Luận văn : KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA HAI LOÀI RẦY PHẤN TRẮNG Aleurodicus dispersus Russell VÀ Bemisia tabaci Gennadius part 6 pot
sang màu vàng và dần dần chuyển sang màu nâu xám khi sắp nở (hình 12). Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Ronald và Martin (1992) cho rằng con cái đẻ trứng hình quả lê vào biểu bì của lá hay tế bào ở mặt dưới của lá. Trứng bám chặt vào lá bằng một cái cuống. Khi mới đẻ trứng có màu trắng, và trở nên nâu khi sắp nở và cũng phù hợp với ghi nhận của Phạm Thị Nhất (2002) cho rằng trứng mới đẻ có màu trong suốt, sau một ngày đêm chuyển sang màu vàng sáp, dần dần chuyển sang màu nâu xám. Ổ trứng không có lớp sáp trắng phủ lên. Vì thế khi nhìn bằng mắt thường chúng ta rất khó phát hiện ra ổ trứng của loài này. Theo kết quả ghi nhận được ở bảng 6 thì trứng dài 0,19 mm (dao động từ 0,17 - 0,23 mm), rộng 0,09 mm (dao động từ 0,08 - 0,11 mm). Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Phạm Thị Nhất (2002) cho rằng trứng dài khoảng 0,18 – 0,20 mm và cũng tương đối phù hợp với ghi nhận của Heather (2000) cho rằng trứng có chiều dài khoảng 0,21 mm, rộng khoảng 0,096 mm. Ấu trùng * Tuổi 1 Qua kết quả quan sát trong quá trình thí nghiệm cho thấy cơ thể ấu trùng tuổi 1 có màu vàng hơi sậm, chúng có 2 mắt màu nâu đen, 3 cặp chân, có 2 râu và phía đuôi có 2 lông cứng rõ rệt (hình 12). Theo kết quả quan sát ở bảng 6, quan sát trên 40 cá thể thì cơ thể ấu trùng tuổi 1 dài 0,30 mm (dao động từ 0,25 - 0,35 mm), rộng 0,14 mm (dao động từ 0,12 - 0,16 mm). * Tuổi 2 Cơ thể ấu trùng tuổi 2 hình bầu dục, màu vàng sáng, không có lớp sáp trắng phủ lên cơ thể, phía đuôi có 2 lông cứng. Trong giai đoạn tuổi 2, giữa lưng của ấu trùng dần dần xuất hiện 2 vệt màu vàng cam đối xứng nhau qua trục của cơ thể, lúc này cơ thể có màu vàng nhạt hơi trong (hình 13). Theo kết quả ghi nhận ở bảng 6 thì cơ thể ấu trùng tuổi 2 dài 0,40 mm (dao động từ 0,35 - 0,45 mm), rộng 0,22 mm (dao động từ 0,16 - 0,25 mm). Bảng 6: Kích thước của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius qua các giai đoạn (T 0 TB = 31,5 0 C, H TB = 70%; đơn vị: mm; n = 40) Giai đoạn Chiều dài Chiều rộng Dao động Trung bình Dao động Trung bình Trứng 0,17 - 0,23 0,19 0,08 - 0,11 0,09 Tuổi 1 0,25 - 0,35 0,30 0,12 - 0,16 0,14 Tuổi 2 0,35 - 0,45 0,40 0,16 - 0,25 0,22 Tuổi 3 0,45 - 0,58 0,51 0,25 - 0,36 0,30 Tuổi 4* 0,58 - 0,90 0,77 0,36 - 0,60 0,50 Thành trùng 0,85 - 1,40 1,01 Ghi chú: (*) tuổi 4 được xem như giai đoạn nhộng. n: là số cá thể quan sát. Vệt màu cam Hình 13: Sự biến đổi ở giai đoạn ấu trùng tuổi 2 của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius * Tuổi 3 Cơ thể ấu trùng tuổi 3 có màu vàng trong, hình bầu dục, 2 vệt màu cam lớn dần và ngày càng thấy rõ qua tấm lưng trần của nó. Theo thời gian 2 vệt cam này dần dần mờ đi khi sắp chuyển sang tuổi 4 (nhộng), cơ thể của ấu trùng chuyển sang màu sáng hơn, xung quanh cơ thể được bao bọc bởi một viền màu vàng trong (hình 14). Ấu trùng tuổi 3 có cơ thể dài 0,51 mm (dao động từ 0,45 - 0,58 mm), rộng 0,30 mm (dao động từ 0,25 - 0,36 mm) (bảng 6). Vệt màu cam Hình 14: Sự biến đổi của ấu trùng tuổi 3 của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius * Tuổi 4 (nhộng) Nhộng hình bầu dục, giai đoạn đầu, nhộng có màu vàng sáng và trở nên sậm hơn khi sắp vũ hóa. Kết quả này cũng phù hợp với ghi nhận của United States Department of Agriculture, whitefly knowledgebase (1995b) cho rằng nhộng hình oval, màu vàng sáng và trở nên sậm hơn khi sắp vũ hóa. Giai đoạn nhộng, hai vệt màu cam trên lưng nhộng dần dần biến mất, hai mắt của chúng lớn dần và nhận thấy rõ khi sắp vũ hóa (hình 15A). Vỏ nhộng màu trắng, không có các tua sáp xung quanh nhộng (hình 15B). Kết quả này cũng phù hợp với ghi nhận của United States Department of Agriculture, whitefly knowledgebase (1995b) cho rằng vỏ nhộng màu trắng, không có các tua sáp xung quanh nhộng và cũng phù hợp với kết quả ghi nhận của Phạm Thị Nhất (2002) cho rằng, ở giai đoạn nhộng có thể nhìn thấy mắt đỏ của con trưởng thành qua tấm lưng trần trong suốt của nó. Theo kết quả quan sát ở bảng 6 thì ấu trùng tuổi 4 (nhộng) có cơ thể dài 0,77 mm (dao động từ 0,58 - 0,90 mm), rộng 0,50 mm (dao động từ 0,36 – 0,60 mm). Hình 15: Nhộng (tuổi 4) (A) và vỏ nhộng (B) của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius Thành trùng Thành trùng khi mới vũ hóa có cặp cánh trắng trong suốt, sau một vài giờ phủ lên một lớp bụi phấn trắng. Theo kết quả ghi nhận ở bảng 7 thì thành trùng có chiều dài sải cánh là 2,02 mm, dao động từ 1,66 - 2,70 mm. Bảng 7: Kích thước các bộ phận trên cơ thể thành trùng rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius (T 0 TB = 31,5 0 C, H TB = 70%; đơn vị: mm; n = 40 ) Đặc điểm cơ thể Dao động chiều dài Trung bình Râu đầu 0,28 - 0,37 0,31 Vòi chích 0,28 - 0,33 0,30 Thân 0,85 - 1,40 1,01 Cánh* 1,66 - 2,70 2,02 Ghi chú: (*) Chiều dài sải cánh n: là số cá thể quan sát A B Hình 16: Rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius đang vũ hóa Thân của thành trùng khi mới vũ hóa có màu vàng ánh, chưa phủ lớp bụi phấn trắng. Một vài giờ sau khi vũ hóa thân được phủ lên một lớp bụi phấn trắng, mắt màu đỏ nâu. Kết quả này tương đối phù hợp với ghi nhận của Phạm Thị Nhất (2002) cho rằng rầy phấn trắng trưởng thành có màu vàng nhạt, thân, cánh được phủ một lớp phấn màu trắng nên được gọi là bọ phấn trắng. Theo kết quả ghi nhận ở bảng 7 thì thành trùng có cơ thể dài 1,01 mm, dao động từ 0,85 - 1,40 mm. Râu đầu có 7 đốt, dài 0,31 mm, dao động 0,28 - 0,37 mm. Vòi chích hình ống, có chiều dài khoảng 0,30 mm, dao động 0,28 – 0,33 mm. Hình 17: Thành trùng rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius 4.4 Xác định tỷ lệ trứng nở của loài Bemisia tabaci Gennadius Thí nghiệm được thực hiện ở khoa Nông Nghiệp - Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại Học An Giang, trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 31,5 0 C, ẩm độ không khí trung bình là 70%. Quan sát trên 40 ổ trứng và ghi nhận tỷ lệ trứng nở trung bình của Bemisia tabaci Gennadius là 96,21%, dao động trong khoảng 75 - 100% (phụ chương 9), cao hơn tỷ lệ nở của Aleurodicus dispersus Russell (bảng 4). 4.5 So sánh một số đặc điểm sinh học, sinh thái hai loài rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell và Bemisia tabaci Gennadius 4.5.1 Đặc điểm sinh học Qua kết quả khảo sát như trên cho thấy rằng: hầu hết các giai đoạn phát triển của loài Bemisia tabaci Gennadius đều ngắn hơn loài Aleurodicus dispersus Russell. Riêng chỉ có giai đoạn tuổi 1 thì loài Bemisia tabaci Gennadius có thời gian phát triển dài hơn loài Aleurodicus dispersus Russell là 0,34 ngày (bảng 8) và thời giai đoạn từ vũ hóa đến đẻ trứng của hai loài là bằng nhau (1,5 ngày) (bảng 8). Tổng vòng đời của loài Bemisia tabaci Gennadius ngắn hơn vòng đời của loài Aleurodicus dispersus Russell là 4,14 ngày (bảng 8). Cả ấu trùng và thành trùng của hai loài đều cư ngụ ở mặt dưới của lá cây ký chủ, chúng thích cư ngụ và đẻ trứng ở mặt dưới của lá non. Tỷ lệ trứng nở của loài Bemisia tabaci Gennadius (96,21%) cao hơn tỷ lệ trứng nở của loài Aleurodicus dispersus Russell (94%). Bảng 8: So sánh thời gian phát triển trung bình của hai loài rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell và Bemisia tabaci Gennadius qua các giai đoạn (T 0 TB = 31,5 0 C, H TB = 70%; đơn vị: ngày) Các giai đoạn Aleurodicus dispersus Bemisia tabaci Chênh lệch* Trứng 6,54 6,52 0,02 Tuổi 1 3,60 3,94 - 0,34 Tuổi 2 3,52 2,66 0,84 Tuổi 3 4,12 3,25 0,87 Tuổi 4** 8,66 5,92 2,74 Thành trùng 1,50 1,50 0,00 Tổng 27,94 23,80 4,14 Ghi chú: * sự chênh lệch của Aleurodicus dispersus so với Bemisia tabaci ** tuổi 4 được xem như giai đoạn nhộng 4.5.2 Đặc điểm hình thái Ổ trứng của loài Aleurodicus dispersus Russell hình xoắn ốc được phủ nhiều sáp trắng, đây là đặc điểm điển hình để nhận dạng ổ trứng của loài này ngoài đồng. Còn ổ trứng của loài Bemisia tabaci Gennadius không có lớp sáp trắng phủ lên, trứng nằm rải rác hay thành chùm rất nhỏ và rất khó phát hiện. Các giai đoạn ấu trùng (tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4) của loài Bemisia tabaci Gennadius không có các tua sáp trắng phủ lên, chỉ khi nhộng vũ hóa thì chúng ta mới thấy vỏ nhộng có màu trắng. Đối với loài Aleurodicus dispersus Russell thì giai đoạn cuối tuổi 1 đã được phủ lên một lớp sáp trắng mịn và dần dần phát triển nhiều thêm theo giai đoạn của từng tuổi, đặc biệt là giai đoạn tuổi 4 (nhộng) trên cơ thể có rất nhiều sáp trắng. Kích thước của tất cả các giai đoạn trứng, tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 (nhộng), của loài Bemisia tabaci Gennadius đều nhỏ hơn loài Aleurodicus dispersus Russell (bảng 9). Thành trùng loài Bemisia tabaci Gennadius có kích thước nhỏ hơn thành trùng loài Aleurodicus dispersus Russell 1,48 mm (bảng 9). Bảng 9: So sánh kích thước từng giai đoạn phát triển của Aleurodicus dispersus và Bemisia tabaci (T 0 TB = 31,5 0 C, H TB = 70%; đơn vị: mm; n = 40) Giai đoạn Aleurodicus dispersus Bemisia tabaci Chênh lệch* Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng Trứng 0,28 0,12 0,19 0,09 0,09 0,03 Tuổi 1 0,33 0,14 0,30 0,14 0,03 0,00 Tuổi 2 0,54 0,36 0,39 0,21 0,15 0,15 Tuổi 3 1,06 0,74 0,51 0,29 0,55 0,45 Tuổi 4** 1,74 1,12 0,76 0,49 0,98 0,63 Thành trùng 2,49 1,01 1,48 Ghi chú: * độ chênh lệch của Aleurodicus dispersus so với Bemisia tabaci ** tuổi 4 được xem như giai đoạn nhộng. n: là số cá thể quan sát. Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Ấu trùng của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell có 4 tuổi, tổng vòng đời khoảng 28 ngày. Thành trùng có cặp cánh trắng, cơ thể dài khoảng 2 - 3 mm, là loài bướm nhỏ. Cả ấu trùng và thành trùng đều cư trú ở mặt dưới của lá cây ký chủ. Ổ trứng của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell có hình xoắn ốc, được phủ một lớp sáp trắng mịn, trứng có tỷ lệ nở cao (94%). Ấu trùng của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius có 4 tuổi, tổng vòng đời khoảng 24 ngày. Thành trùng có cặp cánh trắng, cơ thể dài khoảng 1 mm. Ấu trùng và thành trùng đều cư trú ở mặt dưới của lá cây ký chủ. Ổ trứng của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius, không có hình dạng nhất định, rất khó nhận biết khi nhìn bằng mắt thường, trứng có tỷ lệ nở khá cao (96,21%). 5.2 Đề nghị Cần phổ biến rộng rãi cho nông dân và cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật của địa phương biết rõ hơn về đặc điểm hình thái và cách gây hại của 2 loài rầy này. Tiếp tục nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loài rầy này với số cá thể lớn hơn, đặc biệt là bộ phận sinh dục của chúng và khả năng sống của thành trùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bohmfalk G.T.; Frisbie R.E.; Sterling W.L.; Metzer R.B. and Knutson A.E 1996. Identification, biology and sampling of cotton insects; Whiteflies (Bemisia tabaci [Gennadius]) [on-line]. Edgar Cross. Available from: http://insects.tamu.edu/extension/bulletins/b-933.html [Accessed 12/10/2004] Cherry R.H. 1979. Temperature tolerance of three whitefly species found in Florida. Environ [on-line]. Entomol. 8: 1150-1152. Available from: http://www.extento.hawaii.edu/kbase/crop/Type/a_disper.htm [Accessed 12/10/2004] Cohen S. and M.J. Berlinger. 1986. Transmission and cultural control of whitefly - borne viruses [on-line]. Agric. Ecosystems Environ. Available from: http://www.extento.hawaii.edu/kbase/crop/Type/a_disper.htm [Accessed 12/10/2004] . Russell (bảng 4). 4.5 So sánh một số đặc điểm sinh học, sinh thái hai loài rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell và Bemisia tabaci Gennadius 4.5.1 Đặc điểm sinh học Qua kết quả khảo sát. của loài Bemisia tabaci Gennadius ( 96, 21%) cao hơn tỷ lệ trứng nở của loài Aleurodicus dispersus Russell (94%). Bảng 8: So sánh thời gian phát triển trung bình của hai loài rầy phấn trắng Aleurodicus. nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loài rầy này với số cá thể lớn hơn, đặc biệt là bộ phận sinh dục của chúng và khả năng sống của thành trùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bohmfalk G.T.;