LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH (Kỳ 5) ppsx

6 280 1
LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH (Kỳ 5) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH (Kỳ 5) 2. Các huyệt trên đường kinh Đại trường: Có tất cả 20 huyệt trên đường kinh Đại trường. Những huyệt tên nghiêng là những huyệt thông dụng. 1. Thương dương 2. Nhị gian 3. Tam gian 4. Hợp cốc 5. Dương khê 6. Thiên lịch 7. Ôn lưu 8. Hạ liêm 9. Thượng liêm 10. Thủ tam lý 11. Khúc trì 12. Trửu liêu 13. Thủ ngũ lý 14. Tý nhu 15. Kiên ngung 16. Cự cốt 17. Thiên đảnh 18. Phù đột 19. Hòa liêu 20. Nghinh hương 3. Biểu hiện bệnh lý: Đoạn 3, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu: “Nếu là bệnh thuộc Thị động sẽ làm cho đau răng, cổ sưng thũng. Vì là chủ tân dịch cho nên nếu bệnh thuộc Sở sinh sẽ làm cho mắt vàng, miệng khô, chảy máu mũi, cổ họng (hầu) bị tý, cánh tay trước vai bị đau nhức, ngón cái và ngón trỏ bị đau nhức không làm việc được. Khi nào khí hữu dư, thì những nơi mà mạch đi qua sẽ bị nhiệt và sưng thũng. Khi nào khí hư sẽ làm cho bị hàn run lên, không ấm trở lại được. “Thị động tắc bệnh xỉ thống, cảnh thũng. Thị chủ tân dịch Sở sinh bệnh giả, mục hoàng khẩu can, cừu nục, hầu tý, kiên tiền nao thống, đại chỉ thứ chỉ thống. Khí hữu dư tắc dương mạch sở quá giả nhiệt thũng. Hư hắc hàn lật, bất phục…”. - Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài: + Đau nhức răng. + Viêm đau nướu răng. + Cổ họng sưng đau. - Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong: + Mắt vàng. + Họng khô. + Chảy máu mũi. + Sưng đau họng (hầu). + Đau mặt trước vai, cánh tay, ngón cái và ngón trỏ bị đau nhức không làm việc được. - Bệnh thực: + Phát sốt. + Cảm giác nóng vùng mà đường kính đi qua. - Bệnh hư: sợ lạnh, lạnh run. C. KINH (TÚC DƯƠNG MINH) VỊ 1. Lộ trình đường kinh: Khởi đầu từ chỗ lõm ở hai bên sống mũi lên khóe mắt trong (giao với kinh Bàng quang ở huyệt Tình minh), chạy tiếp đến dưới hố mắt (đoạn này đường kinh đi chìm). Đoạn nổi bắt đầu từ giữa dưới hố mắt, đi dọc theo ngoài mũi, vào hàm trên, quanh môi, giao chéo xuống hàm dưới giữa cằm, đi dọc theo dưới má đến góc hàm (Giáp xa). Tại đây chia hai nhánh: - Một nhánh qua trước tai, qua chân tóc lên đỉnh trán (Đầu duy). - Một nhánh đi xuống cổ đến hố thượng đòn. Từ hố thượng đòn đường kinh lại chia làm hai nhánh nhỏ (chìm và nổi). + Nhánh chìm: đi vào trong đến Tỳ Vị, rồi xuống bẹn để nối với nhánh đi nổi bên ngoài. + Nhánh nổi: đi thẳng xuống ngực theo đường trung đòn. Đến đoạn ở bụng, đường kinh chạy cách đường giữa bụng 2 thốn và đến nếp bẹn. Hai nhánh nhỏ này hợp lại ở nếp bẹn, đường kinh chạy xuống theo bờ ngoài đùi, đến bờ ngoài xương bánh chè. Chạy xuống dọc bờ ngoài cẳng chân đến cổ chân (Giải khê), chạy tiếp trên lưng bàn chân giữa xương bàn ngón 2 và 3 và tận cùng ở góc ngoài gốc móng ngón 2. . LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH (Kỳ 5) 2. Các huyệt trên đường kinh Đại trường: Có tất cả 20 huyệt trên đường kinh Đại trường. Những huyệt tên. MINH) VỊ 1. Lộ trình đường kinh: Khởi đầu từ chỗ lõm ở hai bên sống mũi lên khóe mắt trong (giao với kinh Bàng quang ở huyệt Tình minh), chạy tiếp đến dưới hố mắt (đoạn này đường kinh đi chìm) tay, ngón cái và ngón trỏ bị đau nhức không làm việc được. - Bệnh thực: + Phát sốt. + Cảm giác nóng vùng mà đường kính đi qua. - Bệnh hư: sợ lạnh, lạnh run. C. KINH (TÚC DƯƠNG

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan