1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài "Văn hóa văn minh Trung Quốc" docx

30 583 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 8,08 MB

Nội dung

Rượu được xem là một trong những phát minh lớn của Trung Quốc labàn, thuốc súng, giấy, nghề in và rượu.. đều thấy rượu làthức uống quan trọng làm tăng thêm hào khí của những câu chuyện d

Trang 1

Luận văn

Đề tài "Văn hoa văn minh Trung Quốc"

Trang 2

MỤC LỤC

Mở Đầu 1

Nội dung 3

Chương I : Giới thiệu chung về rượu Trung Quốc 3

1 Nguồn gốc rượu Trung Hoa 3

1.1 Các truyền thuyết,giả thiết về nguồn gốc rượu 3

1.2 Những nghiên cứu của khảo cố học 4

2 Rượu Trung Hoa 5

2.1 Nguyên liệu chính và Cách nấu rượu 5

2.2 Danh tửu Trung Hoa 6

2.2.1 Mao đài tửu và Ngũ Lương Dịch 6

2.2.2 Các danh tửu khác 8

2.2.3 Rượu thuốc Trung Quốc 9

Chương II : Văn Hóa Rượu Trung Quốc 11

1 Rượu và tửu khí 11

2 Các quảng cáo rượu và chợ rượu 12

2.1 Các hình thức quảng cáo 12

2.2 Tửu tứ, tửu lầu 12

3 Tửu đức, tửu lễ và tửu lệnh của người xưa 13

3.1 Tửu đức,tửu lễ 13

3.2 Tửu lệnh 14

4 Thưởng rượu 14

5 Rượu trong văn hóa nghệ thuật Trung Hoa 15

5.1 Rượu và mỹ học 15

5.2 Rượu và văn chương 15

5.3 Rượu và thư họa 17

5.4 Rượu và âm nhạc 17

5.5 Rượu và kinh kịch: 17

Trang 3

5.6 Rượu trong võ thuật và điện ảnh Trung Hoa: 18

6 Rượu trong đời sống của người Trung Quốc 19

7 Liên hệ Việt Nam 20

Kết luận 23

Tài liệu tham khảo 24

Một số tửu khí 25

Trang 4

Mở Đầu

rung Quốc, đất nước rộng lớn nằm ở phía Đông châu Á, bờ tây TháiBình Dương Địa hình Trung Quốc rất phong phú với nhiều khuvực ruộng đất bao la, phì nhiêu màu mỡ cùng nhiều dãy núi lớn nhỏchạy ngang dọc khắp toàn đất nước

T

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại hình thànhsớm nhất Lịch sử Trung Quốc đã trải qua nhiều triều đại, theo các tư liệu thìtriều đại đầu tiên là nhà Hạ, nhưng người đầu tiên thống nhất Trung Quốc lậpnên một quốc gia là Tần Thuỷ Hoàng.Chế độ phong kiến của Trung Quốcgồm các nhà nước Tần-Hán-Tuỳ-Đường-Tống-Nguyên-Minh-Thanh Như đãnói trên, đây là đất nước rộng lớn, đất đai màu mỡ kết hợp với sự phì nhiêu,dồi dào của các dòng sông lớn, đặc biệt là sông Hoàng Hà và sông TrườngGiang.Từ lâu, đã tạo cho Trung Quốc rất nhiều những nét đẹp văn hoá mangphong cách rất riêng của đất nước này, từ văn hoá vật chất như ăn, ở, mặc, đilại đến văn hoá tinh thần như văn chương, kĩ thuật, nghệ thuật Nhưng có lẽđộc đáo và mang “cái tôi” của dân tộc nhiều nhất và đáng kể đến đó chính là

Rượu - văn hoá rượu Đây một trong những điểm nổi bật làm cho ta phải

nghĩ ngay đến Trung Quốc

Rượu được xem là một trong những phát minh lớn của Trung Quốc (labàn, thuốc súng, giấy, nghề in và rượu) Rượu đã có lịch sử lâu đời cách đây6000-7000 năm từ thời thần Nông, ông vua truyền sử dạy dân nghề nông vàtrồng thảo dược Vì thế, việc trồng ngũ cốc dần dần đưa đến việc nấu rượu

