Mổ lấy thai 1. Định nghĩa: Mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở thành tử cung nguyên vẹn. 2. Chỉ định mổ lấy thai: Ngày nay mổ lấy thai được chỉ định trong những trường hợp mà cuộc sanh ngả âm đạo không an toàn cho mẹ và thai nhi, nhiều chỉ định tuyệt đối (rất rõ ràng) nhưng có những chỉ định chỉ là tương đối. Trong nhiều trường hợp cần cân nhắc giữa mổ lấy thai và sanh ngả âm đạo để có phương án tối ưu. Các chỉ định thường gặp: 2.1. Bất xứng đầu - chậu: do khung chậu hẹp hay khung chậu bình thường mà thai to. + Nghiệm pháp lọt thất bại. + Bất xứng đầu chậu ở eo giữa: sanh giúp thất bại. + Doạ vỡ tử cung. 2.2. Khởi phát chuyển dạ thất bại: không gây được cơn co tử cung hay không có cơn co có hiệu quả cho sự xoá và mở cổ tử cung. 2.3. Rối loạn cơn co không điều chỉnh được bằng thuốc. 2.4. Sanh khó do bất thường cổ tử cung: cổ tử cung không tiến triển được do cổ tử cung có sẹo cũ xấu, khoét chóp hay cắt đoạn cổ tử cung. K cổ tử cung tại chỗ hoặc xâm lấn. 2.5. Nhau tiền đạo trung tâm và bán trung tâm. 2.6. Nhau bong non: các thể trung bình, thể nặng. 2.7. Sa dây rốn: ở thai nhi có khả năng sống và không đủ điều kiện để sanh ngả âm đạo tức thì. 2.8. Ngôi bất thường: - Ngôi mặt cằm sau, cằm ngang. - Ngôi trán. - Con so ngôi ngang, ngôi ngang con dạ không đủ điều kiện nội xoay thai. - Các ngôi phức tạp nguy cơ cao. - Mổ lấy thai dự phòng trong ngôi mông. + Con so ngôi mông, con ước lượng trọng lượng thai nhi > 3000 gam. + Ngôi mông, chuyển dạ tiến triển chậm. + Ngôi mông + vết mổ lấy thai cũ. + Ngôi mông kèm một yếu tố bất thường. 2.9. Suy thai trong chuyển dạ. 2.10. Thai kém phát triển trong tử cung, đe doạ tính mạng bào thai. 2.11. Thai quá ngày, có chống chỉ định khởi phát chuyển dạ. 2.12. Vết mổ trên thân tử cung: - Vết mổ bóc nhân xơ, thủng tử cung cũ, chỉnh hình tử cung. - VMC lấy thai: + Lần trước là vết mổ dọc thân. + Chỉ định mổ lần trước đến nay vẫn tồn tại. + Lần trước có nhiễm trùng hậu sản. + Đau vết mổ lấy thai cũ. + VMC lần này chuyển dạ kéo dài, khó khăn. + VMC ối vỡ sớm, không vào chuyển dạ tự nhiên được. + VMC thai quá ngày. + VMC có một bất thường trong thai kỳ hay trong chuyển dạ. 2.13. Các chỉ định khác: - Herpès sinh dục (âm đạo, âm hộ) đang tiến triển. - Mẹ bị tiểu đường. những phẫu thuật tạo hình âm đạo, âm hộ.- Có dò bàng quang, âm đạo - Con so lớn tuổi. - Con quí hiếm. - Thai chết lưu. - Dị tật thai không đẻ được ngả âm đạo. - Thai quá non tháng. Các chỉ định trên còn tuỳ thuộc vào một số yếu tố để quyết định có nên mổ lấy thai hay không? 3. Kỹ thuật mổ lấy thai: Các phương pháp mổ lấy thai hiện nay còn sử dụng: - Mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai. - Mổ dọc thân tử cung lấy thai theo phương pháp cổ điển. 3.1. Mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai: - Chuẩn bị trước mổ: Thời điểm thích hợp nhất là khi vào chuyển dạ vì lúc đó phần đoạn dưới tử cung đã được thành lập. Giải thích cho sản phụ rõ lý do mổ. Chuẩn bị y dụng cụ - Vô cảm: Có thể gây tê ngoài màng cứng, tê tủy sống, nội khí quản hay gây tê tại chổ - Đường vào ổ bụng có thể là đường trắng giữa dưới rốn hoặc các đường ngang trên vệ - Mở ngang đoạn dưới tử cung: Mở phúc mạc ở phần đoạn dưới thân (đoạn eo tử cung) phần phúc mạc bóc tách được và đẩy bàng quang xuống. Dùng dao rạch một đường dài 3 cm ngang eo tử cung - Lấy thai: Lấy đầu thai nhi hoặc chân tùy ngôi thai - Sổ nhau, lau buồng tử cung. - Khâu cơ tử cung một lớp hoặc hai lớp tùy tác giả hay tùy trường hợp - Phủ phúc mạc. - Đóng bụng. 3.2. Mổ lấy thai theo phương pháp cổ điển: Phương pháp này ngày nay có những chỉ định riêng biệt. 4. Tai biến của mổ lấy thai: 4.1. Về phía mẹ: - Tai biến gần: + Chảy máu do phạm vào động mạch tử cung, đờ tử cung, rách thêm đoạn dưới khi mổ lấy thai. + Nhiễm trùng: nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn đến cắt tử cung trong hậu phẫu. + Tai biến do phạm phải các cơ quan kế cận như: ruột, bàng quang, đường tiết niệu, dò bàng quang - tử cung, bàng quang - âm đạo + Các tai biến do gây mê hồi sức. - Tai biến xa: Sẹo mổ trên thân tử cung có thể nứt (vỡ) trong những thai kỳ sau, tỷ lệ này khoảng 1 - 2% với vết mổ dọc thân: khi chưa vào chuyển dạ: 0,5 - 1% với mổ ngang đoạn dưới tử cung. + Lạc nội mạc tử cung: do kỹ thuật mổ. + Dính ruột, tắc ruột. 4.2. Về phía con: - Bị chấn thương trong phẫu thuật, hít phải nước ối sang chấn khi lấy thai. - Tai biến do ảnh hưởng thuốc mê. Ngày nay mổ lấy thai là một kỹ thuật rất phổ biến. Tuy nhiên vẫn có những nguy hiểm nhất định và dù sao cũng ảnh hưởng đến tương lai sản khoa của người mẹ. Vì vậy cần cân nhắc kỹ những chỉ định mổ lấy thai để có sự an toàn tuyệt đối cho mẹ và con. . Mổ lấy thai 1. Định nghĩa: Mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở thành tử cung nguyên vẹn. 2. Chỉ định mổ lấy thai: Ngày nay mổ lấy thai. 3. Kỹ thuật mổ lấy thai: Các phương pháp mổ lấy thai hiện nay còn sử dụng: - Mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai. - Mổ dọc thân tử cung lấy thai theo phương pháp cổ điển. 3.1. Mổ ngang đoạn. - Thai chết lưu. - Dị tật thai không đẻ được ngả âm đạo. - Thai quá non tháng. Các chỉ định trên còn tuỳ thuộc vào một số yếu tố để quyết định có nên mổ lấy thai hay không? 3. Kỹ thuật mổ