VIÊM DẠ DÀY CẤP I. Giải phẫu: II. Mô học: Niêm mạc dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp tế bào biểu mô phủ, lớp đệm và lớp cơ niêm. Bề mặt của niêm mạc có chỗ lõm xuống được gọi là các khe (Crypte), các tế bào biểu mô phủ tới tận đáy của các khe nơi các tuyến đổ vào. Lớp đệm có chứa nhiều tuyến, mô liên kết gồm các tế bào sợi, sợi tạo keo, sợi cơ trơn và các mạch máu, các mạch bạch huyết nhỏ. III. Định nghĩa: - Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính là khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. - Đặc điếm lâm sàng của viêm dạ dày cấp là : xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và không để lại di chứng. IV. Phân loại, nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng Có 4 dạng chính: 1. Viêm long dạ dày: + Thường xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut + Niêm mạc phù nề, xung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân. + Biểu hiện lâm sàng: cảm giác đau căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị + nôn, choáng váng 2. Viêm dạ dày thể xuất huyết: + Xuất hiện do các yếu tố có nguồn gốc ngoại sinh như rượu, thuốc kháng viêm non – streroid + Niêm mạc có những chấm xuất huyết, hoặc những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc và các vết xước, chảy máu do sự phá vỡ mạch máu lớp cơ niêm, thâm nhiễm bạch cầu đa nhân cổ ống tuyến. + Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là xuất huyết. Khi chảy máu nhiều và nặng có thể gây shock. 3. Viêm dạ dày thể ăn mòn: + Thường do các chất kích ứng tác động liên tiếp lên bề mặt niêm mạc dạ dày + Tổn thương từ phù nề niêm mạc đến hoại tử lan rộng sâu xuống thành dạ dày. Sau một thời gian các fibrin hàn gắn lại tạo thành các mô sẹo. + Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau thượng vị ngay tức thì sau khi dạ dày tiếp xúc với chất kích ứng; sau đó là nôn, đôi khi nôn ra máu; trong các trường hợp nặng có thể có shock. 4. Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: + Với sự có mặt của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn + Dạ dày bị viêm tấy, dịch rỉ viêm làm mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày. + Có thể gây thủng và gây viêm phúc mạc. Người ta gọi đó là dạ dày phù thũng. * Ngoài ra còn có các dạng khác như: - Viêm dạ dày cấp tính do dị ứng: có thâm nhiễm bạch cầu ưa acid. - Viêm dạ dày sau điều trị tia xạ. V. Cận lâm sàng - Nội soi dạ dày : + Dạ dày có một phần hoặc toàn thể niêm mạc đỏ rực, bóng láng, có những đám nhầy dày hoặc mỏng, các nếp niêm mạc phù nề, niêm mạc kém bền vững, dễ xuất huyết, vết chợt. + Trên nền xung huyết phù nề, có những chỗ mất tổ chức ( thường ở phần dưới thân vị, hang vị ), đôi khi có vết nứt kẽ, dài, ngắn, ngoằn ngòeo, chạy dọc các rãnh hoặc cắt ngang qua niêm mạc, đôi khi là dạng loét trợt (aphte) loét dài hẹp. - Dịch vị : tăng tiết dịch, acid, trong dịch có BC, tế bào mủ. - X quang : thấy hình ảnh nếp niêm mạc thô, ngoằn ngoèo, bờ cong lớn nham nhở, túi hơi rộng. - Xét nghiệm máu : BC tăng, CTBC chuyển trái, VS tăng. VI. Chẩn đoán: 1/ Chẩn đoán xác định: dựa vào - Lâm sàng : đau thượng vị đột ngột không theo chu kỳ, nóng rát. - X quang : không thấy hình loét, chỉ thấy niêm mạc thô. - Soi dạ dày và sinh thiết : thấy tổn thương niêm mạc. 2/ Chẩn đoán phân biệt: - Viêm tụy cấp ( Amylaza máu và nước tiểu tăng cao ) - Thủng dạ dày ( X-quang bụng - thấy liềm hơi ) - Viêm túi mật cấp ( sốt, sờ thấy túi mật to ) - Cơn đau cấp của loét dạ dày - tá tràng ( X quang dạ dày có ổ loét ). VI. Tiến triển: Quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn. Nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn, vì niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp và do cơ chế miễn dịch. VII. Điều trị: Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống shock; nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh, nếu có xuất huyết tiêu hóa thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa; nếu do ngộ độc hoặc uống nhầm hóa chất thì phải rửa dạ dày Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà cân nhắc sử dụng các thuốc antacid, các thuốc giảm tiết hoặc các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đặc biệt chú ý đến chế độ ăn từ lỏng đến đặc dần, kiêng các thức ăn kích thích, khó tiêu gây tác hại đến dạ dày. . có các dạng khác như: - Viêm dạ dày cấp tính do dị ứng: có thâm nhiễm bạch cầu ưa acid. - Viêm dạ dày sau điều trị tia xạ. V. Cận lâm sàng - Nội soi dạ dày : + Dạ dày có một phần hoặc toàn. + Dạ dày bị viêm tấy, dịch rỉ viêm làm mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày. + Có thể gây thủng và gây viêm phúc mạc. Người ta gọi đó là dạ dày phù thũng. * Ngoài ra còn có các dạng. lâm sàng của viêm dạ dày cấp là : xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và không để lại di chứng. IV. Phân loại, nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng Có 4 dạng chính: 1. Viêm long dạ dày: + Thường