Các tuyến nội tiết hầu hết đều rất nhỏ và nằm sâu trong cơ thể tuyến yên nằm sâu trọng hộp sọ, tuyến thượng thận nằm sau phúc mạc cực trên thận, tuyến tụy nằm sâu trong ổ bụng..., trừ ha
Trang 1Phương pháp khám bệnh nội tiết
1 Đại cương
Các tuyến nội tiết hầu hết đều rất nhỏ và nằm sâu trong cơ thể (tuyến yên nằm sâu trọng hộp sọ, tuyến thượng thận nằm sau phúc mạc cực trên thận, tuyến tụy nằm sâu trong ổ bụng ), trừ hai tuyến sinh dục và tuyến giáp có thể nhìn khám dễ dàng, còn lại hầu hết là khó khám một cách trực tiếp Do vậy việc thăm khám tuyến nội tiết cần phải kết hợp với các phương kháp thăm dò khác để chẩn đoán một cách chính xác bệnh lý tổn thương của từng tuyến
- Tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, tiết ra các hormon giải phóng trực tiếp vào máu
- Các bệnh nội tiết có thể do rối loạn một hay nhiều tuyến Về lâm sàng ngoài sự thay đổi hình thể, kích thước, mật độ của các tuyến, còn thấy có sự thay đổi về hình dạng của người bệnh:
Bệnh và hội chứng Cushing thường có biểu hiện béo, mặt tròn như mặt trăng, da
đỏ và nhiều trứng cá
Trang 2Basedow: bướu cổ to, mắt lồi, người gầy
Bệnh to đầu chi: đầu-mặt-bàn tay-chân to ra
Suy chức năng tuyến yên: lùn cân đối
2 Khám lâm sàng
2.1 Nhìn, quan sát hình dáng của bệnh nhân:
+ Nhận định chung:
- Nhìn màu sắc của da toàn thân bệnh nhân xem có biến đổi không
- Nhìn mặt, chân tay, thân người
- Tư thế của bệnh nhân khi đi lại
+ Đo chiều cao đối chiếu với người bình thường để biết bệnh nhân có phát triển nhanh về chiều cao (tăng GH trước tuổi dậy thì - bệnh khổng lồ) hoặc tăng GH (STH) sau tuổi dậy thì - to đầu chi (acromegalia) thay đổi đầu tiên là bộ mặt: xương sọ phát triển không đều, phát triển nhiều ở xương gò má, xương hàm dưới phát triển mạnh làm cho cằm nhô ra phía trước, góc giữa ngành đứng và ngành ngang của xương hàm dưới rộng ra, 2 hàm răng không khớp được vào nhau, xương mũi, xương gò má và cung dưới lông mày phát triển; tai, lưỡi, bàn tay, bàn chân đều to ra; răng thưa và to, các phủ tạng đều phát triển to hơn bình thường
- Cần theo dõi tỷ mỷ quá trình diễn biến của bệnh, cân nặng tăng hoặc sút cân nhanh
Trang 3- Béo: để đánh giá tình trạng béo hay gầy cần phải dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI - body mass index)
Tiêu chuẩn BMI của người châu Á:
Cân nặng (kg)
BMI = -
Chiều cao2 (m)
Bình thường: 18,5 - 22,9kg/m
Gầy: < 18,5
Quá cân: ³ 23
Bắt đầu có nguy cơ: 23 - 24,9kg/m
Béo độ I: 25 - 29,9kg/m
Béo độ II: ³ 30
Hoặc có thể dựa vào chỉ số vòng eo/hông (W/H: Waist/Hip), chỉ số W/H bình thường: nam < 0,95; nữ < 0,8
Cần quan sát xem người bệnh béo toàn thân (béo mặt và thân đồng đều trong hội chứng phì sinh dục) hay lớp mỡ dưới da chỉ tập trung ở một số nơi như trong hội chứng Cushing (béo không đồng đều), béo chỉ tập trung ở mặt (mặt tròn như mặt
Trang 4trăng), ở thân (béo từ mông trở lên, bờm sau gáy giống hình lưng lạc đà, chân tay khẳng khiu tạo nên hình dáng người bệnh không cân đối
+ Cân nặng:
Gầy: khi chỉ số BMI < 18,5kg/m2, gọi là gầy khi cả lớp mỡ dưới da và cơ toàn thân kém phát triển (cần phân biệt với gầy tự nhiên do lớp cơ phát triển cân đối, còn lớp mỡ dưới da không phát triển)
Trong bệnh đái tháo đường, Basedow, bệnh nhân gầy sút cân rất nhanh Ngoài ra còn một số bệnh hiếm gặp như bệnh Simmonds, suy thượng thận mãn (Addison) bệnh nhân cũng gầy sút cân nhiều
+ Da, lông, tóc móng:
- Da: cần khám những thay đổi màu sắc của da (những rối loạn về sắc tố da) Xạm da màu chì ở những vùng kín đáo như: niêm mạc lưỡi, lợi, môi, núm vú, thắt lưng quần, nếp lằn ở lòng bàn tay-bàn chân hay gặp trong bệnh Addison Da bóng, ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi hay gặp trong bệnh Basedow; da khô, lạnh dày như nhúng sáp thường gặp trong suy giáp trạng
Da dễ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng khó liền hay gặp trong bệnh đái tháo đường
Da đỏ, nhiều trứng cá ở mặt và toàn thân gặp trong hội chứng hoặc bệnh Cushing
- Hệ thống lông, tóc móng:
Trang 5Lông nách, lông mu mọc nhiều, rậm, có ria mép trong hội chứng Cushing, cường androgen
Tóc, lông mi, lông mày khô và dễ rụng, thường gặp trong suy chức năng giáp trạng hoặc suy sinh dục
Móng tay, móng chân dòn, dễ gẫy trong suy giáp trạng
+ Răng to và thưa hay gặp trong bệnh to đầu chi (Acromegalia), răng mọc chậm trong suy cận giáp trạng Viêm lợi, răng lung lay hoặc dễ rụng hay gặp trong bệnh đái tháo đường
2.2 Khám các cơ quan:
2.2.1 Khám tuyến giáp: (có bài khám tuyến giáp riêng)
2.2.2 Khám tim mạch: (có bài khám tim mạch riêng)
Cần chú ý trong một số bệnh nội tiết có ảnh hưởng tới bộ máy tuần hoàn:
- Khi có cơn nhịp tim nhanh, tăng huyết áp từng cơn thường gặp trong u tủy thượng thận
- Tim đập nhanh > 100 ck/phút, LNHT (rung nhĩ), cuồng nhĩ, cơn nhịp nhanh trên thất, suy tim kèm theo lồi mắt, bướu cổ to, gầy sút cân có thể gặp trong bệnh Basedow
- Nhịp tim chậm, béo, phù niêm có thể gặp trong suy chức năng tuyến giáp
- Tim to hay tràn dịch màng ngoài tim có thể gặp trong suy chức năng tuyến giáp
Trang 6- Nhịp tim chậm, gầy, chức năng các tuyến nội tiết khác giảm có thể gặp trong suy tuyến yên
- Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, vữa xơ động mạch gặp trong đái tháo đường
- Huyết áp tăng thường xuyên kèm béo mặt, béo thân người, chân tay khẳng khiu
có thể gặp trong hội chứng Cushing (cường vỏ thượng thận) hoặc bệnh Cushing (do cường chức năng thùy trước tuyến yên)
- Tăng huyết áp có thể gặp trong bệnh Basedow
- Huyết áp tăng thường xuyên hoặc từng cơn, kèm theo tim nhịp nhanh, trong cơn tăng huyết áp da tái, lạnh, vã mồ hôi có thể thấy trong u tủy thượng thận (cường tủy thượng thận hay hội chứng pheocromocytoma)
- Huyết áp thấp có thể gặp trong bệnh suy chức năng tuyến giáp (myxoedema) hoặc Addison
2.2.3 Khám tiêu hoá:
- Ăn nhiều kèm theo uống nhiều, đái nhiều có thể gặp trong bệnh đái tháo đường hoặc Basedow
- Ăn ít hoặc chán ăn có thể gặp trong suy chức năng tuyến giáp, Addison
- Đi ngoài lỏng gặp trong nhiễm độc giáp (Basedow) hoặc đái tháo đường
- Táo bón trong suy giáp trạng
- Viêm dạ dày thiểu toan, thiểu tiết có thể gặp trong đái tháo đường
Trang 72.2.4 Khám vận động:
- Có thể gặp loãng xương, thưa xương trong bệnh Cushing (u hoặc cường sản tuyến yên) hoặc hội chứng Cushing (u hoặc cường sản vỏ thượng thận)
- Loét bàn chân, hoại tử chi trong đái tháo đường
- Mất canxi trong cường chức năng tuyến cận giáp
- Chân tay to kèm theo tăng phát triển xương đầu, mặt, cằm nhô ra trước gặp trong bệnh to đầu chi (acromegalia), nguyên nhân do cường GH sau tuổi dậy thì (do u hoặc cường sản hormon GH của thùy trước tuyến yên)
2.2.5 Khám sinh dục:
+ Ở nữ giới: phải hỏi chu kỳ kinh nguyệt, số ngày kinh, đều hay không
- Sinh đẻ: số lần sinh, số lần sẩy thai, cân nặng của thai nhi, nếu > 4kg cần phải kiểm tra đường huyết của sản phụ (đẻ con to hay gặp ở những những người bị đái tháo đường)
- Âm vật to hay gặp trong hội chứng thượng thận-sinh dục
- Vú to (kể cả nam giới) và phụ nữ ngoài chu kỳ sinh đẻ kèm theo tiết sữa gặp trong hội chứng cường prolactin (do u hoặc cường tiết prolactin của thùy trước tuyến yên)
+ Ở nam giới:
Trang 8- Số lượng tinh hoàn bình thường phải đủ và cân đối cả 2 bên, có nằm lạc chỗ không
- Kích thước dương vật bình thường hay nhỏ
- Xuất tinh bình thường hay sớm, di tinh hay mộng tinh
- Teo tinh hoàn và dương vật gặp trong hội chứng Turner
- Giảm khả năng tình dục gặp trong suy chức năng tuyến giáp, suy chức năng tuyến thượng thận, suy chức năng tuyến yên
2.2.6 Thần kinh-tinh thần:
- Các động tác chậm chạp (đi lại, nói, vận động chậm, giảm trí nhớ) gặp trong suy chức năng tuyến giáp
- Vô lực, không muốn tiếp xúc thường gặp trong bệnh Addison (bệnh suy chức năng tuyến thượng thận mãn)
- Thần kinh dễ hưng phấn: nói nhiều, dễ xúc động, hay hồi hộp gặp trong bệnh Basedow
- Tê bì, cảm giác như kim châm, kiến bò, rối loạn cảm giác, giảm phản xạ ở 2 chi dưới hay gặp trong bệnh đái tháo đường (biểu hiện của viêm đa dây thần kinh ngoại vi)