Nếu ai đã từng làm quen với những bộ lịch sử tiểu thuyết Trung Hoanhư: "Tam Quốc chí", "Tây Hán chí", "Thủy Hử truyện" đều thấy rượu làthức uống quan trọng làm tăng thêm hào khí của những câu chuyện dã sử.Hay tiếng tăm của một số thi nhân, nho sĩ cũng gắn liền với rượu như: LýBạch là người từng được mệnh danh là thi tiên, là tửu thánh và tục truyền ôngsay rượu nên nhảy xuống sông ôm bóng trăng chết đuối, Lưu Linh đời Tam

Trang 5

Quốc cũng được sách vở nhắc đến nhiều với tài uống hàng trăm chén màkhông say Ngay trong các huyền thoại, không hiếm những tiên đồng ngọc nữ

vì vô ý làm vỡ chén lưu ly của Ngọc Hoàng mà bị đày xuống trần Đủ nói lênrằng văn hóa uống rượu đã đi sâu vào Thế giới tâm linh cũng như Thế giớitrần thực của người Trung Quốc

Tìm hiểu về văn hóa rượu cũng chính là con đường đi đến khám phánhững nét đẹp trong nền văn hóa Trung Hoa đồ sộ qua mấy nghìn năm lịchsử

Trang 6

Nội dung

Chương I : Giới thiệu chung về rượu Trung Quốc

1 Nguồn gốc rượu Trung Hoa

1.1 Các truyền thuyết,giả thiết về nguồn gốc rượu

Rượu có từ bao giờ? Có từ trước khi có loài người? Theo chữ tượnghình và suy luận của Trung Quốc, chữ Tửu là rượu gồm 2 bộ phận Một bộphận là chữ Thuỷ là nước, ghép với bộ phận là chữ Dậu Chữ Dậu có nghĩa làrượu lên men Hai chữ được ghép với nhau có nghĩa là rượu lên men được cấtbằng nước mà thành rượu Chữ Dậu ghép thêm chữ Tích là để lâu, thành rachữ Thố, nghĩa là Giấm Người ta đã đưa ra nhiều truyền thuyết và giả thiếtkhác nhau Có những giả thiết mộc mạc và đơn giản

Sách Tử đào tạp xuyết ghi, Hoàng sơn có nhiều vượn khỉ, mùa xuân và

mùa hạ hái hoa quả về để trong vách đá,ủ thành rượu, hương phát ra,thơmkhắp nơi Thuyết vượn và khỉ tạo ra rượu ,ủ rượu mới nghe qua có vẻ hoangđường nhưng xét kỹ cũng có những điều hợp lý Vì trong núi sâu có nhiều hoaquả khi chín tự rơi rụng ,nhiều quả chín lên men biến thành rượu… Theo cácnhà nghiên cứu ,vượn khỉ chỉ tạo ra rượu một cách ngẫu nhiên Từ sự ngẫunhiên ấy mà con người đã học tập để phát minh ra rượu

Có những quan niệm khác thì đơn giản hơn mang màu sắc thần tiênnhư cho rằng trên trời có sao Rượu ,Tửu tinh ,thì dưới hạ giới có rượu ,ngườitạo ra rượu chính là Thượng đế

Nhưng có hai truyền thuyết đáng chú ý là Nghi Địch và Đỗ Khang – những người phát minh ra rượu Sách Chiến Quốc sách của Lưu Hướng,đời Tây Hán (666 TCN) nói: Con gái của vua Vũ là Nghi Địch làm rượu ngon,

đem dâng cho vua, Vũ uống vào thấy ngọt,khen ngon nhưng lại truyền không

cho Nghi Địch làm rượu nữa vì sợ người đời sau sa đà mà làm mất nước Còn

Trang 7

theo sách Bác vật chí cuả Trương Hoa ,đời Tây Tấn cho rằng : Đỗ Khang, đời

Hán đã phát minh ra rượu là bậc thầy trong nghề làm rượu Thuyết này mangđậm màu sắc dân gian hoặc dựa vào truyền thuyết dân gian để lập luận vìtrong dân gian có những con sông ,hòn đá,thôn trang tên là Đỗ khang Ở NhữDương,Hà Nam thì lại có một hòn đá lớn gọi là đá Đỗ Khang,còn có một thôngọi là Đỗ Khang tiên trang Đỗ Khang nấu rượu ngon ,đến nổi Ngọc HoàngThượng Đế cũng mời lên thiên đình để nấu ngự tửu Sau đó đến đời Tấn ,ĐỗKhang mới phụng chỉ xuống trần lập tửu quán ở Long Môn Sơn gần thànhLạc Dương Lúc ấy,có Lưu Linh –đồng tử của Vương Mẫu xuống trần LưuLinh uông mấy đấu rượu cũng không hề say,được phong là thánh rượu Nhưng khi đến tửu quán của Đỗ Khang uống mới ba chén đã say khướt,say

đến 3 năm mới tỉnh Vì thế có câu :”Đỗ Khang túy Lưu Linh”.Có thể nói rằng,

Đỗ Khang là người có kinh nghiệm có tay nghề nấu rượu cao lươngngon,được mọi người ca ngợi Bên cạnh đó, nhân vật này còn được nhiềungười phủ lên những truyền thuyết làm cho nhân vật này trở nên huyền ảo,đậm màu sắc thần kỳ

1.2 Những nghiên cứu của khảo cố học

Dựa theo khảo cổ học, các nhà nghiên cứu cho rằng rượu đã ra đời cách

đây từ rất lâu từ thời Tân Thạch Khí ,cách đây 7 đến 8 nghìn năm với hai loại

rượu là rượu quả (quả tửu ) và rượu sữa(thế lạc)

Quả tửu ,có lẽ do người ta hái hoa quả về trữ lâu ngày hoa quả lên men

ngẫu nhiên trở thành rượu Từ đó ,con người ngày càng có kinh nghiệm phát

minh loại rượu quả Thế Lạc ,người ta suy luận rằng thời đó săn bắt được thú

có sữa dùng không hết để lâu lên men thành rượu Trải qua năm tháng người

ta chế ra rượu sữa Hai loại rượu này được xem là thủy tổ của các loài rượu

Trong thời gian gần đây,các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở huyện PhượngTường,Thiểm Tây năm 1983, được 1 bình đựng rượu,4 cái chén nhỏ,1 cáichén cao,dùng để uống rượu và 1 cái hồ lô đựng rượu

Trang 8

Các nhà nghiên cứu cho rằng cách đây 5800-6000 năm Trải qua thờigian dài,từ Nhà Hạ phát hiện ra rượu đầu tiên đến các triều Ân-Thương đã chếcác loại mỹ tửu dùng trong việc tế tự Đến nhà Chu, rượu mới được phổbiến,phân loại và có nhiều tên gọi khác nhau như Nguyên tửu,Trừng Thanh…

Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc trở về sau dân tộc Trung Hoa đã định cư vớinền nông nghiệp khá phát triển tạo nên những nguyên liệu của rượu và nghềlàm gốm cũng tiến bộ đã hình thành nên nền văn hóa rượu

2 Rượu Trung Hoa

2.1 Nguyên liệu chính và Cách nấu rượu

Rượu không chỉ bình đạm,tự nhiên,ngọt ngào trong đó còn có chua cay

cả đoạn trường và khổ lụy Nhưng cũng có lúc hương vị của rượu làm chocon người ngây ngất và thăng hoa Có 3 thành phần nguyên liệu chính tạo nêncác đặc tính của các loại rượu Trung Hoa là ngũ cốc, nước, và bánh men rượu Các nguyên liệu khác có thể làm thay đổi màu sắc và mùi vị của rượu trongsản phẩm sau cùng cũng có thể được thêm vào sau đó

Rượu Trung Hoa theo phong tục được làm từ ngũ cốc, rượu chính làcon đẻ của nền nông nghiệp,nói một cách khác từ công sức con người laođộng mới có nên bầu rượu

Từ các loại ngũ cốc ,người ta tạo nên men rượu (gọi là khúc) ,quyếtđiịnh đến phẩm chất ,hương vị của rượu Sách Tiếu thư ghi lại rằng, muốnlàm được tửu phải dùng đến duy khúc nghiệt Nghiệt là chồi ,mầm của ngũcốc,mạch nha và cốc nha Men rượu nổi tiếng có đến 8 loại ,men loạibánh ,gọi là phu (trấu cám) là được dùng nhiều nhất Ngoài ra, người ta cònchế men và cho thực vật để làm tửu dược Đặc biệt, thời Bắc Ngụy ,đã chếmen dưới dạng nước,gọi là lự dịch (lự là lọc),chứng tỏ việc ứng dụng vi sinhhọc của thời đó cũng rất cao.Trải qua thời gian, với những bước cải tiến từ lênmen khô đến hồng khúc môi ,kỹ thuật phức tạp và khác nhau

Ngày nay,có 3 loại men rượu chính là đại khúc,tiểu khúc và phu men lớn,men nhỏ,men trấu cám Các loại men rượu này đã được truyền bá

Trang 9

khúc-rộng rãi đến các nước đồng văn như Nhật Bản,Triều Tiên hay các nước khácnhư ở vùng Đông Nam Á.

Nước là 1 thành phần quan trọng trong việc sản xuất rượu, không chỉđơn thuần nó giúp gạo ngậm nước và giúp việc lên men rượu xảy ra, mà nócòn góp phần vào hương vị và chất lượng của rượu Nhiều khu vực nổi tiếngkhông những chỉ vì loại rượu được sản xuất tại đó mà con cả mùi vị và chấtlượng của nguồn nước tại đó

Rượu của Người Trung Hoa được tạo nên bằng cách chưng cất Rượucất theo lối cũ chỉ có chừng 15 đên 16% alcohol và phải mất một thời gianchừng ba tháng từ khi bắt đầu sửa soạn gạo tới khi nấu xong Rượu nấu xongcòn phải để từ 6 tháng tới 1 năm Ngày xưa,người ta chỉ tự nấu lấy rượu đểuống trong nhà nhưng hiện nay rượu trở thành một loại kỹ nghệ quan trọngsản xuất Rượu Tàu về cách chế tác ,gạo đồ thành xôi,có thể bằng nước lạnhhay chỉ để ngoài trời cho hạ nhiệt độ Đôi khi người ta cũng dùng rượu cũ ,đãcất từ lâu,bỏ thêm men để thành rượu mới

2.2 Danh tửu Trung Hoa

2.2.1 Mao đài tửu và Ngũ Lương Dịch

Mao đài tửu

Nói đến rượu của dân tộc Trung Hoa,có lẽ ta phải nói tới rượu Mao Đàiđầu tiên Rượu Mao Đài là một trong những loại rượu trắng nổi tiếng nhất củaTrung Quốc ,cũng như là trên thế giới Nó là thứ đồ uống không thể thiếuđược trong các bữa tiệc chiêu đãi khách quý Ở Trung Quốc,rượu Mao Đàiđược tôn vinh là loại rượu “đệ nhất mỹ tửu”

Tên của loại rượu này được lấy theo tên quê hương của nó- thị trấnMao Đài, thành phố Nhân Hoài, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc Nơi đây có consông Xích Thủy với dòng nước trong vắt suốt 4 mùa từ trong hang núi chảyqua Rượu Mao Đài được sản xuất trực tiếp từ nước sông Xích Thủy và chính

nó đã làm thành hương vị tự nhiên độc nhất vô nhị của rượu Mao Đài : “Chấtrượu thuần tuý, hương vị kéo dài, không gây nhức đầu, gắt cổ” Đây chính là

Trang 10

lý do tại sao, đối với đất nước Trung Quốc, rượu Mao Đài luôn là số 1 vàđược coi là “quốc tửu”

