Tài liệu Cổ Loa, cố đô - thành ốc pptx

3 220 0
Tài liệu Cổ Loa, cố đô - thành ốc pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cổ Loa, cố đô - thành ốc Thục Phán nối ngôi vua Hùng, hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, đóng đôCổ Loa. Tương truyền An Dương Vương (Thục Phán) được rùa thần cho móng làm lẫy nỏ nên đã đánh bại nhiều lần xâm lược của Triệu Đà. Sau đó Triệu Đà dùng mưu (cho con trai là Trọng Thuỷ sang cầu hôn con gái An Dương Vương là Mỵ Châu), lấy cắp nỏ thần rồi năm 179 trước công nguyên đem quân sang đánh, An Dương Vương thua chạy đến vùng Nghệ An, nhảy xuống biển tự tử. Khi định đôCổ Loa, An Dương Vương cho xây một thành hình ốc gọi là Loa thành. Thành được xây ban ngày thì đêm lại đổ. Chỉ khi nhà vua được thần Kim Qui cho móng và bảo cách diệt tinh bạch kê (gà trắng) thì thành mới xây xong. Ngày nay ở Cổ Loa còn một thành đất đồ sộ với dấu tích của ba vòng thành. Đi từ trong ra ngoài, đầu tiên là vòng thành trong (thành nội), hình chữ nhật, chu vi 1650 mét, nơi được xem là chỗ ở của nhà vua. Cổng chính của thành nội ở giữa bờ thành phía nam. Hai bên cổng đắp hai ụ công sự cao hơn mặt thành. Ở bên góc thành nội còn đếm được 18 ụ công sự. Bao quanh thành là hào sâu và rộng. Vòng thành giữa (thành trung) chu vi 6500 mét bao ngoài thành nội. Từ cửa nam (chỗ chợ Sa) thành vòng về phía dông theo đầm Cả, qua gò Voi ở phía bắc, vòng lại phía nam theo bờ sông Hoàng. Vòng thành ngoài (thành ngoại) chu vi 8.000 mét. Một đoạn dài của sông Hoàng chảy từ tây nam đến đông nam, tạo thành đoạn hào tự nhiên của thành ngoài. Hào nhân tạo nối liền với hào tự nhiên, bao quanh thành từ đông bắc đến đông nam. Nhìn lên bản đồ, ta thấy thành được bao quanh bằng những con hào. Phía đông thành giữa là đầm Cả, thông với sông Hoàng. Từ đầm này đã khơi năm con ngòi để nước vào hào thành giữa và thành trong, hình thành một thế phối hợp lợi hại giữa bộ binh và thuỷ binh: công thủ đều thuận lợi, vừa địa điểm để tập trung quân, vừa dễ dàng triển khai quân khi cần thiết. Trên ba vòng thành, nhất là quanh thành ngoài nhiều điếm canh được dựng trên các ụ đất, người dân ở đây gọi là ụ hoả hồi. Đó là nơi dự trữ rơm rạ và củi để khi cần thì đốt lửa, báo cho trong thành biết là giặc. Ba vòng thành 72 ụ hoả hồi. Năm 1959 còn phát hiện mũi tên đồng ở cầu Vực, xã Cổ Loa, số lượng tới hàng vạn chiếc nằm trong một hố đất hình vuông. Mũi tên ba cạnh sắc, phần mũi dài 2,5 - 3cm, phần chuôi dài 3,5 - 5cm để cắm cán. Các mũi tên niên đại khoảng vài ba thế kỷ trước công nguyên. Đến năm 1982 lại phát hiện tại gò Mả Tre (cũng thuộc xã Cổ Loa) chiếc trống đồng và bộ sưu tập lưỡi cày đồng thuộc văn hoá Đông Sơn cách nay hơn 2000 năm. Đáng chú ý là năm 2005, Viện Khảo cổ học đã tìm thấy khu lò đúc mũi tên đồng, cả khuôn đúc mũi tên đồng ở gần đền thờ An Dương Vương. Trong khu vực thành nội, một số công trình tưởng niệm An Dương Vương đã được xây dựng như đền Thượng và điện Ngự triều di qui. Ngoài ra ở khu di tích Cổ Loa còn am thờ Mỵ Châu và giếng Trọng Thuỷ (giếng Ngọc). Đây là khu di tích giá trị lớn về lịch sử, văn hoá, quân sự nhưng thật đáng tiếc, những năm gần đây, di tích bị lấn chiếm nhiều. Người yêu Hà Nội đang chờ đợi những vi phạm sẽ được loại bỏ song hành với việc trùng tu, tôn tạo di tích kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. . Cổ Loa, cố đô - thành ốc Thục Phán nối ngôi vua Hùng, hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Tương truyền. Nghệ An, nhảy xuống biển tự tử. Khi định đô ở Cổ Loa, An Dương Vương cho xây một thành hình ốc gọi là Loa thành. Thành được xây ban ngày thì đêm lại đổ.

Ngày đăng: 23/12/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan