được ai là người cùng Họ? Họ truyền thống của họ là gì ? khi tất cả người Chơ ro đều mang chung là Họ Điểu. Theo ông Điểu Cao, Điểu Luận ở ấp Đức Thắng, người sống lâu trong Ap cho biết, thì người Chơ ro có 2 Họ lớn : Chrau Lun (Cá Sấu) và Bi Cu (Cây gõ mật). Ngoài ra còn các Họ ít người từ nơi khác đến chung sống, như : Chư La, Bô Glao, Chư Giá… Người Chơ ro còn có tên gọi theo vùng cư trú có ng ười nhầm lẫn cho là Họ, như: Voq Klong, (người sống ở vùng suối Son), Voq Cuh (người sống ở vùng suối Rắc), Dak Tbung (người sống ở vùng suối Tam Bung), . . Ông Điểu Cao một người trí thức của người Chơ ro kể về 2 Họ chính như sau: Ngày xưa, Tổ của người Chơ ro là bà U Răng và ông Cô Ten. Một ngày nọ, hai ông bà đi rừng kiếm thức ăn, cùng đi có con chó. Họ vào khu rừng rậm, cây cao, con chó tự nhiên không đi nữa, cứ quẩn quanh ở một chỗ. Ông Cô Ten đến, thấy dưới lớp lá có cái gì lấp lánh. Ông lấ y mũi tên đâm xuống chỗ đó. Bỗng nhiên nước từ dưới đất ùn ùn trào lên, khi hai ông bà bỏ đi thì nước chảy theo chân. Họ đi đến đâu nước tràn theo tới đó. Trong dòng nước chảy, ông bà đều nghe có tiếng nói :Mê lêng, Mê Lêng… Ông bà hiểu là Đak Lêng, có nghĩa nước biển lên. Ông bà đi mãi đi mãi, nước cũng chảy theo mãi. Cuối cùng hai ông bà gặp biển quanh mình, họ không còn biết đường nào để trở về nhà. Tự nhiên từ dưới nước nổi lên con cá sấu rất to, nó bồng bềnh trên mặt nước. Cá sấu nói với ông bà rằng : “Ông bà lên ngồi trên lưng tôi, tôi đưa về nhà”. Hai ông bà tin lời và lên lưng cá sấu, con chó xuống sau nên ngồi trên đầu cá sấu. Cá sấu bơi đi, nước rẽ thành hai đường sóng dài trên biển mênh mông. Do phải vượt đường xa, con chó mắc ỉa, không biết làm sao cứ kêu ăng ẳng. Cá sấu hiểu ý, nó bảo:” cứ ỉa trên đầu tôi đi, không có gì phải lo”. Những cục phân chó liền biến thành những cục u trên đầu cá sấu (người Chơ ro gọi loài cá sấu có u trên đầu là “Lun -Bô Mang”. Không bao lâu cá sấu đưa ông bà về đến mội nước, nơi ông chỉ mũi tên dưới đám lá ủ. Trước lúc chia tay, hai ông bà cảm ơn cá sấu, nói lời từ biệt và hứa không bao giờ quên ơn cứu giúp của cá sấu. Cá sấu nói: “ Từ nay chúng ta kết nghĩa anh em, ông bà và con cháu ông bà không được ăn thịt cá sấu chúng tôi. Nếu ai ăn thịt thì c ả dòng họ của ông bà sẽ chết hết”. Nghe lời dặn, ông bà về kể lại cho con cháu nghe và dặn chúng: không ai được ăn thịt loài cá sấu “Lun – Bô Mang”. Một thời gian sau, nhân dịp Têt cổ truyền của người Kinh, có người bạn kết nghĩa mời đến ăn Tết. Trong các món ăn có món thịt cá sấu. Hai ông bà Tổ người Chơ ro không biết, nên cứ ăn tự nhiên như những lần trước. Ăn uống xong, hai ông bà ra sông rửa tay. Khi ông vừa động tay xuống nước, liền bị biến thành tảng đá nằm bên cạnh bờ sông. Bà U Răng sợ quá chạy lên bờ. Bà ch ưa kịp kêu thì cũng bị biến thành tảng đá. Hai tảng đá ấy được người Chơ ro đặt tên là đá Cậu, đá Mợ. Câu chuyện lan khắp vùng. Con cháu người Chơ ro bảo nhau: Từ nay người Chơ ro không ai được ăn thịt cá sấu“. Để nhớ lời hẹn ước của Tổ tiên, từ đó, người Chơ ro thêm tiếng Chrau (người) cộng với từ Lun hai từ trở thành Họ Chrau Lun. Người Chơ ro kể thêm rằng: “Hai hòn đá Cậu, đa Mợ nằm sát bờ sông Đồng Nai, dù trời có mưa lớn tới đâu, nước sông có dâng cao đến đâu cũng không ngập đến mắt cá chân của đá Cậu, đá Mợ. Nhưng ngày nay, lòng hồ Trị An đã nhận chìm đá Cậu, đá Mợ xuống lòng hồ. Về Họ Bô Bi của người Chơ ro lại có nguồn gốc khác. Ngày xư a, trong lúc cả làng chạy giặc, có người Họ Chrau Lun bỏ quên đồ phải chạy trở lại lấy. Nghe có tiếng khóc, ông chạy đến thấy một bé gái đang nằm trong bồ lúa. Thương quá, ông bế bé theo. Ông bà nuôi bé gái lớn dần và trở thành thiếu nữ xinh đẹp. Ông gả chồng cho cô bé, không bao lâu cô sanh được 7 người con gái cũng xinh đẹp như mẹ. Cô nào cũng giỏi việc làm rẫy, hái rau rừng, giã gạo, đan dệt vải, . .việc gì họ cũ ng làm được. Một hôm, người ông vào rừng thấy một cây Gõ Mật bóng râm mát rượi. Ông đến gần nghe mùi thơm của cây toả ra. Ông nghĩ :” Ta hạ cây Gõ Mật này đem về làm cho mỗi cháu ta mỗi người một cái cối giã gạo. Các làng chung quanh nghe tiếng giã gạo lẫn mùi thơm của cây Gõ Mật, chắc họ sẽ kéo đến chơi vui”. Rồi ông làm theo ý nghĩ của mình. Mỗi cô cháu mỗi người có một cái cối. Cứ mỗi đêm trăng sáng, các cô cháu đem cối ra giã gạo. Cối giã gạo rất mau trắng, cơm nấu ra nức mùi thơm bay khắp vùng chung quanh. Các chàng trai đẹp ở các làng gần xa, giỏi săn thú, trèo cây ăn ong, phát rẫy… Họ lũ lượt đến xin cưới các cô về làm vợ. Nhưng theo phong tục thì các cô thuộc Họ gì, để khi cưới không bị tội loạn luân?. Nhưng nào có ai biết được, vì mẹ các cô là con rơi. Ông bà nghĩ: Nhờ cái cối bằng cây Gõ Mật mà mọi người biết tiếng tăm, rồi ông bà lấy tiếng gọi cây Gõ Mật làm H ọ cho các cháu gái - Bi Cu. Các cháu gái đi lấy chồng ở nhiều nơi, có người lấy chồng ở vùng Chư Wan (dốc mơ Gia Kiệm), người đến Vôq Cuh (suối Đu), người xuống Dak Kđai (suối Rắc), người vào Voh Klong (suối Son)… Không bao lâu các cô gái sinh con đẻ cái rất đông. Thế là từ đó Họ Bi Cu trở thành một Họ lớn của Người Chơ ro ở vùng Bô Bâng và lan rộng khắp nơi cho đến nay. Luật tục về dòng Họ của người Chơ ro rất nghiêm khắc nó vẫn được lưu truyền từ xa xưa qua nhiều đời con cháu. Nó cấm tất cả con trai con gái cùng dòng Họ không được lấy nhau. Cũng theo lời kể của ông Điểu Cao. Có một lần, có một đôi trai gái thương nhau, cha mẹ biết chúng cùng một Họ, cha mẹ can ngăn, nhưng vì quá thương nhau nên chúng không bỏ nhau được. Chúng cứ sống chung. Một hôm chúng ở trong rẫy, gặp tr ời mưa, giông gió lớn, chúng chưa kịp chạy vào nhà thì trời tung lưỡi “Tầm Sét” đánh chết tươi. Một vụ khác, chính ông Tám Quyền là già làng, ông đã trực tiếp xử tội, vì hai người cùng Họ thương nhau. Họ bị làng kết tội loạn luân. Theo luật tục khi xử tội loạn luân, dân làng đem ra một máng cho heo ăn ra trước dân làng. Người ta đổ cơm vô máng. Ông Tám Quyền bắt hai người bò từ xa đến máng cơm, cúi đầu vào máng ă n cơm như con heo ăn, không cho bốc bằng tay. Họ phải ăn hết cơm trong máng mới được đứng lên. Hai người bị xử phạt xong, dân làng vẫn cấm không cho họ ở chung. Nếu không tuân theo sẽ bị đuổi ra khỏi làng… Để lưu giữa luật tục này, người già trong làng người Chơ ro thường nói cho con cháu biết mình thuộc dòng Họ gì. Dòng Họ không chỉ là luật tục mà còn là nét ứng xử đặc biệt trong giao tiếp. Người Chơ ro có thói quen, mỗi khi đi đến nơi xa lạ, họ hay hỏi về dòng Họ của nhau. Nếu là người cùng Họ, thì nhanh chóng trở thành thân thiết. Họ mời nhau ăn cơm, uống rượu, trong nhà có của ngon vật qúy, họ đều đem ra đãi khách. Khi người cùng Họ trong làng thiếu lúa ăn, họ sẵn sàng giúp nhau không tính hơ n thiệt, khi nào có thì trả, nếu không có, chỉ cần nói lời “cho tơi xin” là xong chuyện. Ngày nay, hầu hết người Chơ ro ở Túc Trưng đều thay đổi tín ngưỡng đa thần hành độc thần - Thiên Chúa hay Tin Lành. Trước khi kết hôn, cả trai và gái đều được nhà thơ tổ chức học giáo lý hôn phối, mỗi tuần học một làn, kéo dài liền 3 tháng. Mục đích giúp cho đôi bạn trẻ biết cách ứng xử và chung sống với nhau cho đúng giáo luật. Nhà thời quản lý rất chặt thời gian học và kết quả học. Nếu ai không qua chương trình học hôn phối sẽ không được kết hôn. Thế nhưng, luật tục truyền thống về người cùng dòng Họ của người Chơ ro vẫn được tuân thủ một cách chặt chẽ. Nếu hai người cùng Họ không được kết hôn. Dòng Họ Chrau Lun mang dấu ấn xã hội thị tộc. Nó không chỉ duy trì huyết thống mẫu hệ mà còn đậm nét huyền thoại (Totem). Câu chuyện kể về nguồn gốc là có thể không có thật nhưng qua câu chuyện, lại ẩn chứa một ước vọng của tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Con cá sấu là con vật mà vẫn có tính người, biết giao lưu trò chuyện với người, có hành động khí khái giúp người khi hoạn nạn. Họ Chrau Lun luôn nhắc nhở cháu con sống thủy chung. Hứa thì phải giữ đúng lời và làm đ úng quy ước, nếu không sẽ bị mang họa. Chi tiết người hoá đá có khác gì dấu tích để đời răn dạy cháu con. Chuyện kể về dòng Họ Bi Cu (cây Gõ Mật), lại biểu hiện như một câu chuyện có thật, cụ thể không có nét huyền thoại. Tổ của người có Họ Bi Cu là con người thật, sự việc thật, cùng với những suy nghĩ bình thường không có gì xa vời với cuộc sống đời th ường. Họ Bi Cu chịu ơn Họ Chrau Lun, nhờ người Họ Chrau Lun mới có Tổ Họ Bi Cu ngày nay. Trong quá trình sống đan chen với các tộc người láng giềng, người Chơ ro cũng mở rộng hôn nhân với tộc người Kinh, người Mường, người Mạ… Người Chơ ro vẫn giữ phong tục mẫu hệ truyền thống. Cô gái người Chơ ro lấy chồng người Mạ thì con vẫn theo họ mẹ và trong tộc người Mạ vẫn có Họ Bi Cu, Chrau Lun. Nhưng con gái người Chơ ro lấy chồng người Kinh, người Mường thì con lại phải theo họ cha. Đây là chỗ phức tạp của Họ người Chơ ro. Sự bị biến đổi Họ truyền thống của người Chơ ro thành Họ Điểu cho toàn cộng đồng là một phản ứng tự trọng đối với cách gọi khinh miệt của thực dân Pháp. Ngườ i Chơ ro thường gọi nhau bằng tên, không gọi kèm Họ như người Kinh. Cho nên khi làm sổ bộ, hoặc giao tiếp thường bị nhầm lẫn những người trùng tên với nhau. Tiếng “ Mọi” có nghĩa là người Rừng, nhưng người Pháp hay dùng kèm với tên để đưa vào sổ bộ hay gọi kèm theo tên khi giao tiếp, như: Mọi Kem, Mọi Luân. Mọi Cao… Vào những năm 30 của thế kỷ 20, người Pháp mở trường ở Hớn Quản, nhằ m đào tạo một số tộc người thiểu số biết tiếng Pháp, tiếng Kinh để làm thầy giáo hay công chức, để về quản lý hay dạy chữ cho tộc người họ. Ông Giác là một trong số những người Chơ ro được đào tạo. Sau khi học ông được giữ lại ở trường để làm thầy dạy lại những người học sau. Mỗi lần tiếp xúc với ngườ i Pháp, họ cứ gọi ông là Mọi Giác. Ông cảm thấy bị tủi nhục và xúc phạm. Theo như người Chơ ro Túc Trưng kể lại, ông cũng cảm thấy mình giống người Chiêm Thành, mà từ Chiêm được đọc trại đi là Chim. Chim trong tiếng Hán Việt gọi là Điểu cho nên ông Giác đã thay từ “Mọi Giác thành từ “Điểu Giác”. Qua thời gian dài kê khai hộ tịch từ Điểu được dùng như Họ của cộng đồng người Chơ ro. Tuy nhiên Họ Điểu đối với người Chơ ro chỉ dùng để giao tiếp mà thôi. Chủ yếu trong nội bộ cộng đồng tộc người Chơ ro thì họ vẫn lưu giữ Họ theo luật tục truyền thống, để trong dòng Họ không phạm tội loạn luân. Trong các mối liên hệ tổ chức xã hội truyền thống, vai trò Họ của người Chơ ro có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó giữ mối quan hệ huyết thống, đồng thời duy trì sự cố kết cộng đồng và gia đình. Dòng Họ cũng là yếu tố cơ sở hình thành các loại quan hệ kinh tế, văn hóa. Cho dù xã hội truyền thống của người Chơ ro đang bị áp lực của loại hình xã hội cao áp đặt, nhưng những yếu tố xã hội tiền giai cấp vẫn được duy trì. Sự tiếp nhận Họ Điểu không tự giác, là phản ứng sự khinh miệt dân tộc, cho tới nay người Chơ ro vẫn duy trì Họ truyền thống một cách nghiêm ngặt của tộc người đã có từ lâu đời. Họ truyền thống của người Chơ ro vùng Túc Trưng vừa mang đậm nét huy ền thoại, vừa cụ thể có thực. Đặc biệt ý nghĩa của Họ truyền thống của người Chơ ro còn ẩn chứa những giá trị nhân văn, đạo đức làm người. Nó luôn nhắc nhở cháu con làm theo những điều tốt đẹp. Nếu có sự trả lại Họ truyền thống cho người Chơ ro trong thời đại Computer thì cũng không có gì khó khăn cho hệ thống thống kê. Sự tr ả lại hệ thống Họ truyền thống sẽ khích lệ tinh thần tự hào dân tộc. Duy trì Họ truyền thống cũng là cách bảo tồn một di sản văn hóa vẫn còn có tác dụng tích cực cho đến thời kỳ hiện đại này. Họ truyền thống của người Chơ ro còn là một đóng góp cho kho tàng ngôn ngữ trong cộng đồng các tộc người Việt Nam thêm phong phú và đa dạng. . là người cùng Họ? Họ truyền thống của họ là gì ? khi tất cả người Chơ ro đều mang chung là Họ Điểu. Theo ông Điểu Cao, Điểu Luận ở ấp Đức Thắng, người sống lâu trong Ap cho biết, thì người Chơ. theo họ cha. Đây là chỗ phức tạp của Họ người Chơ ro. Sự bị biến đổi Họ truyền thống của người Chơ ro thành Họ Điểu cho toàn cộng đồng là một phản ứng tự trọng đối với cách gọi khinh miệt của. được dùng như Họ của cộng đồng người Chơ ro. Tuy nhiên Họ Điểu đối với người Chơ ro chỉ dùng để giao tiếp mà thôi. Chủ yếu trong nội bộ cộng đồng tộc người Chơ ro thì họ vẫn lưu giữ Họ theo luật