1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TẮC MẠCH ỐI doc

6 282 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 98,16 KB

Nội dung

TẮC MẠCH ỐI 1.Định nghĩa: Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, không thể đoán trước và không thể dự phòng được. Tắc mạch ối là do nước ối, tế bào của thai nhi, chất gây, tóc, lông tơ hoặc các mảnh mô khác lọt vào tuần hoàn của người mẹ, gây ra suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính. 2.Yếu tố nguy cơ: +Lớn tuổi >35 t. +Con rạ nguy cơ cao hơn con so. +Mổ lấy thai,đẻ có can thiệp thủ thuật Forcep,giác hút. +Đa ối, đa thai, rau tiền đạo,rau bong non,sản giật +Tổn thương tử cung hoặc cổ tử cung 3.Cơ chế bệnh sinh: Hiện nay người ta vẫn chưa biết một cách chính xác cơ chế bệnh sinh của tắc mạch ối.Bệnh cảnh của tắc mạch ối gần giống như một choáng phản vệ với mảnh mô thai hơn là hiệntượng tắc mạch.Có 3 hoàn cảnh làm cho nước ối đi vào tuần hoàn của người mẹ: -Vỡ ối(tức có lỗ rách màng ối hay màng đệm) -Vỡ tĩnh mạch tử cung hay tĩnh mạch cổ tử cung. -Áp lực buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch.(Trong cơn go tử cung lúc rặn đẻ) Trong lúc rặn đẻ cơn co tử cung mạnh (khiến nước ối thấm vào khoang giữa tử cung và rau - màng ối) và việc các mạch máu ở thành tử cung mở ra. Khi cơ tử cung giãn, các mạch máu mở rộng có tác dụng như những ống hút, hút nước ối vào mạch. Khi cơ tử cung co lại, máu và nước ối được đẩy theo đường tĩnh mạch của tử cung vào tuần hoàn mẹ. Khả năng gây tử vong của việc truyền nước ối vào tĩnh mạch thay đổi rất đáng kể , phụ thuộc vào các thành phần chứa trong nước ối . Khả năng gây tử vong cao nhất khi trong nước ối có nhiều bả thai và nhất là phân su sệt. Nước ối và tế bào thai đi vào tuần hoàn người mẹ sau đó diễn tiến qua 2 giai đoạn: +Giai đoạn 1: Tế bào da thai nhi bị bong ra+lông+tóc+chất gây+ chất nhầy tạo nên sự tắc nghẻn trầm trọng mạch máu phổi hoặc từ fibrin được thành lập trong mạch máu =>Co thắt động mạch phổi=> Tăng áp lực phổi+tăng áp lực thất P=>thiếu ôxy. Quá trình ngừng tuần hoàn-hô hấp diễn ra rất nhanh làm cho các buồng thất không giãn ra được làm thiếu ôxy ở tim và phổi. Tình trạng thiếu ôxy gây tổn thương cơ tim và mao mạch phổi làm suy thất trái và suy hô hấp cấp. Người bệnh nhanh chóng đi vào giai đoạn hôn mê. +Giai đoạn 2: Nếu người bệnh sống sót qua giai đoạn này thì sẽ đi tới giai đoạn 2. Khoảng 40% số trường hợp sống sót qua giai đoạn 1. Giai đoạn 2 đặc trưng bằng chảy máu dữ dội khắp nơi do đờ tử cung và do đông máu nội mạch rải rác (DIC). 4.Thời điểm tắc mạch ối: Thời điểm xảy ra TMO cũng rất khác nhau tuỳ trường hợp, -12% số trường hợp xảy ra TMO khi màng ối còn nguyên, -70% xảy ra trong chuyển dạ, -11% xảy ra sau đẻ qua đường âm đạo, -19% xảy ra trong mổ lấy thai khi đã có chuyển dạ hay khi chưa có chuyển dạ. TMO hiém gặp, không có d/h lâm sàng và xét nghiệm đặc trưng. 5. Hình ảnh lâm sàng đặc trưng: -Rét run, rùng mình đột ngột -Sốt -Mặt tím tái -Đau tức ngực -Khó thở vào -Buồn nôn và nôn -Thở nhanh, nông -Đôi khi loạn nhịp tim, tim đập nhanh -Tụt mạnh HA -Bồn chồn, lo lắng, hột hoảng sợ sệt -Chuyển trạng tháI hột hoảng sang co giật cứng, dễ nhầm sản giật. -Mất ý thức -Phù phổi -Chết trong vòng 2 – 3 giờ. 6.Tiêu chuẩn chẩn đoán: Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ và Anh khuyến cáo 4 tiêu chuẩn chẩn đoán TMO như sau (phải đồng thời có đủ cả 4 tiêu chuẩn): -Tụt HA hay ngừng tim -Thiếu ô xy cấp tính -Bệnh lý đông máu hay chảy máu nặng mà không có các lý giải khác. -Tất cả xảy ra trong chuyển dạ, mổ lấy thai hay trong vòng 30 phút sau đẻ mà không có các lý giải khác cho các d/h này. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH : KẾT QUẢ GIẢI PHẪU BỆNH TÌM THẤY TẾ BÀO CỦA THAI VÀ THÀNH PHẦN NƯỚC ỐI TRONG ĐỘNG MẠCH PHỔI MẸ. 7.Hướng xử trí: Khi rất nghi ngờ tắc mạch ối với những dấu hiệu tiêu chuẩn ở trên, lập tức: -Duy trì cung cấp oxy cho sản phụ (đặt nội khí quản,thở máy) -Đặt hơn 2 đường truyền TM, nâng huyết áp bằng dung dịch cao phân tử. -Hồi sức tim nếu ngừng tim,có thể dùng Adrénaline tiêm tĩnh mạch 1 mg, hoặc qua đường nội khí quản 3 mg, hoặc Xylocaine 1 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm (trong 2 phút). Có thể chích lại sau mỗi 3 – 5 phút. Tuy nhiên, liều tổng cộng của xylocaine không được quá 3 mg/kg. -Làm các xét nghiệm cấp cứu: -XN khí trong máu -Công thức máu -Đông máu -Theo dõi bằng monitor. -Truyền máu nếu kết quả đông máu không tốt kèm chảy máu dữ dội. Máu toàn phần hay hồng cầu đậm đặc và huyết tương đông được dùng. Tuy nhiên trên đây chỉ là những xử trí triệu chứng nhằm hồi phục dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân không xử lý được căn nguyên.Vì tai biến này hay xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh nên hầu hết bệnh nhân đều tử vong. Nếu thai chưa xổ thì hầu hết thai nhi không được cứu kịp. Ở các nước có trang bị hiện đại, người ta có thể mổ ngay để cứu thai nhưng tính may rủi cũng rất lớn. Trường hợp bệnh tiến triển chậm hơn thì có thể mở lồng ngực người mẹ, tìm và lấy đi khối huyết tắc ở động mạch để cứu mẹ. Tuy nhiên, trong thế kỷ 20 chỉ có một trường hợp may mắn như vậy; đó là một sản phụ ở Pháp. . TẮC MẠCH ỐI 1.Định nghĩa: Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, không thể đoán trước và không thể dự phòng được. Tắc mạch ối là do nước ối, tế bào. cảnh của tắc mạch ối gần giống như một choáng phản vệ với mảnh mô thai hơn là hiệntượng tắc mạch. Có 3 hoàn cảnh làm cho nước ối đi vào tuần hoàn của người mẹ: -Vỡ ối( tức có lỗ rách màng ối hay. màng ối) và việc các mạch máu ở thành tử cung mở ra. Khi cơ tử cung giãn, các mạch máu mở rộng có tác dụng như những ống hút, hút nước ối vào mạch. Khi cơ tử cung co lại, máu và nước ối được

Ngày đăng: 28/07/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w