Lịch sử phát triển của rượu Mao Đài tínhđến nay đã hơn 2.000 năm, song loại rượu MaoĐài được biết đến ngày nay lại có xuất xứ từthời nhà Thanh và chỉ thực sự nổi tiếng khắpthế giới từ năm 1915 Rượu Mao Đài được chếbiến từ những loại nguyên liệu tốt nhất như lúa

mỳ và cao lương sau khi được ủ lên men ,phân ra làm tám lần chưng cất Mỗitháng thì chưng cất một lần Rượu muốn ủ ngon thì cần phải đựng trong bìnhgồm và cất giữ mấy năm liền,mới có thể lấy ra để uống đươc Thời gian để ủrượu Mao Đài nhiều nhất là khoảng từ 5 tới 6 năm Rượu khi mới mở nút

ra ,thì hương thơm bay khắp phòng

Việt Nam ta có câu :vô tửu bất thành lễ-không có rượu thì không thể gọi là lễ nghi được,nhiều người Trung Quốc lại nói,vô tửu bất Mao Đài Tức

lúc lễ lạc ,biếu xén ,tặng nhau ,phải dùng rượu Mao Đài Rượu Mao Đàikhông những người Trung Hoa thích mà con được xuất khẩu đến 50 nước trênthế giới Có nhà thơ đã nói rằng:

Phong lai cách tường tam gia túy

Vũ qua khai bình thập lý phương (Mùi hương theo gió bay xa Cách bờ tường nọ,ba nhà khướt say)

Ngũ lương dịch

Rượu có lịch sử 600 năm bắt đầu từ thời nhà Minh Ngũ lương dịch docác vùng Kim Sa Hà,Dân giang,Trường giang,thuộc tỉnh Tứ Xuyên sản xuất

Ban đầu rượu có tên thường gọi là Tạp Lương Tửu nhưng sau này có một nhà

văn tên là Dương Huệ cho rằng tên đó nghe không văn nhã lắm,nên đổi tên là

Ngũ Lương Dịch.

Trang 11

Khi mở vò rượu thì hương nồng bốc lên,khi uống hương rượu vẫn lưuluyến ở cổ họng,vị ngọt thuần hậu,làm cho tinh thần sảng khoái,uống cả vòrượu cũng không say Những người làm rượu rất chú trọng đến nguồnnước,nguồn nước quyết định đến phẩm chất của ngũ lương dịch Nước trongveo của Dân Mân Giang,từ xưa đến nay được xem là tim của các dòngsông,chính là cái hồn của rượu Ngũ Lương Dịch.

Ngũ Lương Dịch vừa ngon lại có lịch sử lâu đời và được đầu tư choviệc quảng cáo nên người trong nước rất ưa chuộng Rượu Ngũ Lương Dịchkhông những đi vào thơ văn mà con đi vào đời sống người dân Trung Hoa,trở thành một nét văn hóa đặc sắc của đất nước này

2.2.2 Các danh tửu khácMỗi vùng đều có một loại rượu nổi tiếng,có cách thức chế biến khácnhau Họ có những loại riêng đã nổi tiếng từ lâu :

Ô trình tửu : rượu sản xuất tại Ô Trình, nay thuộc huyện Ngô

Hưng,Chiết Giang,vẫn được thiên hạ cho rằng đây là loại rượu ngon củaTrung Hoa

Phần tửu : do Hạnh Hoa thôn,phủ Phần Châu,Phần Dương thành sản

xuất Được người đời gọi là cam tuyền giai nhưỡng hay dịch thể bảo thạch.Phần tửu là rượu ngon của đất Sơn Tây và cũng là một loại rượu danh tiếngcủa Trung Hoa đã có hơn 1500 năm Rượu Phần có mùi thơm,uống vào cóhậu vị được nấu bằng cao lương nổi danh của thôn Hạnh Hoa và nước suốiCam Tuyền

Thiệu Hưng tửu: là một loại rượu nếp nổi

tiếng nhất của Trung Hoa Rượu Thiệu Hưng

phải để ít nhất là ba năm mới cho vào

bình ,thường hâm lên trước khi uống Nếu rượu

để trên 5 năm ,người ta gọi là Trần Niên tửu ,

hương càng nồng và thơm Cũng có sách chép là

rượu Thiệu Hưng nấu cho khi sanh con trai thì

Trang 12

gọi là Trạng Nguyên Hồng,cho con gái thì gọi là Nữ Nhi Hồng ,dùng trongdịp đội mũ hay cài trâm (là một lễ khi họ đến tuổi trưởng thành).

Hồng Lộ tửu : Vốn là đặc sản của hai đất Mân Đài( Phúc Kiến và Đài

Loan),hương rất thơm ,vị lại ngon Rượu này dùng gạo nếp trộn với gạo đanglên men,ủ kín,sau đó mới cất vào bình tàng trữ trong khoảng từ 3 đến 8 năm.Rượu càng để lâu thì càng đậm đà nên người ta gọi là Bát Niên Hồng LãoTửu

Phúc tửu : là loại rượu cất theo phương pháp của tỉnh Phúc Kiến,dùng

gạo nếp ,tiểu mạch,sau khi nấu xong phải bỏ thịt gà vào ngâm,để một nămtrước khi cho vào bình

Hoa điêu tửu: gốc từ rượu Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang,đã có từ nhiều

ngàn năm và là một loại danh tửu của Trung Hoa Người ta chọn loại gạongon nấu thành rượu,để lâu có màu vàng Theo Lâm Ngữ Đường ,ông giảithích hoa điêu tửu cũng chỉ là rượu Thiệu Hưng nhưng là một loại rượu màngười ta nấu lên khi sanh một đứa con gái,để sau này khi cô ta đi lấy chồng sẽđem ra đãi khách và hoa điêu chỉ để miêu tả những hình vẽ trang trí trên bìnhrượu hơn là loại rượu

2.2.3 Rượu thuốc Trung QuốcSách xưa ghi Rượu có vị cay đắng ngọt, tính nóng và có thể thông huyếtmạch Chính vì thế mà người xưa đã biết dùng Rượu để chiết suất thuốc vàdẫn thuốc trong cơ thể

Văn tự giáp cốt (chữ viết trên xương và mai rùa) thời cổ ở Trung Quốc cóchép “ngâm thuốc vào rượu”, đó là nói đến loại rượu thuốc có hương vị thơmngon dùng vào việc cúng tế và chữa bệnh Thần y Hoa Đà là người đã sửdụng rượu để gây mê thực hiện phương pháp mổ đầu tiên

Hai phương rượu thuốc sớm nhất được ghi trong các y thư cổ là “Kê thỉlễ” (Nội kinh) và “Hồng lam hoa tửu” (Kim quỹ yếu lược) Các sách thuốckinh điển khác như Thương hàn tạp bệnh luận, Trửu hậu bị cấp phương,Thánh tễ tổng lục đều đã đề cập đến rượu thuốc trên mọi phương diện Đặc

Trang 13

biệt, cuốn Bản thảo cương mục đã ghi lại kinh nghiệm sử dụng men rượu,rượu trắng, rượu nho, bã rượu, rượu ủ trong hầu hết các chuyên khoa lâmsàng như nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ khoa và ngũ quan khoa Cácloại rượu thuốc đươc ứng dụng rất nhiều như :

Vân nam xà tửu : trong y học từng nghiên cứu các loài động vật để làm

thuốc trong đó có các loại rắn Theo các nhà nghiên cứu ,rắn có nhiều chấtdinh dưỡng,phong phú công dụng bồi bổ cơ thể ngừng đau thanh nhiệt

Hoa đài bổ tửu cùng quê hương vơi rượu Mao Đài được thêm các dược

liệu chế thành rượu bổ

Hùng tàm nga đại bổ tửu được gọi là thần trùng quốc bảo ,dành cho cung

đình ,có công dụng trị liệu thần kinh suy nhược…

Trúc diệp thanh :là loại rượu nổi tiếng đất Sơn Tây,nấu bằng cao

lương,tiểu mạch và đậu xanh cùng một số dược thảo Sau khi thành rượu lạiđem ngâm thuốc bắc và lá tre

Ngũ gia bì: dùng cao lương nấu với thuốc bắc,thêm mật ong,mạch nha làm

cho thân thể khỏe mạnh

Hổ cốt tửu : dùng rượu trắng để ngâm thuốc bắc có thể trị được bệnh đau

nhức,phong thấp

Trang 14

Chương II : Văn Hóa Rượu Trung Quốc

1 Rượu và tửu khí

Người Trung Hoa quan niệm, uống rượu phải biết dùng đồ

đựng rượu, từng lọai rượu với từng lọai chén, “mỹ tửu phối

hảo bôi” Nghề làm đồ dùng rượu , gọi là tửu khí hoặc tửu cụ

qua các thời đại không ngừng phát triển

Thời đại Tân thạc khí: Năm 1983, khảo cổ tìm thấy ở Thiểm Tây 5 cáichén uống rượu và một hồ lô đựng rượu bằng gốm,

được xác định là xuất hiện cách đây 5800-6000

năm

Thời nhà Chu: Người ta dùng đồng xanh là tửu

cụ Những cổ vật này được tìm thấy ở huyện Giang

Thời Tam quốc, lưỡng Tấn – Nam bắc triều: Thời kì này, thói quen uốngrượu cực thịnh nên những tửu cụ này rượu rất đặc sắc và sinh động như chénrượu hình con chim, đuôi cong như sắp bay

lên không trung, bầu được biến hóa đẹp mắt

và tiện dụng, gọi là “chấp hồ”.

Thời Tống – Nguyên: Nổi tiếng với các

tửu cụ như: Ngọc hồ xuân bình, Đè lương hồ,

Hàn bình, bình lăng trụ, Thang tửu hồ, thang

tửu bôi…

Trang 15

Những vật liệu để làm tửu cụ, tửu khí thường là gỗ, tre, sừng động vật, hồ

lô, vỏ ốc bằng đất nung, đồng, sứ, pha lê, ngọc, bạc, vàng, thủy tinh, sắt,nhôm…

Những tửu cụ nổi tiếng của Trung Hoa: Dạ quang bôi, Uyên ương chuyểnhương hồ (chén rượu có hai vòi chảy ra cùng một lựợt), Cửu Long công đạobôi

2 Các quảng cáo rượu và chợ rượu

2.1 Các hình thức quảng cáo

Ban đầu người ta dùng rượu để cúng bái tổ tiên, nhưng khi nông nghiệpngày càng phát triển thì người dùng rượu và nghề bán rượu ngày càng xuấthiện nhiều, cùng với nó là những hình thức quảng cáo phổ biến tửu từ thờixưa như: dùng cờ xí, câu đối, thơ văn, chữ nghĩa…

Tửu kỳ: Là cờ rượu, hay còn gọi là hoàng tửu, tửu liêm, tửu vọng,

xí… Tửu kỳ là mảnh vài, lớn nhỏ khác nhau, hai màu thường dùng là xanhhoặc trắng, trên viết chữ tửu thật to , treo cao, ngay trước quán , tung baytrong gió mời gọi khách “Thiên ý oanh đề lục ánh hồng Thủy thôn sơnquách tửu kì phong” (Nhà thơ Đỗ Mục đã viết)

Doanh liên và thơ: Trước quán, ngoài cờ thì thường treo Doanh liên

(câu đối) là các câu thơ của các nhà thơ nổi tiếng Những câu đối tiêu biểunhư: “Lưu linh tá vấn thùy gia hảo Lí Bạch hoàn ngôn thử xử giai”, “Nhấttúy thiên nộ giải, Tam bôi vạn sự hưu”…

2.2 Tửu tứ, tửu lầu

“Tửu tứ” nguyên là chợ rượu, thường

gọi là tửu điếm hoặc tửu lầu, nó phản ánh

nền kinh tế thành thị đã phát đạt và một

trong những sinh họat của tầng lớp thị dân

giàu có

Nam Tống: Các tửu lầu nổi tiếng như

Hy xuân lau, Hoa Nguyệt lâu, Gia Khánh

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w