Giun sán - Sán lá nhỏ ở gan ( Clonorchis sinensis ) pdf

6 550 1
Giun sán - Sán lá nhỏ ở gan ( Clonorchis sinensis ) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giun sán - Sán lá nhỏ ở gan ( Clonorchis sinensis ) 1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của sán lá nhỏ ở gan 1.1. Đặc điểm sinh học - Sán trưởng thành có màu trắng đục hoặc đỏ nhạt, hình lá nhỏ. Kích thước 10-25 x3-4 mm - Hấp khẩu ăn ở đầu, hấp khẩu bám ở gần giữa bụng.Tử cung, buồng trứng ở nửa trên của thân sán.Tinh hoàn ở phía dưới. - Trứng hình hạt vừng, màu vàng. KT: 27 x 18Micromet. Đầu trên có nắp, đầu dưới có gai nhỏ, nhân ở giữa trứng, vỏ có 2 lớp. 1.2. Chu kỳ: Giống chu kỳ chung Sán ký sinh trong các ống mật ở trong gan. Sán đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp nước ao hồ hoặc sông suối sẽ phát triển thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông tìm đến ký sinh ở các loại ốc thuộc giống Bithinia. Sau 21-30 ngày trong cơ thể ốc, ấu trùng sẽ phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi tìm đến ký sinh ở cơ của các loại cá nước ngọt (chép, trôi, rô mè, chắm ) để phát triển thành nang trùng. Nếu người hoặc chó, mèo ăn phải nang trùng còn sống trong cá chưa nấu chín (ăn cá gỏi) thì vào tới ruột ấu trùng sẽ thoát nang, 15 giờ sau sẽ di chuyển tới ống mật và sau 26 ngày sẽ trở thành sán trưởng thành, hoàn thành chu kỳ. Sán sống được khoảng 20 năm. 2. Dịch tễ sán lá nhỏ ở gan Nguồn bệnh là người hoặc chó, mèo có sán trong cơ thể, mầm bệnh là nang trùng ở trong thịt của cá, đường nhiễm là đường tiêu hoá 2.1.Các yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá nhỏ ở gan - Do nuôi cá bằng phân tươi - Phóng uế xuống nước Đó là những điều kiện đưa trứng sán xuống nước để thực hiện chu kỳ Ăn cá chưa nấu chín (cá gỏi): Là điều kiện đưa mầm bệnh vào vật chủ. 2.2. Đặc điểm dịch tễ sán lá nhỏ ở gan ở Việt Nam - Tỉ lệ nhiễm sán lá nhỏ ở gan thấp hơn so với các bệnh giun + Theo kết quả điều tra một số vùng từ 1954-1970 thì tỉ lệ nhiễm sán lá nhỏ ở gan thấp từ 1-2%, ở 1 số địa phương có tập quán ăn cá gỏi như một số huyện ven biển Nam Hà,Thái Bình, Hải Phòng tỉ lệ nhiễm từ 3-16%. + Theo tài liệu của bộ môn KST trường ĐHY Hà Nội năm 1999 thì:  .Điều tra ở 11 tỉnh miền Bắc (chủ yếu là các tỉnh ở đồng bằng), miền trung(Phú Yên), Tây Nguyên (Đắc Lắc) thấy tỉ lệ nhiễm trung bình của SLNƠG là 21,2%. .Tỉ lệ bệnh tăng dần theo tuổi và ở nam cao gấp 3 lần ở nữ. . Chó, mèo có tỉ lệ nhiễm sán lá nhỏ ở gan cao. Chó là 28,6%, mèo là 64,2% . 3.Tác hại và biến chứng của bệnh SLN ở gan 3.1.Tác hại của sán lá nhỏ ở gan Sán gây viêm, tắc ống mật.Tác hại này kéo dài sẽ gây những kích thích thường xuyên đối với gan dẫn đến xơ gan. Sán còn chiếm thức ăn (là những thành phần lỏng của mật) và tiết ra chất độc làm bệnh nhân thiếu máu và BC toan tăng 20- 40%. Sán ký sinh làm cho gan bị to ra, có thể tới 4 kg (bình thường 2,3-2,4 kg) Các thành ống mật bị dầy lên, túi mật cũng có thể bị to ra và xơ hoá 3.2.Triệu chứng của bệnh: Phụ thuộc vào cường độ nhiễm sán (số sán trong cơ thể )và phản ứng của vật chủ. Nhiễm ít sán thì không có triệu chứng gì đặc biệt .Nhiễm trên 100 sán, các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ. - Giai đoạn khởi phát: Bệnh nhân thường bị rối loạn tiêu hoá: Chán ăn, buồn nôn, ăn không tiêu, ỉa chảy, táo bón thất thường và đau âm ỉ ở vùng gan. Ngoài ra có thể bị phát ban, nổi mẩn và bạch cầu toan tính tăng đột ngột (do bị dị ứng với những chất độc mà sán tiết ra). - Giai đoạn toàn phát: Bệnh nhân bị thiếu máu, gầy sút, phù nề, đôi khi có sốt thất thường.Hồng cầu, huyết sắc tố giảm.Phù nề bắt đầu từ chân sau thành phù toàn thân với triệu chứng của bệnh Bêribêri (tê bì, nhược cơ, mỏi cơ, đau cơ. Đây là một bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 làm rối loạn chuyển hoá gluxit) Ngoài ra bệnh nhân có thể bị chảy máu cam và rối loạn tim mạch (tim nhanh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ) và có các triệu chứng về gan: Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở gan, vàng da nhẹ, phân trắng, nước giải vàng sẫm 3.3.Biến chứng của bệnh: Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ gan. Theo Lương Bá Cường thì 33% bệnh nhân mắc bệnh này bị xơ gan. 4.Chẩn đoán bệnh sán lá nhỏ ở gan Chủ yếu là xét nghiệm phân hoặc dịch tá tràng tìm trứng sán. Xét nghiệm phân bằng phương pháp Willis hoặc phương pháp Kato Chẩn đoán hỗ trợ như siêu âm vùng gan mật 5. Điều trị bệnh sán lá nhỏ ở gan Dùng Praziquantel 5.1. Kiến thức cơ bản về thuốc điều trị Praziquantel có biệt dược Biltricide, Distocide.Viên thuốc đóng hàm lượng 600 mg. Thuốc có dạng bột mầu trắng, vị đắng, không mùi, ít tan trong nước và ít độc. - Tác dụng: Thuốc làm cản hấp thu glucose và làm chết sán do hút kiệt dự trữ glucogen - Tác dụng phụ: Thỉnh thoảng có trường hợp bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng thoảng qua 5.2.Nguyên tắc điều trị Chọn thuốc ít độc, dễ uống và có hiệu quả cao 5.3.Điều trị cụ thể Dùng praziquantel uống 40 mg/ kg/ ngày x 3 ngày. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn, không nhai thuốc. Nếu cần điều trị đợt 2 phải chờ sau 10 ngày. Chống chỉ định: Người có thai, trẻ em dưới 24 tháng tuổi, người đang cho con bú phải kiêng cho con bú 4 ngày sau khi dùng thuốc 6. Phòng bệnh 6.1.Nguyên tắc - Phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau. - Phải có kế hoạch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm . 6.2.Biện pháp - Tuyên truyền, GDSK về tác hại và cách phòng bệnh sán lá nhỏ ở gan . - Vệ sinh môi trường, không dùng phân tươi để nuôi cá, không đại tiện xuống ao hồ, sông suối - Vệ sinh ăn uống, không ăn cá gỏi - Phát hiện và tích cực điều trị người bệnh . Giun sán - Sán lá nhỏ ở gan ( Clonorchis sinensis ) 1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của sán lá nhỏ ở gan 1.1. Đặc điểm sinh học - Sán trưởng thành có màu trắng đục hoặc đỏ nhạt, hình lá nhỏ. . tễ sán lá nhỏ ở gan ở Việt Nam - Tỉ lệ nhiễm sán lá nhỏ ở gan thấp hơn so với các bệnh giun + Theo kết quả điều tra một số vùng từ 195 4-1 970 thì tỉ lệ nhiễm sán lá nhỏ ở gan thấp từ 1-2 %, ở. và ở nam cao gấp 3 lần ở nữ. . Chó, mèo có tỉ lệ nhiễm sán lá nhỏ ở gan cao. Chó là 28,6%, mèo là 64,2% . 3.Tác hại và biến chứng của bệnh SLN ở gan 3.1.Tác hại của sán lá nhỏ ở gan Sán

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan