PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINH (Kỳ 3) PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG HỆ KINH LẠC TRONG CHẨN ĐOÁN - Trên cơ sở thuộc lộ trình đường kinh đi, liệt kê đầy đủ những chức năng tạng phủ và vùng cơ thể mà đường kinh có liên hệ. - Phân tích chính xác những chức năng của tạng phủ mà đường kinh có liên hệ đến. - Phân tích, xem xét tất cả những khái niệm, những nội dung nêu trên trong những mối quan hệ với nhau (phương pháp biện chứng). III. PHƯƠNG PHÁP KHÁM ĐƯỜNG KINH Hệ thống kinh lạc khi vận dụng vào chẩn đoán như trên đã giúp người thầy thuốc giải thích được cơ sở lý luận của những triệu chứng bệnh lý; đồng thời, đường kinh cũng còn tham gia vào quá trình chẩn đoán bệnh tật bằng những điểm phản ứng trên đường kinh bệnh khi phát hiện bằng phương pháp khám thích hợp. Đã có ba phương pháp khám đường kinh từ trước đến nay được đề cập: - Phương pháp khám đường kinh bằng cách ấn đè dọc (khám bằng tay) theo lộ trình đường kinh để tìm điểm đau (điểm phản ứng). Phương pháp khám đường kinh bằng tay là phương pháp cổ điển nhất và cũng là phương pháp thường được sử dụng nhất. Việc khám đường kinh có thể được tiến hành nhất loạt trên tất cả các đường kinh. Chọn những đường kinh cần khám: tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, thường người thầy thuốc xác định những đường kinh cần khám. Việc xác định này được định hướng bởi những triệu chứng khai thác được trên bệnh nhân và qua việc vận dụng học thuyết kinh lạc như trên đã nêu. + Những vùng cần khám trên những đường kinh được chọn: . Đoạn từ khuỷu đến ngón (từ cùi chỏ đến ngón tay và từ đầu gối đến chân). Đặc biệt cần chú ý khám các huyệt khích trong trường hợp đau nhức cấp. . Những huyệt du, mộ ở thân (còn được gọi là huyệt chẩn đoán). - Những điểm cần chú ý khi khám đường kinh bằng tay: . Lực ấn đè phải: đồng nhất trên một vùng cơ thể. Dù vậy, phải thay đổi lực ấn đè cho phù hợp với từng vùng cơ thể, phù hợp từng người bệnh (ở vùng cơ dày, người mập: lực mạnh; vùng cơ mỏng, người gầy: lực yếu). . Trong quá trình khám luôn luôn so sánh với bên đối diện hoặc so sánh với nơi không đau. - Phương pháp đo điện trở da ở nguyên huyệt: đây là phương pháp được đề cập nhiều bởi những nhà nghiên cứu Nhật Bản (Trung Cốc Nghĩa Hùng). Có thể tóm tắt nguyên lý của phương pháp này như sau: + Đo lượng thông điện qua huyệt nguyên của đường kinh bị bệnh: nếu bệnh thuộc thực chứng thì lượng thông điện qua huyệt nguyên của kinh đó tăng lên. Nếu bệnh thuộc hư chứng thì lượng thông điện qua huyệt nguyên của kinh đó giảm xuống. + Đo lượng thông điện qua huyệt nguyên trước và sau khi điều trị bằng châm cứu nhận thấy: người bệnh khỏi, lượng thông điện qua huyệt nguyên của kinh bị bệnh lại trở về giá trị bình thường. - Phương pháp hơ nóng những tĩnh huyệt: đây là phương pháp khảo sát đường kinh của nhóm nghiên cứu Nhật Bản (Akabane), còn được gọi là phương pháp “đo độ cảm giác về nhiệt”. Qua quá trình nghiên cứu, ông ghi nhận: + Khi một đường kinh bị bệnh thì cảm giác về nóng ở huyệt của đường kinh đó sẽ thay đổi, cảm giác bên bệnh khác bên lành, sự chênh lệch này thể hiện rất rõ ở huyệt tỉnh. + Có thể sử dụng phương pháp này, so sánh sự chênh lệch giữa hai bên phải trái để tìm ra đường kinh có bệnh. + Tác giả Đổng Thừa Thống (Trung Quốc) sử dụng phương pháp “đo thời gian cảm ứng với nhiệt độ” để so sánh sự chênh lệch giữa hai bên phải trái và cũng có ghi nhận kết quả tương tự. PHƯƠNG PHÁP KHÁM ĐƯỜNG KINH - Tạng phủ bên trong khi rối loạn chức năng có thể biểu hiện ra ngoài đường kinh tương ứng bằng điểm nhạy cảm (kinh điển), hoặc thay đổi điện trở da/nguyên huyệt, hoặc cảm giác khó chịu khi hơ nóng tĩnh huyệt kinh bệnh (những tác giả Nhật Bản). - Có 3 phương pháp chẩn đoán bằng đường kinh: + Khám đường kinh bằng tay. + Đo điện trở da tại nguyên huyệt. + Hơ nóng các tĩnh huyệt. . PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINH (Kỳ 3) PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG HỆ KINH LẠC TRONG CHẨN ĐOÁN - Trên cơ sở thuộc lộ trình đường kinh đi, liệt kê đầy đủ những. đề cập: - Phương pháp khám đường kinh bằng cách ấn đè dọc (khám bằng tay) theo lộ trình đường kinh để tìm điểm đau (điểm phản ứng). Phương pháp khám đường kinh bằng tay là phương pháp cổ điển. đường kinh cũng còn tham gia vào quá trình chẩn đoán bệnh tật bằng những điểm phản ứng trên đường kinh bệnh khi phát hiện bằng phương pháp khám thích hợp. Đã có ba phương pháp khám đường kinh