1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps

129 297 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 356,15 KB

Nội dung

Minh Phương, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toánnguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” Nội dung của luận văn chia làm 3

Trang 1

Đề tài

“Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3”

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 7

I-/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 7

1-/ Đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: 7

2-/ Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 8

II-/ PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU: 11

1-/ Phân loại nguyên vật liệu 11

2-/ Phương pháp tính giá thành nguyên vật liệu : 13

III-/ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU: 16

1-/ Tổ chức chứng từ: 16

2-/ Hạch toán chi tiết sự biến động của vật liệu: 18

3-/ Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu: 22

IV-/ SO SÁNH HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỚI HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG KẾ TOÁN VIỆT NAM 40

V-/ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG: 42

1-/ Phân tích tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 43

2-/ Phân tích sử dụng vốn lưu động 46

PHẦN II - TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 50

I-/ MỘT SỐ HÌNH ẢNH SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY DỆT 8/3 50

Trang 3

1-/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 50

2-/ Vai trò, nhiệm vụ của Công ty Dệt 8/3 51

3-/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty Dệt 8/3 52

4-/ Kết quả sản xuất một số năm gần đây của Công ty Dệt 8/3 56

5-/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán và sổ kế toán của Công ty Dệt 8/3 57

II-/ THỰC TẾ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 61

1-/ Đặc điểm vật liệu tại Công ty Dệt 8/3 62

2-/ Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 8/3 63

3-/ Công tác tính giá nguyên vật liệu 65

4-/ Các chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ: 69

III-/ HẠCH TOÁN CHI TIẾT QUÁ TRÌNH NHẬP, XUẤT KHO VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 74

IV-/ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 81

1-/ Tài khoản sử dụng 81

2-/ Hạch toán tổng hợp quá trình nhập vật liệu 82

3-/ Hạch toán tổng hợp quá trình xuất vật liệu 83

4-/ Tổ chức ghi sổ tổng hợp quá trình nhập, xuất vật liệu 89

V-/ CÔNG TÁC KIỂM KÊ VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 96

VI-/ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 100

1-/ Hệ số quay kho vật tư 102

2-/ Hệ số sản xuất của vốn lưu động: 103

3-/ Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động 104

Trang 4

PHẦN III - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU TẠI CÔNG

TY DỆT 8/3 106

I-/ MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT 8/3 106

II-/ NHỮNG Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY DỆT 8/3 109

1-/ Về công tác tính giá vật liệu xuất kho: 109

2-/ Về cách luân chuyển chứng từ 109

3-/ Về hạch toán chi tiết vật liệu 110

4-/ Sổ chi tiết số 2 nên lập cho từng nhà cung cấp: 113

5-/ Về mẫu sổ Nhật ký - Chứng từ số 5 113

6-/ Về công tác hạch toán tổng hợp vật liệu 119

7-/ Hoàn thiện công tác phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vốn lưu động và công tác phân tích kinh tế nói chung tại công ty 120

III-/ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 121

1-/ Đối với khâu dự trữ 121

2-/ Đối với khâu sản xuất 122

3-/ Đối với khâu lưu thông 123

KẾT LUẬN 125

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải tự mình tổ chức hoạtđộng sản xuất kinh doanh “lời ăn lỗ chịu” Doanh nghiệp nào có mức giá thànhthấp hơn mức trung bình xã hội thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn Do đó, nhàquản lý doanh nghiệp luôn phải quan tâm tới tất cả các khâu trong quá trình sảnxuất, kể từ khi bỏ vốn cho đến khi thu hồi vốn về, phải lựa chọn phương án tối

ưu sao cho với chi phí thấp nhất song thu được nhiều lợi nhuận nhất

Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chi phí cơ bản của quátrình sản xuất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinhdoanh cũng như tổng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Từ đó buộc cácdoanh nghiệp phải quản lý tốt vật liệu, tránh tình trạng cung cấp thiếu gây ngừngtrệ sản xuất hay thừa vật liệu gây ứ đọng vốn

Muốn vậy, doanh nghiệp phải quản lý vật liệu toàn diện từ khâu cung cấp,

dự trữ, bảo quản đến khâu sử dụng Đứng trên giác độ kế toán, kế toán vật liệuphải theo dõi và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình biến độngnguyên vật liệu, đồng thời còn giúp nhà quản lý doanh nghiệp lập dự toán chiphí nguyên vật liệu, đảm bảo cho việc cung cấp nguyên vật liệu được đầy đủ,kịp thời, đúng chất lượng Từ đó giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục,nhịp nhàng và xác định nhu cầu nguyên vật liệu dự trữ hợp lý, tránh ứ đọng vốn,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Công ty Dệt 8-3 là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn Sản phẩmcủa Công ty là những sản phẩm dệt, may mặc phục vụ tiêu dùng trong nướchoặc xuất khẩu với nhiều mẫu mã và hình thức phong phú Do đó công tác kếtoán vật liệu ở Công ty rất được chú trọng và được xem là bộ phận quản lýkhông thể thiếu được trong toàn bộ công tác quản lý của Công ty

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán vật liệu, trong thờigian thực tập tại Công ty Dệt 8-3, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú

trong phòng kế toán tài chính và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn TS Nguyễn

Trang 6

Minh Phương, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán

nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3”

Nội dung của luận văn chia làm 3 phần:

Phần I: Cơ sở lý luận của việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

Phần II: Thực tế công tác hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dệt 8-3

Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 8-3

Trang 7

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN

NGUYÊN VẬT LIỆU

TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1-/ Đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất:

Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng laođộng Theo Mác, tất cả mọi vật thể thiên nhiên xung quanh con người mà laođộng có ích có thể tác động vào để taọ ra của cải vật chất cho xã hội, phục vụcon người đều là đối tượng lao động Nguyên vật liệu như sắt thép trong doanhnghiệp cơ khí chế tạo, bông trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đónggiầy, vải trong doanh nghiệp may mặc v.v là những đối tượng lao động Songkhông phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu Ví dụ: Quảbông tự bản thân nó không phải là nguyên vật liệu Nhưng nếu những quả bông

ấy được lao động của con người tác động để trở thành các sản phẩm chế biếnnhằm cung cấp cho công nghiệp dệt thì lại là nguyên vật liệu

Như vậy, nguyên vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dướidạng vật hoá Xét về mặt hiện vật, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳsản xuất nhất định Và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động củalao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu đểtạo ra hình thái vật chất của sản phẩm Xét về mặt giá trị, khi tham gia vào sảnxuất, vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuấtkinh doanh trong kỳ

Từ đặc điểm trên cho thấy nguyên vật liệu giữ vai trò quan trọng trong quátrình sản xuất Kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu việc cungcấp nguyên vật liệu không đầy đủ, kịp thời Mặt khác, chất lượng của sản phẩm

Trang 8

có bảo đảm hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng vật liệu Do vậy cả sốlượng và chất lượng sản phẩm đều được quyết định bởi số vật liệu tạo ra nó nênyêu cầu vật liệu phải có chất lượng cao, đúng quy cách chủng loại, chi phí vậtliệu được hạ thấp, giảm mức tiêu hao vật liệu để sản phẩm sản xuất ra có thểcạnh tranh trên thị trường

Do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn (50-70%) trong giá thành sảnphẩm nên việc tập trung quản lý vật liệu một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu từthu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng nhằm hạ thấp chi phí vật liệu, giảm mức tiêuhao vật liệu trong sản xuất Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giáthành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và trong một chừngmực nào đó giảm mức tiêu hao vật liệu còn là cơ sở để tăng thêm sản phẩm cho

xã hội, tiết kiệm nguồn tài nguyên không phải là vô tận.Do đó ,doanh nghiệp cầnphải đặt ra yêu cầu cụ thể trong công tác quản lý nguyên vật liệu

2-/ Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn cung cấpnguyên vật liệu không ổn định, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý vật liệutoàn diện ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ đến sử dụng

Ở khâu thu mua: Mỗi loại vật liệu có tính chất lý hoá khác nhau, công dụngkhác nhau, mức độ và tỷ lệ tiêu hao khác nhau Do đó, thu mua phải làm sao cho

đủ số lượng, đúng chủng loại, phẩm chất tốt, giá cả hợp lý, chỉ cho phép hao hụttrong định mức Ngoài ra phải đặc biệt quan tâm đến chi phí thu mua nhằm hạthấp chi phí vật liệu một cách tối đa

Ở khâu bảo quản: Cần đảm bảo theo đúng chế độ quy định phù hợp vớitính chất lý hoá của mỗi loại vật liệu Tức là tổ chức sắp xếp những loại vật liệu

có cùng tính chất lý hoá giống nhau ra một nơi riêng, tránh để lẫn lộn với nhaulàm ảnh hưởng đến chất lượng của nhau

Ở khâu dự trữ: Đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tốithiểu, tối đa để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường,

Trang 9

không bị ngừng trệ, gián đoạn do cung cấp không kịp thời hoặc gây ứ đọng vốn

do dự trữ quá nhiều

Ở khâu sử dụng: Cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hìnhxuất dùng và sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh Cần sử dụng vật liệuhợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức và dự toán chi Điều này có ý nghĩa quantrọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập,tăng tích luỹ cho doanh nghiệp

Để tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện nhất định Điều kiện bảo quản vậtliệu, kho phải được trang bị các phương tiện bảo quản và cân, đong, đo, đếm cầnthiết, phải bố trí thủ kho và nhân viên bảo quản có nghiệp vụ thích hợp và cókhả năng nắm vững và thực hiện việc ghi chép ban đầu cũng như sổ sách hạchtoán kho Việc bố trí, sắp xếp vật liệu trong kho phải theo đúng yêu cầu và kỹthuật bảo quản, thuận tiện cho việc nhập, xuất, kiểm tra theo dõi Bên cạnh việcxây dựng và tổ chức kho tàng của doanh nghiệp, đối với mỗi thứ vật liệu, doanhnghiệp cần phải xây dựng định mức dự trữ, xác định rõ giới hạn dự trữ tối thiểu,tối đa để có căn cứ phòng ngừa các trường hợp thiếu vật tư phục vụ sản xuấthoặc dự trữ vật tư quá nhiều gây ứ đọng vốn Cùng với việc xây dựng định mức

dự trữ, việc xây dựng định mức tiêu hao vật liệu là điều kiện quan trọng để tổchức quản lý và hạch toán vật liệu Hệ thống định mức tiêu hao vật tư khôngnhững phải đầy đủ cho từng chi tiết, từng bộ phận sản xuất mà còn phải khôngngừng cải tiến và hoàn thiện để đạt tới các định mức tiên tiến Mặt khác, doanhnghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các quy định về lập sổ danh điểm vật liệu, thủtục lập và luân chuyển chứng từ, mở sổ chi tiết và sổ tổng hợp để hạch toán vậtliệu theo đúng chế độ quy định Đồng thời, thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kêvật liệu, xây dựng chế độ trách nhiệm vật chất trong công tác quản lý sử dụngvật liệu trong doanh nghiệp và ở từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất

Việc quản lý chặt chẽ vật liệu từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến sửdụng là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản ở doanh nghiệp

Trang 10

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cầnthực hiện tốt các nhiệm vụ đươc giao

3.Nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất:

Thứ nhất: Kế toán vật liệu cần tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp

thời, trung thực các số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hìnhnhập- xuất- tồn kho nguyên vật liệu Tính giá thực tế vật liệu đã dùng và nhậpkho

Thứ hai: Áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán chi tiết, tổng hợpvật liệu để theo dõi chi tiết tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu Kếtoán vật liệu cần hướng dẫn kiểm tra các đơn vị trong doanh nghiệp thực hiệnđầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu như: Lập chứng từ, luân chuyểnchứng từ, mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Thứ ba: Cần phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản,

dự trữ và sử dụng vật liệu thừa thiếu hoặc ứ đọng, hạn chế đến mức tối đa thiệthại có thể xảy ra

Thứ tư: Xác định chính xác về số lượng vật liệu và giá trị của nó thực tế

đưa vào sử dụng và đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân bổchính xác giá trị vật liệu sử dụng cho các đối tượng tính giá thành

Thứ năm: Định kỳ kế toán tham gia hướng dẫn các đơn vị kiểm kê và đánh

giá lại vật liệu theo chế độ Nhà nước quy định, lập các báo cáo về vật liệu phục

vụ công tác lãnh đạo và quản lý vật liệu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sửdụng vốn

Thứ sáu: Phân tích tình hình cung cấp, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật

liệu trong doanh nghiệp để phát huy những mặt làm được và hạn chế khắc phụcnhững mặt còn tồn tại để không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý

Song trước hết để hạch toán nguyên vật liệu kế toán phải tiến hành phânloại và tính giá nguyên vật liệu

Trang 11

II-/ PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU:

1-/ Phân loại nguyên vật liệu

Phân loại nguyên vật liệu là sắp xếp các vật liệu cùng loại với nhau theomột đặc trưng nhất định nào đó thành từng nhóm để thuận lợi cho việc quản lý

và hạch toán Nhìn chung, nguyên vật liệu thường được phân loại theo côngdụng kinh tế Nghĩa là xem xét vai trò và tác dụng của vật liệu trong quá trìnhsản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này, nguyên vật liệu bao gồm:

Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài): Nguyên vật

liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể chính của sảnphẩm như sắt thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy Đối với nửa thành phẩmmua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá như sợimua ngoài trong các doanh nghiệp dệt cũng được coi là nguyên vật liệu chính

Nguyên vật liệu phụ: nguyên vật liệu phụ là những vật liệu có tác dụng phụ

trong quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệuchính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc sửdụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng đểphục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý (dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm,thuốc tẩy v.v )

Nhiên liệu: Nhiên liệu là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng như than đá,

than bùn, củi (nhiên liệu rắn), xăng, dầu (nhiên liệu lỏng) Nhiên liệu trong cácdoanh nghiệp thực chất là một loại vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thànhmột loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỷ trọng lớn vàđóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Nhiên liệu cũng có yêu cầu

và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các vật liệu phụ thông thường

Phụ tùng thay thế: Phụ tùng thay thế là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa

chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải

Trang 12

Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần

lắp, không cần lắp, vật liệu kết cấu, công cụ, khí cụ ) mà doanh nghiệp muavào nhằm mục đích đầu tư cho XDCB

Phế liệu: phế liệu là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay

thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài như phôi bào, vải vụn, gạch,sắt

Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ kể trên như

bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng

Cách phân loại như trên giúp cho doanh nghiệp tổ chức các tài khoản chitiết, quản lý và hạch toán vật liệu dễ dàng hơn Ngoài ra còn giúp cho doanhnghiệp nhận biết rõ nội dung kinh tế và vai trò chức năng của từng loaị vật liệutrong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó đề ra biện pháp thích hợp trong việc

tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại vật liệu

Ngoài cách phân loại trên, còn có những cách phân loại sau:

Phân loại theo nguồn hình thành:

-Nguyên vật liệu mua ngoài

-Nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất

-Nguyên vật liệu khác: Nhận cấp phát, nhận góp vốn liên doanh, tặngthưởng

Phân loại theo quyền sở hữu:

Trang 13

2-/ Phương pháp tính giá nguyên vật liệu :

Tính giá nguyên vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị củavật liệu theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu trung thực, thốngnhất Trong công tác hạch toán vật liệu ở các doanh nghiệp công nghiệp, vật liệuđược tính theo giá thực tế (giá gốc) Tuỳ theo doanh nghiệp tính thuế VAT theophương pháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ mà trong giá thực tế có thể cóthuế VAT (nếu tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp) hay không có thuếVAT (nếu tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)

a, Phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập kho:

Giá thực tế của vật liệu nhập vào được xác định theo từng nguồn nhập: Với vật liệu mua ngoài: Giá thực tế gồm giá mua ghi trên hoá đơn ngườibán cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) và các chi phí mua thực tế (chi phí vậnchuyển, bốc dỡ, chi phí nhân viên thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập,chi phí thuê kho bãi, tiền phạt lưu kho ) trừ khoản giảm giá hàng mua đượchưởng Nếu chi phí mua có liên quan đến nhiều loại vật liệu thì phải phân bổcho từng thứ theo tiêu thức nhất định: Trọng lượng, giá trị

Với vật liệu tự sản xuất: Tính theo giá thành sản xuất thực tế

Với vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến: Giá thực tế gồm giá trị vật liệuxuất chế biến cùng các chi phí liên quan (tiền thuê gia công, chế biến, chi phívận chuyển, bốc dỡ )

Với vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia liêndoanh: Giá thực tế là giá thoả thuận do các bên xác định

Với phế liệu: Giá ước tính thực tế có thể sử dụng được hay giá trị thu hồitối thiểu

Với vật liệu được tặng thưởng: Giá thực tế tính theo giá thị trường tươngđương

b,Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho:

Trang 14

Giá thực tế vật liệu xuất dùngSố lượng vật liệu xuất dùng= Giá đơn vị bình quânx

Giá đơn vị bình quân của kỳ dự trữ= Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước= Giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ

Lượng thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ

Giá đơn vị bình quân

sau mỗi lần nhập = Lượng thực tế vật liệu tồn trước khi nhập cộng lượng nhậpGiá thực tế vật liệu tồn trước khi nhập cộng số nhập

Đối với vật liệu xuất dùng trong kỳ, tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từngdoanh nghiệp , yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán mà cóthể sử dụng một trong các phương pháp sau để tính giá vật liệu xuất kho theonguyên tắc nhất quán trong hạch toán, nếu có thay đổi phải có sự giải thích rõràng:

* Phương pháp bình quân gia quyền:

Theo phương pháp này:

Trong đó :

Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ tuy đơn giản, dễ làm nhưng

độ chính xác không cao Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gâyảnh hưởng tới công tác quyết toán nói chung

Phương pháp này mặc dù khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biếnđộng vật liệu trong kỳ Tuy nhiên, phương pháp này không chính xác vì khôngtính đến biến động của giá cả vật liệu kỳ này Phương pháp này được áp dụngtrong điều kiện giá cả thị trường ít biết động

Trang 15

Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên,vừa chính xác, vừa cập nhật Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiềucông sức, tính toán nhiều lần

* Phương pháp nhập trước, xuất trước:

Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trước thì xuấttrước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng sốhàng xuất Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của vật liệumua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá vật liệu xuất trước và do vậy giá trịvật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng.Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướnggiảm

* Phương pháp nhập sau, xuất trước:

Phương pháp này giả định những vật liệu mua sau cùng sẽ được xuất trướctiên, ngược với phương pháp nhập trước xuất trước ở trên Phương pháp nhậpsau xuất trước thích hợp trong trường hợp lạm phát

* Phương pháp trực tiếp:

Theo phương pháp này, vật liệu được xác định giá trị theo đơn chiếc haytừng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (trừ trường hợpđiều chỉnh) Khi xuất vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tế của vật liệu đó Dovậy, phương pháp này còn có tên gọi là phương pháp đặc điểm riêng hayphương pháp giá thực tế đích danh và thường sử dụng với các loại vật liệu có giátrị cao và có tích tách biệt

* Phương pháp giá hạch toán:

Theo phương pháp này, toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theogiá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ) Cuối kỳ, kếtoán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:

Trang 16

Giá thực tế vật liệu xuất dùngGiá hạch toán vật liệu xuất dùng= xHệ số giá vật liệu

Hệ số giá vật liệu =

Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳGiá hạch toán vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳTrong đó

Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ vật liệu chủyếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý

Như vậy việc phân loại và tính giá nguyên vật liệu là cơ sở để tổ chức hạchtoán chi tiết và tổng hợp nguyên vật liệu

III-/ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU:

Trang 17

Bộ phận cung ứng trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng, biên bản kiểmnghiệm vật tư (nếu có) so sánh với hợp đồng mua hàng để lập “phiếu nhập vậttư” Tại kho, thủ kho sau khi kiểm nhận xong ghi rõ số lượng thực nhập vàophiếu nhập kho Phiếu nhập kho khi đã có đủ chữ ký của người phụ trách cungứng, người giao và người nhận, thủ kho gửi một bản cùng biên bản thừa, thiếu(nếu có) cho bộ phận cung ứng Bản còn lại sau khi ghi vào thẻ kho đượcchuyển cho kế toán ghi sổ kế toán, còn hợp đồng của người bán được giao cho

bộ phận tài vụ làm thủ tục thanh toán rồi chuyển cho bộ phận kế toán làm căn cứghi sổ kế toán thu mua và nhập vật liệu

Chứng từ xuất kho vật liệu có nhiều loại, phụ thuộc vào mục đích xuất khovật liệu Trong doanh nghiệp thường sử dụng các chứng từ xuất kho sau:

+ Phiếu xuất vật liệu

+ Phiếu xuất vật liệu theo hạn mức

+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho

+ Phiếu xuất kho vật liệu kiêm di chuyển nội bộ

“Phiếu xuất vật tư” sử dụng trong các trường hợp xuất kho vật liệu khôngthường xuyên với số lượng ít Phiếu xuất vật tư được lập thành 3 liên, 1 liên giaocho người lĩnh, 1 liên giao cho bộ phận cung ứng vật tư và 1 liên giao cho thủ

Trang 18

kho giữ để ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng Kế toán ghi đơn giá, tính thànhtiền và ghi sổ Do phiếu xuất vật tư chỉ có hiệu lực một lần, không phù hợp vớicác trường hợp sử dụng vật liệu nhiều phát sinh thường xuyên trong tháng nêntrong các doanh nghiệp người ta ít sử dụng phiếu xuất vật tư mà thay bằng phiếuxuất vật tư theo hạn mức lập cho tháng nào chỉ có giá trị trong tháng đó Cuốitháng nếu không sử dụng hết số vật tư đã lĩnh, đơn vị sử dụng phải lập “Phiếunhập vật tư” đem đến kho cùng với vật liệu thừa và “Phiếu xuất vật tư theo hạnmức” Thủ kho phải ghi số lượng thừa trả lại vào cả hai phiếu

Đối với trường hợp xuất bán vật liệu, bộ phận cung tiêu căn cứ vào nhữngthoả thuận của khách hàng để lập “Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho” Phiếu nàyđược lập thành 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên giao cho bộ phận cungứng và 1 liên giao cho thủ kho sử dụng để ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng kếtoán

Trường hợp xuất vật liệu từ kho này đến kho khác trong nội bộ doanhnghiệp bộ phận cung ứng lập “Phiếu di chuyển vật tư nội bộ”

2-/ Hạch toán chi tiết sự biến động của vật liệu:

Hạch toán chi tiết vật liệu là công việc có khối lượng lớn, là khâu hạch toánkhá phức tạp ở doanh nghiệp Việc hạch toán chi tiết đòi hỏi phải phản ánh cảgiá trị, số lượng, chất lượng của từng thứ, từng danh điểm vật liệu theo từngkho Vì vậy, việc tổ chức hạch toán vật liệu ở kho và phòng kế toán có liên hệchặt chẽ với nhau, để sử dụng các chứng từ kế toán về nhập xuất vật liệu mộtcách hợp lý trong việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho và ghi chép vào sổ kếtoán chi tiết của kế toán, đảm bảo phù hợp với số liệu ghi trên thẻ kho và sổ kếtoán (chi tiết), đồng thời tránh được sự ghi chép trùng lắp không cần thiết, tiếtkiệm lao động trong hạch toán, quản lý có hiệu quả Chính sự liên hệ này đãhình thành nên các phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu khác nhau Tuỳ theođặc điểm của từng doanh nghiệp cũng như trình độ kế toán và quản lý mà doanhnghiệp lựa chọn 1 trong 3 phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu sau:

Trang 19

-Phương pháp thẻ song song

-Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

-Phương pháp sổ số dư

a, Phương pháp thẻ song song.

Phương pháp hạch toán vật liệu này khá đơn giản và được áp dụng phổbiến ở nước ta trong những năm 1970 Theo phương pháp thẻ song song

Ở kho: Hàng này căn cứ vào các chứng từ nhập kho, xuất kho thủ kho ghi

số lượng thực nhập, thực xuất vào các thẻ kho liên quan và sau mỗi nghiệp vụnhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày tính ra số tồn kho trên thẻ kho Mỗi chứng từ ghimột dòng vào thẻ kho Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật liệu Định kỳ(có thể là 3 đến 5 ngày 1 lần) thủ kho phải kiểm tra đối chiếu số lượng tồn trênthẻ kho và lượng tồn thực tế

Ở phòng kế toán: Kế toán vật liệu mở thẻ kế toán vật liệu chi tiết cho từngdanh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho Thẻ này có nội dung tương

tự thẻ kho, chỉ khác là nó theo dõi cả số lượng và giá trị (thẻ kho chỉ theo dõi về

số lượng vật liệu) Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được các chứng từ xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán vật liệu phải kiểm tra, đốichiếu và ghi đơn giá hạch toán và tính ra số tiền Sau đó, lần lượt ghi các nghiệp

nhập-vụ nhập, xuất vào các thẻ kế toán chi tiết vật liệu có liên quan Cuối tháng, tiếnhành cộng thẻ và đối chiếu với thẻ kho

Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết, nhân viên kế toánphải căn cứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho

về mặt giá trị của từng loại vật liệu Số liệu của bảng này được đối chiếu với sốliệu của phần kế toán tổng hợp

Ngoài ra, để quản lý chặt chẽ thẻ kho, nhân viên kế toán vật liệu còn mở sổđăng ký thẻ kho, khi giao thẻ kho cho thủ kho, kế toán phải ghi vào sổ

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP THẺ SONG SONG

Trang 20

BẢNG KÊ NHẬP

b, Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển được hình thành trên cơ sở cải tiếnmột bước phương pháp thẻ song song Theo phương pháp này, để hạch toán chitiết vật liệu:

Ở kho: Theo dõi về mặt số lượng đối với từng danh điểm vật liệu nhưphương pháp thẻ song song

Ở phòng kế toán: kế toán vật liệu không mở thẻ kế toán chi tiết mà mở sổđối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị của từng thứ (danh điểm)vật liệu theo từng kho Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sởtổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng thứ vật liệu,mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ Cuối tháng, tiến hành đối chiếu số lượng vậtliệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu giá trị vật liệu với kếtoán tổng hợp

Áp dụng đối chiếu tổng mức luân chuyển công việc ghi chép kế toán chitiết theo từng danh điểm vật liệu được giảm nhẹ nhưng toàn bộ công việc ghichép, tính toán, kiểm tra đều phải dồn hết vào ngày cuối tháng, cho nên côngviệc hạch toán và lập báo cáo hàng tháng thường bị chậm trễ

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THEO

PHƯƠNG PHÁP ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN

20

Trang 21

(2) (1)

CHỨNG TỪ NHẬP

c, Phương pháp sổ số dư.

Phương pháp sổ số dư là một bước cải tiến căn bản trong việc tổ chức hạchtoán chi tiết vật liệu Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là kết hợp chặt chẽviệc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép của phòng kế toán

Ở kho: Giống các phương pháp trên Định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ khophải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng thứ vật liệuquy định Sau đó, lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo cácchứng từ gốc Ngoài ra, thủ kho cần phải ghi số lượng vật liệu tồn kho cuối thángtheo từng danh điểm vật liệu vào sổ số dư Sổ số dư được kế toán mở cho từngkho và dùng cho cả năm, trước ngày cuối tháng kế toán giao cho thủ kho để ghivào sổ, ghi xong thủ kho phải gửi về phòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền

Ở phòng kế toán: Định kỳ nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn

và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ Khi nhậnđược chứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá cho từng chứng từ (giá hạch toán),tổng cộng số tiền ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ Đồng thờighi số tiền vừa tính được của từng nhóm vật liệu (nhập riêng, xuất riêng) vàobảng lỹ kế nhập- xuất- tồn kho vật liệu Bảng này được mở cho từng kho, mỗikho một tờ, được ghi trên cơ sở các phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất vậtliệu Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng đểtính ra số dư cuối tháng của từng nhóm vật liệu Số dư này được dùng để đốichiếu với số dư trên sổ số dư (trên sổ số dư tính bằng cách lấy số lượng tồn kho

x giá hạch toán)

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU THEO

PHƯƠNG PHÁP SỔ SỐ DƯ

Trang 22

Luận Văn Tốt Nghiệp

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối kỳQuan hệ đối chiếu

3-/ Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu:

3.1-/ Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu tồn kho

Để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, kế toán có thể áp dụng phươngpháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ Việc sử dụngphương pháp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, vàoyêu cầu của công tác quản lý và trình độ cán bộ kế toán

a, Phương pháp kê khai thường xuyên:

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánhtình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên,liên tục trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho Phương pháp này có độ chínhxác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật Theophương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định đượclượng nhập- xuất- tồn kho từng loại hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệunói riêng

b, Phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kếtquả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toántổng hợp rồi từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hoá đã xuất trong kỳ theo côngthức:

Trang 23

Trị giá vật tư hàng hoá xuấtTổng giá trị vật tư hàng hoá nhập= Chênh lệch trị giá tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động vật tư, hàng hoá khôngtheo dõi, phản ánh trên các tài khoản tồn kho mà giá trị vật tư, hàng hoá mua vànhập kho trong kỳ được theo dõi phản ánh trên một tài khoản riêng Tài khoảnmua hàng Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng côngviệc hạch toán nhưng độ chính xác về vật tư, hàng hoá xuất dùng cho các mụcđích khác nhau không cao mà bị ảnh hưởng bởi chất lượng công tác quản lý tạikho, quầy, bến bãi

3.2-/ Các tài khoản sử dụng trong hạch toán nguyên vật liệu

a) TK 152 - Nguyên vật liệu

Tài khoản này dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng giảm nguyênvật liệu theo giá thực tế

Kết cấu TK 152:

Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng nguyên vật liệu trong

kỳ (Mua ngoài, tự sản xuất, nhận góp vốn, phát hiện thừa, đánh giá tăng )

Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên vật liệu trong

kỳ (Xuất dùng, xuất bán, góp vốn liên doanh, thiếu hụt )

Dư Nợ: Giá thực tế của vật liệu tồn kho

b) TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường

Tài khoản này dùng để theo dõi các loại nguyên vật liệu, công cụ, hànghoá mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho

Kết cấu TK 151:

Bên Nợ: Phản ánh trị giá hàng đi đường tăng

Trang 24

Bên Có: Phản ánh trị giá hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyểngiao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng

Dư Nợ: Giá trị hàng đang đi trên đường

TK 133- Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ

TK 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào khấu trừ được hoàn lại Kết cấu TK133:

Bên Nợ: Tập hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh trong kỳ Bên Có: Các nghiệp vụ làm giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (đãkhấu trừ, trả lại hàng mua, giảm giá hàng mua, được hoàn lại)

Dư Nợ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ sẽ được hoànlại nhưng chưa nhận

c)TK 611 - Mua hàng (Tiểu khoản 6111- Mua nguyên vật liệu).- Phươngpháp kiểm kê định kỳ

TK 611 dùng để theo dõi tình hình mua, tăng, giảm nguyên vật liệu, công

3.3-/Hạch toán tình hình biến động nguyên vật liệu theo phương pháp

kê khai thường xuyên

Hạch toán tình hình biến động tăng nguyên vật liệu:

Trang 25

Đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ:

Các cơ sở kinh doanh đã có đủ điều kiện tính thuế VAT theo phương phápkhấu trừ (thực hiện việc mua, bán hàng hóa có hoá đơn, chứng từ, ghi chép kếtoán đầy đủ), thuế VAT đầu vào được tách riêng, không ghi vào giá thực tế củavật liệu Như vậy, khi mua hàng, trong tổng giá thành phải trả cho người bán,phần giá mua chưa thuế được ghi tăng giá vật liệu, còn phần thuế VAT đầu vàođược ghi vào số thuế VAT được khấu trừ, cụ thể:

* Mua ngoài, hàng và hoá đơn cùng về:

Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu) : Giá thực tế vật liệu

Nợ TK 133 (1331) : Thuế VAT được khấu trừ

Có TK (331, 111, 112) : Tổng giá thanh toán

Trường hợp doanh nghiệp được giảm giá hàng mua hay hàng mua trả lại(nếu có), ghi:

Nợ TK 331 : Trừ vào số tiền hàng phải trả

Nợ TK 111, 112 : Số tiền được người bán trả lại

Nợ TK 1388 : Số tiền người bán chấp nhận trả

Có TK 152 (Chi tiết VL) : Giảm giá hàng mua hay hàng mua trả lại

theo giá không có VAT

Có TK 1331 : Thuế VAT được khấu trừ

- Trường hợp hàng thừa so với hoá đơn:

Nếu nhập toàn bộ:

Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu) : Trị giá toàn bộ số hàng (Không có VAT)

Nợ TK 133 (1331) : Thuế VAT tính theo số hoá đơn

Có TK 331 : Trị giá thanh toán theo hoá đơn

Trang 26

Có TK 3381 : Trị giá số hàng thừa chưa có thuế VAT Căn cứ vào quyết định xử lý:

Nếu trả lại cho người bán:

Nợ TK 3381 : Trị giá hàng thừa đã xử lý

Có TK 152 (chi tiết vật liệu) : Trả lại số thừa

Nếu đồng ý mua tiếp số thừa:

Nợ TK 3381 : Trị giá hàng thừa (giá chưa có thuế VAT)

Nợ TK 133 (1331) : Thuế VAT của số hàng thừa

Có TK 331, 111 : Tổng giá thanh toán số hàng thừa

Nếu thừa không rõ nguyên nhân ghi tăng thu nhập:

Nợ TK 3381 : Trị giá hàng thừa (giá chưa có thuế VAT)

Có TK 721 : Số thừa không rõ nguyên nhân

Nếu nhập theo số hoá đơn ghi tương tự trên, số thừa coi như giữ hộ ngườibán ghi:

Nợ TK 002

Khi xử lý số thừa ghi:

Có TK 002

Đồng thời, căn cứ cách xử lý cụ thể hạch toán như sau:

Nếu mua tiếp số thừa:

Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu) : Trị giá hàng thừa (Không có VAT)

Nợ TK 133 (1331) : Thuế VAT của số hàng thừa

Có TK 331,111,112 : Tổng giá thanh toán số hàng thừa

Nếu thừa không rõ nguyên nhân ghi tăng thu nhập:

Trang 27

Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu) : Trị giá hàng thừa (Không có VAT)

Có TK 721 : Số thừa không rõ nguyên nhân

- Trường hợp hàng thiếu so với hoá đơn:

Khi nhập:

Nợ TK 152 (Chi tiết VL) : Trị giá số thực nhập kho theo giá không thuế

Nợ TK 1381 : Trị giá số thiếu (Không có VAT)

Nợ TK 1331 : Thuế VAT theo hoá đơn

Có TK 331 : Trị giá thanh toán theo hoá đơn

Khi xử lý:

Nếu người bán giao tiếp số hàng còn thiếu:

Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu) : Trị giá số hàng thiếu (Không có VAT)

Nếu người bán không có hàng:

Nợ TK 331 : Ghi giảm số tiền phải trả người bán

Có TK 1381 : Xử lý số thiếu

Có TK 1331 : Thuế VAT của số hàng thiếu

Nếu cá nhân làm mất phải bồi thường:

Nợ 1883, 334 : Cá nhân phải bồi thường

Có TK 1331 : Thuế VAT của số hàng thiếu

Nếu thiếu không xác định được nguyên nhân:

Nợ TK 821 : Số thiếu không rõ nguyên nhân

Có TK 1381 : Xử lý số thiếu

* Mua nguyên vật liệu, hàng về chưa có hoá đơn:

Trang 28

Kế toán lưu phiếu nhập kho vào tệp hồ sơ: “Hàng chưa có hoá đơn”, nếutrong tháng hoá đơn về thì ghi sổ bình thường, còn nếu cuối tháng hoá đơn vềthì ghi theo giá tạm tính:

Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu)

- Dùng bút toán đảo ngược để xoá bút toán theo giá tạm tính đã ghi, ghi lạigiá thực tế bằng bút toán thường

* Mua nguyên vật liệu, cuối tháng hoá đơn về, hàng chưa về:

Nợ TK 151 :Trị giá hàng mua theo hoá đơn (Không có VAT)

Nợ TK 1331 : Thuế VAT được khấu trừ

Có TK (331, 111, 112 ) : Tổng giá thanh toán theo hoá đơn

Sang tháng sau, hàng về nhập kho:

Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu) : Trị giá hàng nhập kho

Có TK 151 : Hàng đi đường kỳ trước trở về

* Các trường hợp tăng nguyên vật liệu khác:

Nợ TK 152 (chi tiết VL) : Giá thực tế vật liệu tăng thêm

Có TK 154 : Thuê gia công hay tự chế biến nhập kho

Có TK 411 : Nhận cấp phát, viện trợ

Trang 29

Có TK 412 : Đánh giá tăng vật liệu

Có TK 336 : Vay lẫn nhau trong các đơn vị nội bộ

Có TK 642 : Thừa trong định mức tại kho

Có TK 3381 : Thừa ngoài định mức chờ xử lý

Có TK 621,627, 641, 642 : Dùng không hết hoặc thu hồi phế liệu

Có TK 128, 222 : Nhận lại vốn góp liên doanh

Đối với các đơn vị tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp:

Do chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về sổ sách kế toán, về chứng từ nêncác doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp sẽ ghi vào TK 152theo tổng giá thanh toán:

Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu) : Giá thực tế vật liệu mua ngoài

Có TK (111, 112, 331 ) : Giá thực tế vật liệu mua ngoài

Trường hợp doanh nghiệp được giảm giá hàng mua hoặc hàng mua trả lại:

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 152 (Chi tiết vật liệu)

Các trường hợp tăng còn lại hạch toán tương tự

Hạch toán biến động giảm nguyên vật liệu:

* Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh:

Nợ TK 621 (Chi tiết PX) : Xuất trực tiếp chế tạo sản phẩm

Nợ TK 627 (Chi tiết PX) : Xuất dùng chung phân xưởng

Nợ TK 642, 641, 241 : Xuất dùng phục vụ bán hàng, quản lý DN

Có TK 152 (Chi tiết vật liệu): giá thực tế vật liệu xuất dùng

* Xuất góp vốn liên doanh:

Nợ TK 222 : Giá trị góp vốn liên doanh dài hạn

Trang 30

Nợ TK 128 : Giá trị góp vốn liên doanh ngắn hạn

Nợ (Có) TK 412 : Chênh lệch

Có TK 152 (Chi tiết vật liệu): Giá thực tế vật liệu góp liên doanh

* Xuất thuê gia công, chế biến:

Nợ TK 154 : Giá thực tế vật liệu xuất chế biến

Có TK 152 (Chi tiết vật liệu) : Giá thực tế vật liệu xuất chế biến

* Giảm do cho vay tạm thời:

Nợ TK 138 (1388) : Cho cá nhân, tập thể vay tạm thời

Nợ TK 136 (1368) : Cho vay nội bộ tạm thời

Có TK 152 (Chi tiết vật liệu) : Giá thực tế vật liệu xuất cho vay

* Giảm do các nguyên nhân khác:

Nợ TK 632 : Nhượng bán, trả lương, trả thưởng

Nợ TK 642 : Thiếu trong định mức

Nợ TK 1381 : Thiếu không rõ nguyên nhân

Nợ TK 1388, 334 : Thiếu cá nhân phải bồi thường

Có TK 152 (Chi tiết vật liệu): Giá thực tế vật liệu giảm

Trang 31

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG QUÁT NGUYÊN VẬT LIỆU THEO

PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN (TÍNH THUẾ VAT

THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ)

TK 1331 Xuất NVL cho quản lý sản xuất,

bán hàng, QLDN, XDCB Thuế VAT được

khấu trừ

TK 331, 111, 112

TK 151 Giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại

Hàng đi đường kỳ trước TK 1331

được khấu trừNhận cấp phát, viện trợ,

tặng thưởng, góp vốn LD

TK 154 Xuất vật liệu cho

Nhập kho vật liệu gia công

tự làm hay thuê ngoài

TK 128, 222

Nhận lại vốn góp liên doanh TK 421

giá giảm tài sản

Chênh lệch đánhgiá tăng tài sảnPhát hiện thừa khi kiểm kê TK 1381, 642

Trang 32

TK 412 Phát hiện thiếu khi kiểm kê

Đánh giá tăng nguyên vật liệu TK 412

SDCK: Đánh giá giảm nguyên vật liệu

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG QUÁT NGUYÊN VẬT LIỆU THEO

PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN (TÍNH THUẾ VAT

THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP)

TK 111, 112, 331 TK 152 TK 621

SDĐK:

Mua về nhập kho(Giá có thuế VAT)

Xuất vật liệu cho sản xuất trực tiếp

Nhận cấp phát, tặng thưởng

viện trợ, góp vốn liên doanh

Xuất cho nhu cầu quản lý sản xuất, bán hàng, QLDN

Vật liệu tăng do các nguyên nhân khác

Xuất bán nguyên vật liệu

Có TK 152 (chi tiết vật liệu) : Nguyên vật liệu tồn kho

Có TK 151 : Vật liệu đi đường

* Trong kỳ, căn cứ vào các hoá đơn mua hàng:

Trang 33

Đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 611 (6111) : Giá thực tế vật liệu thu mua

Nợ TK 133 (1331) : Thuế VAT được khấu trừ

Có TK (111, 112, 331 ) : Tổng giá thanh toán

Các nghiệp vụ làm tăng khác:

Nợ TK 611 (6111)

Có TK 411 : Nhận góp vốn liên doanh, tặng thưởng

Có TK 336, 338, 311 : Tăng do đi vay

Có TK 128, 222 : Nhận lại vốn góp liên doanh

Trường hợp doanh nghiệp được giảm giá hàng mua hoặc hàng mua trả lại(nếu có), ghi:

Nợ TK 331, 111, 112,

Có TK 611, (6111) : Trị giá thực tế của hàng mua

Có TK 133 (1331) : Thuế VAT không được khấu trừ

* Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê vật liệu tồn kho, xác định giá trị vậtliệu tồn kho, g hi:

Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ

Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi đường cuối kỳ

Có TK 611, (6111) : Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Sau khi phản ánh đầy đủ các bút toán trên, kế toán chuyển giá trị vật liệuxuất dùng trong kỳ cho các mục đích (căn cứ vào tỷ lệ phân bổ định mức tiêuhao hoặc mục đích xuất dùng)

Nợ TK (621, 627, 642)

Có TK 611 (6111)

Trang 34

Với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp, đối với vật

liệu mua ngoài giá thực tế gồm cả thuế VAT đầu vào

Kế toán ghi:

Nợ TK 611 (6111) : Giá thực tế vật liệu mua ngoài

Có TK liên quan (331, 111, 112) : Tổng giá thanh toán

Trường hợp doanh nghiệp được giảm giá hàng mua hoặc hàng mua trả lại,nếu có ghi:

Trang 35

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU THEO

PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ (TÍNH THUẾ VAT THEO

PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ)

Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ

kết chuyển trị giá nguyênvật liệu tồn cuối kỳ

Nhập kho vật liệu mua trong kỳ Giảm giá hàng mua,

trả lại hàng mua

TK 1331 TK 1331Thuế VAT

Xuất dùng cho sản xuât trực tiếp,quản lý PX, bán hàng, QLDN

Xuất bán nguyên vật liệu

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM

KÊ ĐỊNH KỲ (TÍNH THUẾ VAT THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP)

Trang 36

TK 111, 112, 331, 411 TK 111, 112

Giá trị vật liệu tăng trong kỳ

(tổng giá thanh toán gồm VAT)

Giảm giá, giá trị hàng trả lại

TK 621,

627

Giá trị vật tư xuất dùng

3.5-/ Hạch toán kết quả kiểm kê, đánh giá lại vật liệu tồn kho:

Định kỳ, theo quy định (cuối quý, cuối năm), doanh nghiệp phải tiến hànhkiểm kê tất cả các loại vật tư ở các kho nhằm trách thất thoát, mất mát tài sản,đảm bảo cho số liệu kế toán được chính xác Căn cứ vào kết quả kiểm kê vàquyết định xử lý, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách các trường hợp thừa, thiếu,mất mát, hư hỏng, chênh lệch giá việc hạch toán được tiến hành như sau:

* Căn cứ vào kết quả kiểm kê vật liệu tại các kho của doanh nghiệp:

- Nếu thiếu nguyên vật liệu :

Nợ TK 642 : Giá trị vật liệu thiếu trong định mức

Nợ TK 138 (1381) : Giá trị vật liệu thiếu ngoài định mức chờ xử lý

Có TK 152 (Chi tiết VL) : Giá trị vật liệu thiếu

- Nếu thừa nguyên vật liệu

Nợ TK 152 (Chi tiết VL) : Giá trị vật liệu thừa

Có TK 642 : Giá trị vật liệu thừa trong định mức

Có TK 138 (1381) : Giá trị vật liệu thừa ngoài định mức chờ xử lý

* Căn cứ vào kết quả xử lý, kế toán ghi:

- Xử lý số thiếu:

Nợ TK 138 (1388) : Phải thu cá nhân làm mất, hư hỏng

Nợ TK 334 : Cá nhân bồi thường trừ dần vào lương

Trang 37

Mức dự phòng cần lập cho niên độ N + 1=

Số lượng hàng tồn kho hiện có cuối niên độ của mỗi loại hàng

xMức giảm giá thực của mỗi loại hàng vào cuối niên độ kế toán

Mức giảm giá thực tế của mỗi loại hàng tồn kho

=

Giá gốc ghi số thực tế của hàng tồn kho đó

Giá thực tế của hàng tồn kho đó vào cuối niên độ

-Nợ TK 821, 421, 415 : Tính vào CPBT, trừ vào TNST hoặc trừ vào QDPTC

3.6-/ Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Trên thực tế, giá trị nguyên vật liệu luôn có sự biến động trên thị trường

Để đề phòng giảm giá nguyên vật liệu , doanh nghiệp cần phải có kế hoạch lập

dự phòng nhằm làm giảm bớt thiệt hại

- Vào cuối niên độ kế toán, kế toán cần xác định mức dự phòng cần lập cho

niên độ mới theo công thức sau:

Trang 38

Trong đó

- Sau khi đã xác định mức dự phòng cần lập, kế toán ghi sổ như sau:

+ Hoàn nhập toàn bộ số dự phòng đã trích lập từ niên độ kế toán trước:

- Đến cuối niên độ kế toán lại tiến hành nhập và trích lập như trên

3.7-/ Sổ kế toán sử dụng để hạch toán tổng hợp nhập- xuất nguyên vật liệu:

Tuỳ theo phương pháp hạch toán tổng hợp và hình thức sổ kế toán mà đơn

vị đã chọn để xác định khối lượng công tác kế toán và từ đó tổ chức hệ thốngghi sổ tổng hợp vật liệu phù hợp nhất Việc vận dụng hình thức sổ kế toán nào làtuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp nhằm cung cấpthông tin kế toán kịp thời, đầy đủ, chính xác và nâng cao hiệu quả công tác kếtoán

Hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường sử dụng cáchình thức sổ kế toán sau:

- Nhật ký - Sổ cái

- Nhật ký chung

- Chứng từ ghi sổ

Trang 39

Hệ thống sổ kế toán:

Sổ kế toán tổng hợp bao gồm các Nhật ký chứng từ, sổ Cái các TK, bảng

kê, các bảng phân bổ

Các sổ kế toán chi tiết

(Xem sơ đồ trang 29)

Trình tự ghi sổ:

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU THEO HÌNH THỨC

SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHỨNG TỪ

Trang 40

Hình thức Nhật ký- Chứng từ có ưu điểm là giảm bớt khối lượng ghi chép,cung cấp thông tin kịp thời, thuận tiện cho việc phân công công tác, nó phù hợpvới những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, phức tạp Tuy nhiên, hình thức

sổ này có nhược điểm là do kết hợp nhiều mặt nên kết cấu sổ phức tạp, khôngthuận tiện cho việc cơ giới hoá công tác kế toán

IV-/ SO SÁNH HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỚI HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG KẾ TOÁN VIỆT NAM

Kế toán là hệ thống thông tin và kiểm tra tình hình tài sản của doanhnghiệp thông qua hệ thống phương pháp riêng trên cơ sở ứng dụng thước đo giátrị trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc xây dựng hệ thống kế toán doanhnghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước đang là mối quan tâmhàng đầu của Nhà nước Trong đó, hạch toán kế toán vật liệu chính xác theophương pháp khoa học là khâu quan trọng trong công tác kế toán của doanhnghiệp sản xuất

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho nói chung, trong đó hạch toán nguyênliệu vật liệu nói riêng trong chế độ kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành

từ ngày 1/1/1996 được xây dựng trên cơ sở tôn trọng, vận dụng và có chọn lọcchuẩn mực kế toán quốc tế

Chuẩn mực kế toán quốc tế đã quy định: “Tồn kho là những yếu tố tài sản:

- Được giữ để đem bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường

- Đang trong quá trình sản xuất ra các thành phẩm để bán

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT 8/3. - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
8 3 (Trang 58)
Hình thức thanh toán: Theo HĐ số 000428  Mã số: - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
Hình th ức thanh toán: Theo HĐ số 000428 Mã số: (Trang 72)
BẢNG 1 - BẢNG LIỆT KÊ CÁC CHỨNG TỪ NHẬP XUẤT KHO VẬT LIỆU - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 1 BẢNG LIỆT KÊ CÁC CHỨNG TỪ NHẬP XUẤT KHO VẬT LIỆU (Trang 79)
Bảng tổng hợp nhập - xuất tồn kho vật liệu được mở cho từng kho, chi tiết  cho từng loại vật liệu, từng danh điểm vật tư, từng lô hàng, mỗi lô hàng được  theo dừi trờn một dũng của bảng - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
Bảng t ổng hợp nhập - xuất tồn kho vật liệu được mở cho từng kho, chi tiết cho từng loại vật liệu, từng danh điểm vật tư, từng lô hàng, mỗi lô hàng được theo dừi trờn một dũng của bảng (Trang 80)
BẢNG 2 - BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 2 BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN (Trang 81)
BẢNG 3 - SỔ SỐ DƯ - KHO BÔNG TK 152.1 - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 3 SỔ SỐ DƯ - KHO BÔNG TK 152.1 (Trang 83)
BẢNG 4 - BẢNG TÍNH GIÁ THỰC TẾ BÔNG XUẤT KHO - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 4 BẢNG TÍNH GIÁ THỰC TẾ BÔNG XUẤT KHO (Trang 87)
BẢNG 5 - BẢNG  XUẤT VẬT TƯ  KHO BÔNG CỦA TÀI KHOẢN 621.1 - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 5 BẢNG XUẤT VẬT TƯ KHO BÔNG CỦA TÀI KHOẢN 621.1 (Trang 88)
BẢNG 7 - BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 7 BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU (Trang 90)
BẢNG 10 - SỔ CÁI TK 152 - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 10 SỔ CÁI TK 152 (Trang 96)
BẢNG 11 - BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 11 BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ (Trang 100)
BẢNG 12 - CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 12 CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG (Trang 104)
BẢNG 14 - BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 14 BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN (Trang 114)
BẢNG 15 - SỔ CHI TIẾT - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 15 SỔ CHI TIẾT (Trang 118)
BẢNG 16 - NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5 - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 16 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5 (Trang 120)
BẢNG 17 - SỔ CÁI Tài khoản: 152 - Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3” pps
BẢNG 17 SỔ CÁI Tài khoản: 152 (Trang 121)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w