Suy tĩnh mạch mạn tính (1) Định nghĩa:Là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn có thể khiến cho máu chạy theo những đường ngược nhau. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng tĩnh mạch bị tổn thương. Giải phẫu tĩnh mạch chi dưới: Các tĩnh mạch của chi dưới được phân chia làm 3 hệ thống: hệ nông, hệ sâu và hệ xuyên: - Hệ tĩnh mạch sâu là các tĩnh mạch đi kèm với động mạch như tĩnh mạch chày, tĩnh mạch mác, tĩnh mạch chậu v.v…các tĩnh mạch càng lớn càng có ít van, tĩnh mạch chủ hầu như không có van và các tĩnh mạch này không bao giờ bị giãn, bệnh chủ yếu của hệ thống tĩnh mạch này là viêm tắc tĩnh mạch. - Hệ tĩnh mạch nông ở chi dưới có hai nhóm: tĩnh mạch hiển ngoài và tĩnh mạch hiển trong. Tĩnh mạch hiển trong lớn và ở mặt trong của đùi đi từ mặt trước của mắt cá trong đến chỗ nối tĩnh mạch đùi-chậu (ngay nếp bẹn). Tĩnh mạch hiển ngoài nhỏ và nằm ở phía ngoài đi từ mặt trước mắt cá ngoài lên đến khoeo chân và đổ vào tĩnh mạch khoeo. Ngoài ra, nó còn bao gồm cả các tĩnh mạch dưới da. Bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính thường hay xảy ra ở hệ thống này. - Hệ tĩnh mạch xuyên có nhiệm vụ đưa máu từ hệ thống tĩnh mạch nông vào hệ tĩnh mạch sâu bao gồm nhiều nhóm. Tùy theo vị trí và nguyên nhân của tổn thương bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới được chia làm 4 nhóm: - Nhóm giãn tĩnh mạch tiên phát hay còn gọi là giãn tĩnh mạch vô căn: trong nhóm này, ban đầu các tĩnh mạch bị giãn và dài ra sau đó các van tĩnh mạch mất dần chức năng. - Nhóm giãn tĩnh mạch thứ phát, thường do viêm tĩnh mạch: Ở nhóm này các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó các tĩnh mạch mới bị giãn và dài ra. - Giãn tĩnh mạch ở người có thai, do tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ và chèn ép của tử cung bị to ra khi có thai. - Giãn tĩnh mạch bẩm sinh, nguyên nhân do bất thường của thành tĩnh mạch làm nghẹt tĩnh mạch sâu và dò động tĩnh mạch (dạng u máu hỗn hợp). Các triệu chứng chính và chẩn đoán: - Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm, triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ. Về sau, các triệu chứng nặng dần và xuất hiện các mảng rối loạn dinh dưỡng trên da và các tĩnh mạch giãn dần, nổi ngoằn nghoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, môi khô lưỡi dơ và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, bên trong lòng xuất hiện những cục thuyên tắc cứng v.v… - Việc xác định chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng bao gồm nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu. - Cuối cùng, chẩn đoán được xác định bằng siêu âm Doppler màu mạch máu, với phương pháp này cho phép chúng ta xác định được những rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để từ đó có thái độ điều trị đúng đắn. * Mức độ suy tĩnh mạch mạn: Dựa vào các ctriệu chứng lâm sàng, người ta chia suy tĩnh mạch mạn tính thành nhiều mức độ: - Độ 0: Chỉ đơn thuần có triệu chứng cơ năng như đã mô tả - Độ 1: Giãn các tĩnh mạch xa, tĩnh mạch lưới, sưng vùng mắt cá chân. - Độ 2: Xuất hiện giãn tĩnh mạch rõ, điển hình. - Độ 3: Có kèm theo phù nhưng không có những biến đổi của da. - Độ 4: Đã có biến đổi của da như sạm da, chàm, xơ mỡ bì. - Độ 6: Biến đổi da và có loét tiến triển. Như vậy dựa trên cách chia độ người ta có thể đánh giá mức độ của bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Biến chứng của giãn tĩnh mạch: - Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm. - Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng. - Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. - Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời . tĩnh mạch đi kèm với động mạch như tĩnh mạch chày, tĩnh mạch mác, tĩnh mạch chậu v.v…các tĩnh mạch càng lớn càng có ít van, tĩnh mạch chủ hầu như không có van và các tĩnh mạch này không bao giờ. giãn, bệnh chủ yếu của hệ thống tĩnh mạch này là viêm tắc tĩnh mạch. - Hệ tĩnh mạch nông ở chi dưới có hai nhóm: tĩnh mạch hiển ngoài và tĩnh mạch hiển trong. Tĩnh mạch hiển trong lớn và ở mặt. gồm cả các tĩnh mạch dưới da. Bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính thường hay xảy ra ở hệ thống này. - Hệ tĩnh mạch xuyên có nhiệm vụ đưa máu từ hệ thống tĩnh mạch nông vào hệ tĩnh mạch sâu bao gồm