1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Amip lỵ (Entamoeba histolytica) pptx

8 1.3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Amip lỵ (Entamoeba histolytica) 1. Hình thể: Có 3 dạng hình thể khác nhau 1.1. Thể hoạt động ăn hồng cầu Thể này có kích thước từ 20 - 40 Micromet, soi tươi thấy di chuyển nhanh theo một hướng nhất định. Cấu tạo gồm nội nguyên sinh chất và ngoại nguyên sinh chất. Trong nội nguyên sinh chất chứa nhân và hồng cầu do Amip ăn vào. Đây là thể gây bệnh và thường thấy trong phân người bị bệnh lỵ Amip cấp tính 1.2. Thể hoạt động Minuta Thể này sống hội sinh trong lòng ruột, thấy trong phân người bình thường. Kích thước nhỏ từ 10 - 12 Micromet. Thể này không ăn hồng cầu. 1.3 Thể bào nang hay thể kén cửa Amip Kích thước từ 10 - 12 Micromet đường kính, hình tròn. Có bào nang một nhân hoặc hai nhân. Bào nang già có 4 nhân và là thể lây nhiễm bệnh. Thấy trong phân của người bị bệnh lỵ Amip mãn tính hoặc người bình thường 2. Chu kỳ Trong ruột người thì Amip có hai kiểu chu kỳ 2.1. Chu kỳ hoại sinh Khi người ăn/uống phải bào nang Amip già có 4 nhân, bào nang tới ruột non, do tác động của nhiều yếu tố làm vỏ kén nứt ra giải phóng 4 Amip con. Từ 4 Amip phát triển thành 8 Amip con gọi là thể Minuta thể này sống hội sinh ở ruột mà không gây bệnh 2.2. Chu kỳ gây bệnh Trong những điều kiện đặc biệt thì thể Minuta sẽ chuyển thành thể hoạt động ăn hồng cầu. Thể ăn hồng cầu có khả năng gây hoại tử, chúng xâm nhập vào thành của đại tràng, ở đó chúng nhân lên rất nhanh, chúng tạo ra các ổ áp xe trong thành ruột. áp xe nở ra làm chảy mủ và để lại các vết loét ở thành ruột. Khi loét khỏi để lại sẹo, sẹo lồi tạo thành các u ở ruột. Nếu Amip lọt vào các thành mạch bị phá vỡ thì nó theo máu vào gan và các phủ tạng khác gây ra bệnh Amip ngoài đại tràng. 3. Đặc diểm dịch tễ của bệnh Amip 3.1. Nguồn bệnh và mầm bệnh - Nguồn bệnh: Là người lành hoặc người bệnh thải kén Amip ra ngoại cảnh qua phân. - Mầm bệnh: Là kén Amip già có 4 nhân Kén Amip ở ngoại cảnh sống lâu hay ngắn là do nhiều yếu tố quyết định như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, độ pH ở đất ẩm có nhiệt độ 20 - 300C thì kén sống được vài tháng, ở nhiệt độ 800C kén chết ngay. 3.2. Đường lây Bào nang nhiễm vào người qua đường tiêu hoá bằng nhiều cách: Thức ăn, nước uống hoặc do ruồi, gián vận chuyển mầm bệnh, do tưới bón rau bằng phân tươi hoặc nước bẩn. 3.3. Nguồn cảm thụ Tất cả các lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh và mắc bệnh. ở Việt Nam tỷ lệ chung là từ 2- 6%, trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm ít hơn người lớn. Miền Trung và miền Nam có tỷ lệ nhiễm cao hơn miền Bắc 3.4. Tính chất lưu hành và phân bố địa lý Bệnh lỵ Amip thường lưu hành ở địa phương, khó phát ra thành dịch vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố Bệnh Amip nhiễm rải rác ở nhiều nước trên thế giới. Theo Tổ chức y tế thế giới thì có khoảng 10% dân số trên thế giới bị nhiễm Amip, tuy nhiên ở các nước nhiệt đới có tỷ lệ nhiễm cao hơn các nước ôn đới. Bệnh Amip thì hầu như chỉ có ở các nước xứ nóng. 4. Đặc điểm gây bệnh của Amip lỵ 4.1. Bệnh lỵ Amip cấp ở ruột Đây là thể bệnh điển hình gồm các triệu chứng: - Đi ngoài phân lỏng, phân nhầy lẫn mủ và máu - Đau quặn bụng kèm theo có mót rặn - Toàn trạng thì có mất nước, mệt mỏi Các biến chứng thường xảy ra: - Chảy máu đường tiêu hoá do bị thủng ruột - Gây hội chứng lồng ruột hay bán lồng ruột - Gây u đại tràng do Amip 4.2. Bệnh lỵ Amip mãn tính Nếu điều trị không tốt thì bệnh dễ chuyển thành mãn tính và hay tái phát 4.3. Bệnh Amip ở gan - Áp xe gan do Amip - Viêm gan Amip lan toả 4.4. Bệnh Amip ở phổi - màng phổi Hầu hết đều là thứ phát sau áp xe gan do Amip bị vỡ, áp xe phổi thường khu trú ở đáy phổi phải 4.5. Bệnh Amip ở các phủ tạng khác Thường thấy ở não, lách, tuỷ xương, hậu môn. 5. Chẩn đoán bệnh Amip 5.1. Các dấu hiệu định hướng chẩn đoán - Sống ở vùng có lưu hành bệnh lỵ Amip - Có đồng tình luyến ái - Có các dấu hiệu lâm sàng của bệnh 5.2. Chẩn đoán xác định - Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng và hội chứng bệnh lý của bệnh Amip ở ruột và ở tổ chức. - Chẩn đoán xét nghiệm: + Xét nghiệm phân trực tiếp tìm thể hoạt động ăn hồng cầu, thể Minuta và thể kén + Làm tiêu bản và nhuộm, soi tìm Amip + Các phản ứng huyết thanh học + Chẩn đoán hình ảnh + Siêu âm + Soi trực tràng 6. Điều trị bệnh Amip Ưu tiên là điều trị nội khoa 6.1. Các thuốc điều trị bệnh Amip - Thuốc diệt Amip ở tổ chức + Flagyl (Metronidazol) + Tinidazol + Flagentyl - Thuốc diệt Amip do tiếp xúc + Bemarsal + Humatin 6.2. Điều trị ngoại khoa Điều trị ngoại khoa chỉ dùng hỗ trợ cho điều trị nội khoa, làm thoát mủ cho các áp xe lớn 7. Phòng bệnh Amip 7.1. Các biện pháp vệ sinh chung phòng bệnh cho tập thể - Xử lý và quản lý phân hợp vệ sinh - Đảm bảo nguồn nước sạch cho ăn/uống, sinh hoạt - Diệt ruồi, gián - Vệ sinh, an toàn thực phẩm 7.2. Phòng bệnh cá nhân - Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi - Chỉ ăn rau, quả đã được rửa sạch - Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài - Không phóng uế bừa bãi . do Amip 4.2. Bệnh lỵ Amip mãn tính Nếu điều trị không tốt thì bệnh dễ chuyển thành mãn tính và hay tái phát 4.3. Bệnh Amip ở gan - Áp xe gan do Amip - Viêm gan Amip lan toả 4.4. Bệnh Amip. bị nhiễm Amip, tuy nhiên ở các nước nhiệt đới có tỷ lệ nhiễm cao hơn các nước ôn đới. Bệnh Amip thì hầu như chỉ có ở các nước xứ nóng. 4. Đặc điểm gây bệnh của Amip lỵ 4.1. Bệnh lỵ Amip cấp. Amip lỵ (Entamoeba histolytica) 1. Hình thể: Có 3 dạng hình thể khác nhau 1.1. Thể hoạt động ăn hồng

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:22

Xem thêm: Amip lỵ (Entamoeba histolytica) pptx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w