Larva migrans do (Gnasthostoma spinigerum) Bệnh cảnh do ấu trùng hoặc giun non Gnasthostoma spinigerum di chuyển dưới da trong cơ quan nội tạng. 1. Tác nhân gây bệnh Giun trưởng thành sống trong các bướu ở vách bao tử động vật ăn thịt sống ( chó, mèo, chồn, chim), giun đực dài 11 - 15 mm, giun cái dài 25 - 54 mm, thân mình hơi cong, bao phủ bởi các gai Cuticle ở nửa trước đầu phình có 4 - 8 hàng móc; trứng hình ovan vỏ lấm tấm, một cực có nút trong suốt. Giun đẻ trứng ở vách bào tử, trứng theo phân ra ngoài. Ở trong nước, ấu trùng thực quản hình ụ phình. Trong cơ thể giáp xác, ấu trùng thành ấu trùng giai đoạn II có đầu phình và 4 hàng móc. Khi bị cá, ếch, lươn hay rắn nuốt, áu trùng giai đoạn II phát triển thành ấu trùng giai đoạn III ở bắp cơ của các động vật này. Khi chó, mèo, chồn, chim ăn các vật chủ kể trên, ấu trùng giun sẽ chui vào vách bào tử và phát triển thành giun trưởng thành. Nếu người ăn cá, răn, lươn, ếch nấu chưa chín, ấu trùng giai đoạn III sẽ chui qua vách bào tử và đi lang thang khắp nơi trong cơ thể: da, gan, phổi, não, mắt. Ký sinh trùng có thể phát triển đến giun non nhưng không trưởng thành được. Ở vị chí ký sinh giun gây viêm, apxe, hoại tử, sốt huyết. Bệnh có thể kéo dài đến 17 năm. 2. Dịch tễ KST này gặp ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật, Philippin, Indonesia. Người nhiễm thường là do ăn cá sống hoặc nấu chưa kỹ. Ở miền Nam Việt Nam, cần chú ý đến 2 món ăn đặc sản: Cá lóc nướng trui và mắm thái. 3. Lâm sàng Khi giun từ vách bao tử lên gan, bệnh nhân buồn nôn, đau thượng vị và hạ sườn phải, sốt. Sau đó, triệu chứng phụ thuộc vào cơ quan đang di chuyển: gan ( gan to, đau sốt ), xoang bụng ( bướu giả viêm ), mắt ( viêm mống mắt, viêm nàng bồ đào, xuất huyết nặng, hoại tử dọc theo đường đi của giun ), da ( cục u di động dưới da, viêm, phù da, đường hầm dưới da có thâm nhiễm bạch cầu, bạch cầu toan tính). Bệnh kéo dài nhiều năm, có những lúc lắng dịu, có những lúc bộc phát. 4. Chẩn đoán - Bạch cầu trong máu tăng đến 100.000/ mm3, trong ấy bạch cầu toan tính chiếm 50 - 80%. - Chẩn đoán phỏng chửng khi bệnh nhân sống trong vùng nội dịch, có các biểu hiện lâm sàng kể trên, nhất là viêm da kèm chứng tăng cao bạch cầu toan tính trong máu. - Chẩn đoán xác định khi bắt được ấu trùng hoặc giun non từ sang thương ( da, niêm mạc mắt. ) - Phản ứng nội bì với kháng nguyên Gnasthostoma cho kết quả tin cậy được. 5. Điều trị - Các thuốc chữa giun sán hầu như không có tác dụng trên giun Gnasthostoma, Diethylcarbamazine ( Hetrazan ) 0,5 - 0,7 mg/kg/ngày trong 5 - 7 ngày cho kết quả tương đối - Khi giun ở da hay niêm mạc mắt, có thể rạch và gắp giun ra. 6. Dự phòng - Ăn cá, ếch nhái, rắn, lươn nấu chín. Theo Daengsvang và Miyazaki, ngâm cá vào dấm đậm đặc 5 giờ 30 phút có thể diệt được giun - Ở Việt Nam, cẩn thận khi ăn món cá lóc nướng chui và mắm thái TS. Phan Văn Trọng . Larva migrans do (Gnasthostoma spinigerum) Bệnh cảnh do ấu trùng hoặc giun non Gnasthostoma spinigerum di chuyển dưới da. đến 17 năm. 2. Dịch tễ KST này gặp ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật, Philippin, Indonesia. Người nhiễm thường là do ăn cá sống hoặc nấu chưa kỹ. Ở miền Nam Việt Nam, cần chú ý đến 2 món ăn đặc