Đau Dây Thần Kinh Tam Thoa pdf

4 431 1
Đau Dây Thần Kinh Tam Thoa pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đau Dây Thần Kinh Tam Thoa 1. Giới thiệu: - Đây là một trong những loại đau thường gặp nhất ở vùng mặt-miệng. Người đầu tiên mô tả đau dây thần kinh tam thoa là một thầy thuốc người Arập tên là Jurjani vào thế kỷ 11 (Ông đã mô tả: có một loại đau mà ảnh hưởng đến răng ở một bên và toàn bộ hàm cùng một bên với bên đau. Với cơn đau, có sự co thắt ở mặt và sự lo âu dữ dội.) - Nicolaus André là người đầu tiên đã mô tả chi tiết cơn đau dây thần kinh tam thoa điển hình, và ông đã nhận diện nó như là một bản chất lâm sàng và gọi là tic douloureux. 2. GIẢI PHẨU HỌC THẦN KINH TAM THOA: Thần kinh tam thoa gồm có 2 rễ : rễ cảm giác (radix sensorial) lớn và rễ vận động (radix motoria) nhỏ. Rễ cảm giác phình ra ở phía trước tạo thành một hạch sinh ba (ganglion trigeminale) - Nguyên ủy thật của rễ cảm giác là các tế bào của hạch sinh ba có các sợ ngoại biên tụm lại thành ba trẽ tách ra ở trước hạch: + Thần kinh mắt (V1): cảm giác da ở vùng trán, mi mắt, mũi ngoài. + Thần kinh hàm trên (V2): cảm giác da và răng hàm trên. + Thần kinh hàm dưới (V3): cảm giác da va răng hàm dưới, vận động cơ nhai - Rễ vận động có nguyên ủy thật là nhân vận động thần kinh tam thoa ở cần não. 3.BIỂU HIỆN LÂM SÀNG - Đây là cơn đau dữ dội mà bệnh nhân mô tả như: dao đâm, như cắt, sốc điện, nóng bỏng, đau nhói. Cơn đau kéo dài vài giây và không quá vài phút. - Bệnh nhân thường đau từng cơn. Tuy nhiên trong những trường hợp nặng, bệnh nhân gần như bị đau liên tục. Cơn đau được kích thích do chạm vào những vùng ở mặt. Các vùng này gọi là vùng cò súng (trigger zone) và cùng bên với bên đau. Đa số vùng cò súng là ở phần trung tâm của mặt, quanh mũi và miệng. động tác sờ nhẹ và những kích thích rung sẽ gây đau nhiều. Rửa mặt, cạo râu, hay tiếp xúc với gió có thể thúc đẩy cơn đau, trong khi bóp, ép vùng cò súng, khích thích đau hay nhiệt thường không gây ra như vậy. Các cơn đau cũng có thể gây ra khi nói chuyện, nhai, hay ăn, và bệnh nhân có thể suy kiệt và mất nước do các cơn xảy ra khi bệnh nhân cố uống hay ăn. - Triệu chứng có khuynh hướng nặng lên theo thời gian, tuy nhiên triệu chứng thường giảm trong giai đoạn sớm của bệnh; một số bệnh nhân không có triệu chứng trong vài tháng hay vài năm đầu của bệnh. Với thời gian, các cơn xuất hiện thường xuyên với cường độ nặng hơn; cuối cùng, có thể có nhiều cơn mỗi ngày. Khám thần kinh thông thường khó phát hiện tổn thương, tuy nhiên ở một số bệnh nhân có giảm nhẹ cảm giác sờ và nhiệt nhưng không thay đổi cảm giác đau. Các phản xạ thần kinh tam thoa thường bình thường ở dạng vô căn và bất thường ở dạng không điển hình. + Đau dây thần kinh tam thoa vô căn dựa trên bệnh sử, cơn đau dữ dội, kịch phát điển hình ở một bên, vùng cò súng, có giai đoạn trơ, khám thần kinh bình thường. + Đau không điển hình khi: đau kéo dài, đau không có vùng cò súng, không theo sự phân bố thần kinh tam thoa, đau có tính chất âm ỉ. * Tiêu chuẩn chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa (theo Hiệp Hội Đau Đầu QuốcTế,1988) A. Là các cơn đau mặt và trán kịch phát kéo dài vài giây và dưới hai phút. B. Đau có ít nhất bốn trong các đặc điểm sau: 1. Đau nông, đột ngột, dữ dội, nhói như dao đâm hay nóng bỏng. 2. Phân bố dọc theo một hay nhiều nhánh dây thần kinh tam thoa. 3. Cường độ nặng dần. 4. Được kích thích tại các vùng cò súng, hay bởi các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ăn, nói, rửa mặt, hay đánh răng. 5. Giữa các cơn bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng. C. Không có thiếu sót thần kinh. D. Các cơn được lập lại ở mỗi bệnh nhân riêng biệt. E. Loại trừ các nguyên nhân đau mặt khác từ bệnh sử, khám thực thể, và cận lâm sàng đặc biệt. . chi tiết cơn đau dây thần kinh tam thoa điển hình, và ông đã nhận diện nó như là một bản chất lâm sàng và gọi là tic douloureux. 2. GIẢI PHẨU HỌC THẦN KINH TAM THOA: Thần kinh tam thoa gồm có. Đau Dây Thần Kinh Tam Thoa 1. Giới thiệu: - Đây là một trong những loại đau thường gặp nhất ở vùng mặt-miệng. Người đầu tiên mô tả đau dây thần kinh tam thoa là một thầy. khi: đau kéo dài, đau không có vùng cò súng, không theo sự phân bố thần kinh tam thoa, đau có tính chất âm ỉ. * Tiêu chuẩn chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa (theo Hiệp Hội Đau Đầu QuốcTế,1988)

Ngày đăng: 29/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan