LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH potx

47 427 1
LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

………… o0o………… LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH I. ĐẠI CƯƠNG Mười hai kinh chính là phần chính của học thuyết Kinh lạc, gồm: - Ba kinh âm ở tay: + Kinh thủ thái âm Phế + Kinh thủ thiếu âm Tâm + Kinh thủ quyết âm Tâm bào. - Ba kinh dương ở tay: + Kinh thủ dương minh Đại trường + Kinh thủ thiếu dương Tam tiêu + Kinh thủ thái dương Tiểu trường. - Ba kinh âm ở chân: + Kinh túc thái âm Tỳ + Kinh túc quyết âm Can + Kinh túc thiếu âm Thận. - Ba kinh dương ở chân: + Kinh túc thái dương Bàng quang + Kinh túc thiếu dương Đởm + Kinh túc dương minh Vị. Mỗi kinh chính đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên trong. Vì vậy, mỗi kinh đều bao gồm một lộ trình bên ngoài và một lộ trình bên trong. Mỗi kinh đều có sự liên lạc giữa tạng và phủ có quan hệ biểu (ngoài nông) - lý (trong sâu), cho nên mỗi đường kinh đều có những phân nhánh để nối liền với kinh có quan hệ biểu lý với nó (ví dụ nối giữa phế và đại trường, giữa can và đởm II. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA ĐƯỜNG KINH Về chức năng, kinh mạch là nơi tuần hoàn của khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, làm trơn khớp, nhuận gân xương (Linh khu - Bản tạng luận). “Kinh mạch giả, sở dĩ hành huyết khí nhi dinh âm dương, nhu cân cốt, lợi quan tiết giả dã”. Đồng thời, kinh mạch cũng là con đường mà tà khí bệnh tật theo đó xâm nhập vào trong cũng như là con đường mà bệnh tật dùng để biểu hiện ra ngoài khi công năng của tạng phủ tương ứng bị rối loạn. Tác dụng của 12 kinh chính rất quan trọng. Thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu: “Tác dụng của kinh mạch một mặt nói lên chức năng sinh lý bình thường, sự thay đổi bệnh lý của cơ thể; mặt khác có thể dựa vào đó để quyết đoán sự sống chết, để chẩn đoán mọi bệnh, còn dùng nó để điều hòa hư thực, làm quy tắc chỉ đạo lâm sàng cho nên kinh mạch không thể không thông được”. “Kinh mạch giả, sở dĩ năng quyết tử sinh, xử bách bệnh, điều hư thực, bất khả bất thông”. III. ĐƯỜNG TUẦN HOÀN CỦA 12 KINH CHÍNH Một cách tổng quát, đường tuần hoàn khí huyết trong 12 kinh chính như sau: - Ba kinh âm ở tay: đi từ bên trong ra bàn tay. - Ba kinh dương ở tay: đi từ bàn tay vào trong và lên đầu. - Ba kinh dương ở chân: đi từ đầu xuống bàn chân. - Ba kinh âm ở chân: đi từ bàn chân lên bụng ngực. Chiều của các đường kinh được xác định dựa vào 2 lý thuyết: Lý thuyết âm thăng (đi lên trên) dương giáng (đi xuống). Lý thuyết con người hòa hợp với vũ trụ: Thiên - Địa - Nhân. Khí huyết vận hành trong kinh mạch, kinh sau tiếp kinh trước và tạo thành một đường tuần hoàn kín đi khắp cơ thể theo sơ đồ dưới đây: IV. KHÍ HUYẾT TRONG CÁC ĐƯỜNG KINH 1. Khí huyết trong các đường kinh không giống nhau: - Kinh thái dương, kinh quyết âm: huyết nhiều, ít khí. - Kinh thiếu dương, kinh thiếu âm, kinh thái âm: huyết ít, khí nhiều. - Kinh dương minh: huyết nhiều, khí nhiều. 2. Khí huyết trong các đường kinh thay đổi trong ngày: - Trương Cảnh Nhạc dẫn lời của Cao Võ (khi bàn luận về thủ thuật châm cứu) nói rằng: “Nghênh có nghĩa là gặp lúc khí lai (đến) (ví dụ: dần thời, khí lai chú vào phế; mão thời, khí lai chú vào đại trường). Bấy giờ là lúc mà khí của phế và đại trường vừa thịnh, phải dùng lúc đoạt để châm tả ”. - Sự thịnh suy của khí huyết trong từng đường kinh trong ngày: + Từ 3 giờ đến 5 giờ: giờ dần (giờ của Phế). + Từ 5 giờ đến 7 giờ: giờ mão (giờ của Đại trường). + Từ 7 giờ đến 9 giờ: giờ thìn (giờ của Vị). + Từ 9 giờ đến 11 giờ: giờ tỵ (giờ của Tỳ). + Từ 11 giờ đến 13 giờ: giờ ngọ (giờ của Tâm). + Từ 13 giờ đến 15 giờ: giờ mùi (giờ của Tiểu trường) . + Từ 15 giờ đến 17 giờ: giờ thân (giờ của Bàng quang). + Từ 17 giờ đến 19 giờ: giờ dậu (giờ của Thận). + Từ 19 giờ đến 21 giờ: giờ tuất (giờ của Tâm bào). + Từ 21 giờ đến 23 giờ: giờ hợi (giờ của Tam tiêu). + Từ 23 giờ đến 1 giờ: giờ tý (giờ của Đởm). + Từ 1 giờ đến 3 giờ: giờ sửu (giờ của Can). V. MƯỜI HAI KINH CHÍNH A. KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ 1. Lộ trình đường kinh: Bắt đầu từ trung tiêu (vị) vòng xuống đại trường, vòng lên dạ dày (môn vị, tâm vị), xuyên qua cách mô lên Phế. Từ Phế tiếp tục lên khí quản, thanh quản, họng, rẽ ngang xuống để xuất hiện ngoài mặt da tại giao điểm khe liên sườn 2 và rãnh delta - ngực, rồi đi ở mặt trước ngoài cánh tay, xuống khuỷu ở bờ ngoài tấm gân cơ nhị đầu, tiếp tục đi ở mặt trước cẳng tay đến rãnh động mạch quay (ở bờ trong trước đầu dưới xương quay). Tiếp tục xuống bờ ngoài ngón tay cái (ngư tế) và tận cùng ở góc ngoài móng tay cái. Phân nhánh: từ huyệt Liệt khuyết tách ra một nhánh đi ở phía lưng bàn tay đến góc ngoài góc móng tay trỏ để nối với kinh đại trường. 2. Các huyệt trên đường kinh Phế: Có tất cả 11 huyệt của đường kinh phế. Những huyệt tên nghiêng là những huyệt thông dụng: 1. Trung phủ 2. Vân môn 3. Thiên phủ 4. Hiệp bạch 5. Xích trạch 6. Khổng tối 7. Liệt khuyết 8. Kinh cừ 9. Thái uyên 10. Ngư tế 11. Thiếu thương. 3. Biểu hiện bệnh lý: Đoạn 2, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu: “Nếu là bệnh thuộc Thị động sẽ làm cho phế bị trướng mãn, ngực căng ứ lên thành suyễn, ho; giữa Khuyết bồn bị đau, nếu đau nặng thì 2 tay phải bắt chéo nhau mà cảm thấy phiền loạn, ta gọi đây là chứng tý quyết. Nếu là bệnh thuộc Sở sinh của phế sẽ gây thành bệnh ho, thượng khí, suyễn, hơi thở thô, phiền tâm, ngực bị đầy thống quyết ở mép trước phía trong từ cánh tay đến cẳng tay, trong lòng bàn tay bị nhiệt. Khí thịnh hữu dư thì vai và lưng bị thống; bị phong hàn, mồ hôi ra; trúng phong, đi tiểu nhiều lần mà ít. Khí hư thì vai và lưng bị thống hàn, thiểu khí đến không đủ để thở; màu nước tiểu bị biến…”. “Thị động tắc bệnh phế trướng mãn bành bành nhi suyễn khái. Khuyết bồn trung thống thậm tắc giao lưỡng thủ nhi mậu. Thử vi tý quyết. Thị chủ Phế sở sinh bệnh giả. Khái thương khí suyễn khát, phiền tâm hung mãn, nao tý nội tiền liêm thống quyết chưởng trung nhiệt. Khí thịnh hữu dư tắc kiên bối thống, phong hàn hạn xuất, trúng phong tiểu tiện sổ nhi khiếm, khí hư tắc kiên bối thống, hàn thiểu khí bất túc dĩ tức niệu sắc biến vi thử chư bệnh”. - Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài: + Ngực đầy trướng. + Ho và khó thở. + Đau nhiều ở hố thượng đòn. + Trong trường hợp nặng: bệnh nhân ôm lấy ngực (với 2 tay chéo nhau), người phiền loạn (tý quyết). - Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong: + Ho và khó thở. + Khí nghịch. + Khát nước, lo lắng. + Đau mặt trong cánh tay. + Cảm giác nóng trong lòng bàn tay. - Bệnh thực. + Đau vai lưng. + Phát sốt. + Sợ lạnh, ra mồ hôi (phong hàn). + Tiểu nhiều lần mà ít (trúng phong). + Đau đầu, nghẹt mũi, đau hố trên đòn, đau ngực hoặc bả vai, cánh tay lạnh nhức. - Bệnh hư: + Đau vai lưng, lạnh đau tăng. + Sợ lạnh. + Ho suyễn, đoản hơi. + Nước tiểu trong. KINH (THỦ THÁI ÂM) PHẾ - Lộ trình kinh chính Phế có liên hệ đến: . Chức năng của Phế và Đại trường. . Vùng cơ thể: khí quản, thanh quản, họng, mặt trước vai, mặt trước cánh tay, mặt trước ngoài cẳng tay - bàn tay. - Do có liên hệ đến chức năng Phế (phế vệ, chủ khí), khí quản và họng nên bệnh thực của phế thường là những triệu chứng của cảm nhiễm, viêm mũi - họng, viêm đường hô hấp trên, viêm khí - phế quản. - Do có liên hệ đến chức năng Phế (Phế túc giáng khí, thông điều thủy đạo) nên bệnh hư của Phế thường là những triệu chứng của những bệnh hô hấp - tim mạch (hen phế quản, COPD, suy hô hấp, suy tim…). - Do lộ trình đường kinh có đi qua vùng cơ thể tương ứng nên bệnh kinh Phế có những biểu hiện bệnh lý ở các bộ phận nó đi qua. - Do kinh Phế có quan hệ đến thái âm (thấp - thổ) nên những biểu hiện thường gặp là xuất tiết: khạc đàm, chảy nước mũi. - Những huyệt thường dùng của kinh Phế: trung phủ, xích trạch, khổng tối, liệt khuyết, kinh cừ, thái uyên, ngư tế, thiếu thương. B. KINH (THỦ DƯƠNG MINH) ĐẠI TRƯỜNG 1. Lộ trình đường kinh: Bắt đầu từ góc ngoài gốc móng trỏ, chạy dọc theo bờ ngón trỏ, đi qua kẽ giữa 2 xương bàn tay 1 và 2 (Hợp cốc), chạy tiếp vào hố tam giác. Đi dọc bờ ngoài cẳng ngoài nếp khuỷu (Khúc trì). Đến phía trước mỏm vai (Kiên ngung) đi theo bờ sau vai giao hội với kinh (Thái dương) Tiểu trường ở huyệt Bỉnh phong và với Đốc mạch ở huyệt Đại chùy. Trở lại hố trên đòn, tiếp tục đi lên cổ, lên mặt vào chân răng hàm dưới rồi vòng môi trên. Hai kinh giao nhau ở nhân trung và kinh bên phải tận cùng ở cạnh cánh mũi bên trái, kinh bên trái tận cùng ở cạnh cánh mũi bên phải. Từ hố thượng đòn, có nhánh ngầm đi vào trong liên lạc với Phế, qua cơ hoành đến Đại trường. 2. Các huyệt trên đường kinh Đại trường: Có tất cả 20 huyệt trên đường kinh Đại trường. Những huyệt tên nghiêng là những huyệt thông dụng. [...]... nên bệnh của tỳ chủ yếu là những triệu chứng của những bệnh của hệ thống tiêu hóa - gan mật (rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu, viêm dạ dày - ruột, viêm đại tràng mạn,…) - Do có liên hệ đến chức năng Tỳ, Vị (Tỳ chủ cơ nhục, thống nhiếp huyết), hệ sinh dục (mạch Nhâm - bụng dưới) nên bệnh của tỳ còn có những triệu chứng của những bệnh của hệ thống sinh dục (rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, vô kinh .)... (giữa ngón 2 - 3) - Do kinh Đại trường là kinh dương nên được vận dụng vào chẩn đoán và điều trị chủ yếu ở phần ngoài (nông) của cơ thể - Do có liên hệ đến các vùng cơ thể như mũi, răng hàm trên, mặt phẳng trán của đầu, tuyến vú, nên bệnh của kinh Vị thường là những triệu chứng của viêm nhiễm vùng mũi - họng, viêm tuyến vú và đau vùng đường kinh đi qua - Do kinh Vị có quan hệ với dương minh (táo, kim)... cảm giác - Bệnh thực: + Thường xuyên có cảm giác đói + Nước tiểu vàng - Bệnh hư: + Cảm giác lạnh phần trước thân + Trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu (khi vị có hàn) KINH (TÚC DƯƠNG MINH) VỊ - Lộ trình kinh chính Vị có liên hệ đến: + Chức năng của Vị và Tỳ + Vùng cơ thể: mặt phẳng trán (face frontale) của đầu, ngực (tuyến vú) bụng, mặt trước ngoài chi dưới, lưng bàn chân (giữa ngón 2 - 3) - Do kinh Đại... thống quyết, chưởng trung nhiệt thống” - Bệnh do ngoại nhân gây nên: + Cổ họng khô + Đau vùng tim, khát muốn uống nước + Tý quyết (xem kinh Phế) - Bệnh do nội nhân gây nên: + Vàng mắt + Đau vùng hông sườn + Đau và có cảm giác lạnh ở mặt trong cánh tay, cẳng tay + Nóng lòng bàn tay KINH (THỦ THIẾU ÂM) TÂM - Lộ trình kinh chính Tâm có liên hệ đến: + Chức năng của Tâm và Tiểu trường + Vùng cơ thể: vùng trước... liêm thống” - Bệnh do ngoại nhân gây nên: + Đau cổ, không ngoái lại phía sau được + Hàm sưng + Đau mặt sau vai và cánh tay như bị gãy - Bệnh do nội nhân gây nên: + Điếc tai, vàng mắt + Su8ng má và góc hàm + Đau cổ, hàm, mặt sau vai, cánh tay, khuỷu tay, mép sau trong cẳng tay KINH (THỦ THÁI DƯƠNG) TIỂU TRƯỜNG - Lộ trình kinh chính Tiểu trường có liên hệ đến: + Chức năng của Tiểu trường và Tâm + Vùng... mạch), chức năng tuần hoàn nên bệnh của Tâm chủ yếu là những triệu chứng của tim mạch như khó thở (suyễn), đau nhiều vùng trước tim → tý quyết - Do có liên hệ đến các vùng cơ thể như cổ họng, mắt, mặt trước trong chi trên nên bệnh của kinh Tâm thường biểu hiện với các triệu chứng: vàng mắt, đau cổ họng, đau mặt trước trong cánh tay, đau vùng tim … - Những huyệt thường dùng của kinh Tâm: cực tuyền, thiếu... Do lộ trình đường kinh có đi qua vùng cơ thể tương ứng nên bệnh kinh Tỳ có những biểu hiện bệnh lý ở các bộ phận nó đi qua - Do kinh Tỳ có quan hệ với thái âm (thấp - thổ) nên những biểu hiện thường mang tính chất của thấp - xuất tiết: phù, thân thể nặng nề, tiêu chảy, lỵ - Những huyệt thường dùng của kinh Tỳ: thái bạch, công tôn, thương khâu, tam âm giao, âm lăng tuyền, huyết hải, đại hoành E KINH. .. mặt sau vai, hố trên đòn, cổ, má, tai nên bệnh của kinh Tiểu trường có những biểu hiện như đau cổ vai, đau mặt sau vai, sưng má và giảm thính lực - Những huyệt thường dùng của kinh Tiểu trường: thiếu trạch, hậu khê, uyển cốt, chi chính, kiên trinh, thiên tông, khúc viên, kiên trung du, thiên dung, thính cung G KINH (TÚC THÁI DƯƠNG) BÀNG QUANG 1 Lộ trình đường kinh: Bắt đầu từ khóe mắt trong (Tình minh),... ngực … Ta gọi đây là chứng cốt quyết - Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong: + Họng nóng, khô lưỡi, đau họng + Lo lắng, đau vùng tim, hoàng đản, lỵ + Đau lưng, đau mặt trong đùi + Chứng nuy quyết (chi bị liệt và lạnh) + Thích nằm, lòng bàn chân nóng và đau KINH (TÚC THIẾU ÂM) THẬN - Lộ trình kinh chính Thận có liên hệ đến: + Những chức năng Thận, Bàng quang, Can, Phế và Tâm + Vùng cơ thể:... lưỡi - Do có quan hệ với chức năng bế tàng của Thận nên có triệu chứng gầy, da xạm đen - Do có quan hệ với chức năng nạp khí của Thận và kinh Thận có liên hệ với Phế nên bệnh của Thận có thể có biểu hiện thở nhanh, khò khè - Do có liên hệ với Tâm nên bệnh của Thận có thể có biểu hiện đau vùng tim, hồi hộp, trống ngực - Do có liên hệ với can (chủ sơ tiết) nên bệnh của thận có thể có biểu hiện lo lắng, đứng . LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH I. ĐẠI CƯƠNG Mười hai kinh chính là phần chính của học thuyết Kinh lạc, gồm: - Ba kinh. Vị. Mỗi kinh chính đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên trong. Vì vậy, mỗi kinh đều bao gồm một lộ trình bên ngoài và một lộ trình bên trong. Mỗi kinh đều. bệnh hư của Phế thường là những triệu chứng của những bệnh hô hấp - tim mạch (hen phế quản, COPD, suy hô hấp, suy tim…). - Do lộ trình đường kinh có đi qua vùng cơ thể tương ứng nên bệnh kinh

Ngày đăng: 28/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan