1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Programming - Lập Trình Giao Thức, Đường WAN Phần 2 doc

22 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 774,54 KB

Nội dung

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn 17 Giống như POP3, IMAP được thiết kế để truy xuất tới các mail trên một mail server. Tương tự như các client POP3, một client IMAP có thể có chế độ offline. Không giống như các client POP3, các client IMAP có các khả năng lớn hơn trên chế độ online, như tìm kiếm các header, các đoạn mail, tìm kiếm các thông điệp cụ thể trên các server, và thiết lập các cờ như cờ trả lời. Về căn bản, IMAP cho phép các client làm việc trên các hộp thư ở xa như là các hộp thư cục bộ.  NNTP-Network News Transfer Protocol NNTP là giao thức tầng ứng dụng để gửi, chuyển tiếp, và tìm kiếm các thông điệp tạo nên một phần của các cuộc thảo luận nhóm tin. Giao thức này cung cấp khả năng truy cập tới một server tin tức để tìm kiếm các thông điệp có chọn lọc và hỗ trợ cho việc truyền thông điệp từ server tới server. 3.4. Một số giao thức ứng dụng khác Có hai giao thức ứng dụng thú vị khác là: SNMP và Telnet SNMP (Simple Network Management Protocol) cho phép quản lý các thiết bị trên mạng. Có các thông tin như các biến đếm hiệu năng từ các thiết bị SNMP quản lý các thiết bị một cách hiệu quả bằng cách sử dụng các báo chuông báo hiệu được kích hoạt bởi các vấn đề về hiệu năng và lỗi, và cho phép cấu hình các thiết bị. Một tác tử SNMP được gắn với một thiết bị mạng cụ thể sẽ có một cơ sở dữ liệu MIB (Management Information Base) bao gồm tất cả các thông tin có thể kiểm soát về thiết bị đó theo phương pháp hướng đối tượng. Một client SNMP truy xuất thông tin trong cơ sở dữ liệu bằng cách gửi các yêu cầu GET. Ngược lại, yêu cầu SET được sử dụng để cấu hình cơ sở dữ liệu MIB. Trong những trường hợp có lỗi hoặc có các vấn đề về hiệu năng, tác tử SNMP gửi các thông điệp tới SNMP client. 4. Soket Socket là một phương pháp để thiết lập kết nối truyền thông giữa một chương trình yêu cầu dịch vụ và một chương trình cung cấp dịch vụ trên mạng LAN, WAN, hay Internet và đôi khi là giữa các tiến trình trong cùng một máy tính. Thông tin của một Socket bao gồm địa chỉ IP và số hiệu cổng. 5. Dịch vụ tên miền Các địa chỉ IP viết dưới dạng 4 nhóm bit không dễ nhớ một chút nào, vì vậy có người ta đã đưa ra một hệ thống tương đương dễ nhớ hơn đối với người sử dụng. Do các tên miền này là duy nhất, nên hệ thống tên miền được sử dụng để hỗ trợ hệ thống tên có phân cấp Như ta đã biết, tiền thân của mạng Internet là mạng Arpanet của Bộ quốc phòng Mỹ. Thời kỳ đó số máy tính ở mức đủ để liệt kê chúng trong một tệp tin văn bản và lưu trên từng máy kết nối vào mạng. Thông tin trong tập tin này bao gồm địa chỉ IP và hostname. Tuy nhiên do quy mô của mạng ngày càng mở rộng người ta cần có các máy tính chuyên dụng để lưu trữ và phân giải tên miền. Các máy tính có chức năng như vậy được gọi là Máy chủ DNS. Ví dụ www.microsoft.com , www.bbc.co.uk. Các tên này không bắt buộc phải có ba phần, nhưng việc đọc bắt đầu từ phải sang trái, tên bắt đầu với miền mức cao. Các miền mức cao là các tên nước cụ thể hoặc tên các tổ chức và được định nghĩa bởi tổ chức IANA. Các tên miền cấp cao được liệt kê trong bảng sau. Trong những năm gần đây, một số tên miền cấp cao mới được đưa vào. Tên miền Mô tả .aero Công nghiệp hàng không .biz Doanh nghiệp .com Các tổ chức thương mại Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn 18 .coop Các quan hệ hợp tác .info Không ràng buộc về sử dụng .museum Các viện bảo tàng .name Các tên cá nhân Bảng 1.7 Tên miền Mô tả .net Các mạng .org Các tổ chức phi chính phủ .pro Các chuyên gia .gov Chính phủ Hoa Kỳ .edu Các tổ chức giáo dục .mil Quân đội Mỹ .int Các tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế giữa các chính phủ. Bảng 1.8 Ngoài ra, còn có các tên miền cho các quốc gia Tên miền Mô tả .at Autralia .de Germany .fr France .uk United Kingdom .vn Vietnam Bảng 1.9 5.1. Các server tên miền Các hostname được phân giải bằng cách sử dụng các server DNS (Domain Name Service). Các server này có một cơ sở dữ liệu các hostname và các bí danh ánh xạ các tên thành địa chỉ IP. Ngoài ra, các DNS cũng đăng ký thông tin cho các Mail Server, các số ISDN, các tên hòm thư, và các dịch vụ. Trong Windows, chính các thiết lập TCP/IP xác định server DNS được sử dụng để truy vấn. Lênh ipconfig/all chỉ ra các server DNS đã được thiết lập và các thiết lập cấu hình khác. Khi kết nối với một hệ thống ở xa sử dụng hostname, trước tiên server DNS được truy vấn để tìm địa chỉ IP. Trước tiên, DNS kiểm tra trong bộ cơ sở dữ liệu của riêng nó và bộ nhớ cache. Nếu thất bại trong việc phân giải tên, server DNS truy vấn server DNS gốc. 5.2. Nslookup Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn 19 Dịch vụ tên miền (Domain Name Service) Là tập hợp nhiều máy tính được liên kết với nhau và phân bố rộng trên mạng Internet. Các máy tính này được gọi là name server. Chúng cung cấp cho người dùng tên, địa chỉ IP của bất kỳ máy tính nào nối vào mạng Internet hoặc tìm ra những name server có khả năng cung cấp thông tin này. Hình 1.9 Cơ chế truy tìm địa chỉ IP thông qua dịch vụ DNS Giả sử trình duyệt cần tìm tập tin hay trang Web của một máy chủ nào đó, khi đó cơ chế truy tìm địa chỉ sẽ diễn ra như sau: 1. Trình duyệt yêu cầu hệ điều hành trên client chuyển hostname thành địa chỉ IP. 2. Client truy tìm xem hostname có được ánh xạ trong tập tin localhost, hosts hay không? -Nếu có client chuyển đổi hostname thành địa chỉ IP và gửi về cho trình duyệt. -Nếu không client sẽ tìm cách liên lạc với máy chủ DNS. 3. Nếu tìm thấy địa chỉ IP của hostname máy chủ DNS sẽ gửi địa chỉ IP cho client. 4. Client gửi địa chỉ IP cho trình duyệt. 5. Trình duyệt sử dụng địa chỉ IP để liên lạc với Server. 6. Quá trình kết nối thành công. Máy chủ gửi thông tin cho client. 6. Internet Trong chương này chúng ta đã đề cập tới nhiều công nghệ cơ sở: phần cứng, các giao thức, và các hệ thống tên miền. Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận các vấn đề thú vị khác như:  Intranet và Extranet  Firewall và Web Proxy  Các dịch vụ Web 6.1. Intranet và Extranet Một intranet có thể sử dụng các công nghệ TCP/IP tương tự như với Internet. Sự khác biệt là intranet là một mạng riêng, trong đó tất cả mọi người đều biết nhau. Intranet Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn 20 không phục vụ cho việc truy xuất chung, và một số dữ liệu cần phải được bảo vệ khỏi những truy xuất từ bên ngoài. Một extranet là một mạng riêng giống như intranet nhưng các extranet kết nối nhiều Intranet thuộc cùng một công ty hoặc các công ty đối tác thông qua Internet bằng cách sử dụng một tunnel. Việc tạo ra một mạng riêng ảo trên Internet tiết kiệm chi phí nhiều cho công ty so với việc thuê riêng một đường truyền để thiết lập mạng. 6.2. Firewall Có những kẻ phá hoại trên mạng Internet!. Để ngăn chặn chúng, người ta thường thiết lập các điểm truy cập tới một mạng cục bộ và kiểm tra tất cả các luồng truyền tin vào và ra khỏi điểm truy nhập đó. Phần cứng và phần mềm giữa mạng Internet và mạng cục bộ, kiểm tra tất cả dữ liệu vào và ra, được gọi là firewall. Firewall đơn giản nhất là một bộ lọc gói tin kiểm tra từng gói tin vào và ra khỏi mạng, và sử dụng một tập hợp các quy tắc để kiểm tra xem luồng truyền tin có được phép vào ra khỏi mạng hay không. Kỹ thuật lọc gói tin thường dựa trên các địa chỉ mạng và các số hiệu cổng. 6.3. Proxy Server Khái niệm proxy có liên quan đến firewall. Nếu mốt một firewall ngăn chặn các host trên mạng liên kết trực tiếp với thế giới bên ngoài. Một máy bị ngăn kết nối với thế giới bên ngoài bởi một firewall sẽ yêu cầu truy xuất tới một trang web từ một proxy server cục bộ, thay vì yêu cầu một trang web trực tiếp từ web server ở xa. Proxy server sau đó sẽ yêu cầu trang web từ một web server, và sau đó chuyển kết quả trở lại cho bên yêu cầu ban đầu. Các proxies cũng được sử dụng cho FTP và các dịch vụ khác. Một trong những ưu điểm bảo mật của việc sử dụng proxy server là các host bên ngoài chỉ nhìn thấy proxy server. Chúng không biết được các tên và các địa chỉ IP của các máy bên trong, vì vậy khó có thể đột nhập vào các hệ thống bên trong. Trong khi các firewall hoạt động ở tầng giao vận và tầng internet, các proxy server hoạt động ở tầng ứng dụng. Một proxy server có những hiểu biết chi tiết về một số giao thức mức ứng dụng, như HTTP và FTP. Các gói tin đi qua proxy server có thể được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng chứa các dữ liệu thích hợp cho kiểu gói tin. Ví dụ, các gói tin FTP chứa các dữ liệu của dịch vụ telnet sẽ bị loại bỏ. Vì tất cả các truy nhập tới Internet được chuyển hướng thông qua proxy server, vì thế việc truy xuất có thể được kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ, một công ty có thể chọn giải pháp phong tỏa việc truy xuất tới www.playboy.com nhưng cho phép truy xuất tới www.microsoft.com Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn 1 Chương 2 Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java 1. Giới thiệu công nghệ Java 1.1 Lịch sử phát triển Lịch sử phát triển của Java bắt đầu năm 1991 khi SUN tiến hành các dự án lập trình cho vi xử lý dùng trong các thiết bị điện tử khác nhau. C++ không đáp ứng được các yêu cầu này vì C++ cho đem mã nguồn từ máy này sang máy khác nhưng sau khi biên dịch lại hoàn toàn phụ thuộc vào từng bộ vi xử lý cụ thể. Trong khi đó bộ vi xử lý dùng trong các thiết bị điện tử rất đa dạng và có vòng đời khá ngắn ngủi. Nếu ta thay đổi bộ xử lý dẫn đến cần phải thay đổi trình biên dịch C++, điều này gây lên tốn kém. SUN đã thiết kế một ngôn ngữ lập trình mới có tính khả chuyển cao hơn đó chính là Java. Java là tên địa phương nơi xuất xứ của một loại cà phê ngon nổi tiếng. Java được chính thức công bố năm 1995 và ngay lập tức đã tạo lên một trào lưu mới trên toàn thế giới và từ đó đến nay vẫn tạo được sức cuốn hút mạnh mẽ. Bởi vì Java không chỉ đơn thuần là một ngôn ngữ lập trình mà nó là giải pháp cho nhiều vấn đề. 1.2. Cấu trúc của máy ảo Java (Java Virtual Machine) Chương trình ứng dụng hoạt động bằng cách sử dụng các đối tượng của Java (Java Object). Máy ảo Java tạo thành một cầu nối giữa trình ứng dụng viết bằng Java và hệ điều hành. Máy ảo Java bao gồm các thành phần sau :  Trình nạp lớp (Class Loader): đọc bytecode từ đĩa hoặc từ kết nối mạng.  Trình kiểm tra lớp (Class Verifier): Kiểm tra các lớp sẽ không sinh ra các lỗi ảnh hưởng tới hệ thống khi thực thi.  Trình thực thi (Execution Unit): sẽ thực hiện các lệnh được quy định trong từng bytecode. Trong bộ công cụ Java, tệp tin java.exe chính là máy ảo Java. 1.3 Các đặc trưng của Java  Java là một môi trường độc lập (Independent Platform) Do cấu trúc của Java nên ta có thể soạn thảo chương trình trên bất kỳ hệ thống nào. Sau khi đã được biên dịch thành tệp tin lớp (*.class) ứng dụng có thể thực thi ở bất kỳ hệ thống nào. Đó là đặc tính mà các ngôn ngữ khác không có. Chương trình Java: tập hợp các đối tượng Máy ảo Java Hệ điều hành Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn 2  Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng thuần túy (Pure Object Oriented Programming) Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng thuần túy, mọi thứ trong Java đều là đối tượng.  Java là một ngôn ngữ có tính khả chuyển (Portibility) Java có tính khả chuyển đối với cả mã nguồn và bản thân mã biên dịch (bytecode)  Java là môi trường xử lý phân tán (Distributed Enviroments) Bytecode không phụ thuộc vào hệ thống vì vậy bytecode có thể nằm phân tán trên mạng. Việc liên kết với thư viện chỉ được thực hiện vào lúc chạy chương trình do vậy mã byte thường gọn nhẹ. Chương trình Java được nạp dần một cách linh hoạt nên không gây quá tải cho mạng. Ngoài ra, Java còn cho phép xử lý đa tuyến đoạn. Cơ chế truyền thông điệp thuận tiện cho việc tổ chức mạng.  Java là môi trường an toàn Khi phát triển các ứng dụng phân tán thì một trong nhừng vấn đề được quan tâm hàng đầu là an toàn hệ thống. Java được thiết kế để đảm bảo an toàn cho người dùng Java trên mạng. Java có bốn tầng bảo an: Tầng 1: Mức ngôn ngữ và trình biên dịch. Java không có kiểu con trỏ. Trình biên dịch kiểm tra kiểu rất chặt chẽ. Mọi chuyển đổi kiểu đều phải được thực hiện một cách tường minh. Trình biên dịch Java từ chối sinh ra mã byte nếu mã nguồn không tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn. Tầng 2: Trình nạp lớp (Class Loader) Có khả năng phân biệt những lớp đến từ mạng và những lớp nạp từ hệ thống. Nhờ khả năng phân biệt như vậy lớp được nạp qua mạng được khống chế chặt chẽ, không được phép thực hiện các thao tác mức thấp. Tầng 3: Trình kiểm tra mã byte. Trình này sẽ kiểm tra mã byte vào lúc chạy chương trình bảo đảm chương trình Java đã được biên dịch một cách đúng đắn. Khi thực hiện sẽ không gây lỗi ảnh hưởng tới hệ thống cũng như không đụng chạm tới dữ liệu riêng tư trên máy khách. Tầng 4: Trình bảo an. Kiểm tra mã byte vào lúc chạy nhằm bảo đảm mã đang xét không vi phạm qui tắc an toàn đã được thiết lập. Các thao tác của ứng dụng được xem là có khả năng gây nguy hiểm như đọc, xóa tệp đều phải được Trình bảo an cho phép.  Java cung cấp cho người lập trình một thư viện khủng lồ Java cung cấp cho người lập trình một thư viện khổng lồ các hàm chuẩn, gọi là core API. Các hàm chuẩn này được đặt trong các gói.  Java có cơ chế quản lý bộ nhớ tự động Quản lý bộ nhớ là một trong những vấn đề phức tạp đối với C và C ++ . Khi thực hiện chương trình người lập trình chịu trách nhiệm khởi tạo các vùng nhớ, sau khi dùng phải giải phóng các vùng nhớ này. Chỉ cần một lỗi nhỏ có thể làm cạn kiệt tài nguyên dẫn đến treo hệ thống. Java đã loại bỏ gánh nặng này cho người lập trình. Các vùng nhớ được tự động giải phóng nếu như nó không tham chiếu đến bất kỳ đối tượng nào đang hoạt động  Chi phí phát triển ứng dụng bằng Java thấp Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn 3 Khi phát triển ứng dụng dựa trên công nghệ Java thì sẽ có rất nhiều công cụ phát triển và dịch vụ được cung cấp miễn phí. 1.4. Các ấn bản Java  J2SE ( Java 2 Platform, Second Edition) Đây là ấn bản chuẩn, bao gồm một môi trường thời gian chạy và một tập hợp các API để xây dựng một loạt các ứng dụng khác nhau từ applet, cho tới các ứng dụng độc lập chạy trên các nền khác nhau, ứng dụng cho client cho các ứng dụng doanh nghiệp khác nhau.  J2EE (Java 2 Platform, Enterprise Edition (J2EE) J2EE là nền tảng để xây dựng các ứng dụng phía server.  J2ME (Java 2 Platform, Micro Edition ) Ấn bản này cho phép xây dựng các ứng dụng Java cho các “vi thiết bị” (các thiết bị có màn hình hiển thị và hỗ trợ bộ nhớ tối thiểu, như điện thoại di động và các thiết bị trợ giúp cá nhân). 1.5. Công cụ phát triển SUN cung cấp một số tiện ích cho phép biên dịch bắt lỗi và tạo tài liệu cho một ứng dụng Java. JDK bao gồm:  javac: Bộ biên dịch để chuyển mã nguồn thành bytecode.  java: Bộ thông dịch để thực thi các ứng dụng Java trực tiếp từ tập tin lớp.  apppletviewer: Thực thi Java Applet từ tài liệu html. 1.6. Các kiểu ứng dụng trong Java Có hai kiểu ứng dụng  Ứng dụng độc lập (Standalone Applicaiton) Cho phép lập trình như các ngôn ngữ lập trình khác như Pascal, C.  Ứng dụng ký sinh (Applet) Cho phép tạo ra chương trình liên kết với các văn bản Web và được khởi động bởi trình duyệt hỗ trợ Java. Để thấy được sự khác biệt giữa hai kiểu ứng dụng nói trên chúng ta có thể xem những sự khác biệt về đặc trưng của hai kiểu ứng dụng ở bảng dưới đây: Ứng dụng độc lập Java Applet Khai báo Là lớp con của bất kỳ lớp nào trong các gói thư viện các lớp Phải là lớp con của Applet Giao diện đồ họa Tùy chọn Do trình duyệt Web quyết định Yêu cầu bộ nhớ Bộ nhớ tối thiểu Bộ nhớ dành cho cả trình duyệt và applet đó Cách nạp chương trình Nạp bằng dòng lệnh Thông qua trang Web Dữ liệu vào Thông qua các tham số trên Các tham số đặt trong tệp Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn 4 dòng lệnh HTML gồm địa chỉ, kích th- ớc của trình duyệt Cách thức thực hiện Mọi hoạt động được bắt đầu và kết thúc ở main() nh- trong C/C++ Gọi các hàm: init(), start(), stop(), destroy(), paint() Kiểu ứng dụng Ứng dụng trên các máy chủ Server. Công cụ phát triển phần mềm, - ứng dụng trên các máy khách Các ứng dụng trên Web Bảng 2.1 1.7. Cài đặt chương trình dịch Java và các công cụ Để cài đặt Java J2SDK ta cần tải về bộ J2SDK tại trang http://www.sun.com , trang này cập nhật những phiên bản mới nhất của Java. Sau đó ta tải về bộ công cụ soạn thảo Edit Plus tại địa chỉ http://www.editplus.com . Các bước cài đặt Java Bước 1: Cài đặt J2SDK. Sau khi cài đặt xong, Java được cài đặt tại thư mục: C:\Program Files\Java. Trong thư mục này có hai thư mục con là: jdk1.5.0_01 và jre1.5.0_01.  Công cụ phát triển nằm trong thư mục:  C:\Program Files\Java\jdk1.5.0_01\bin: Bao gồm các công cụ cho phép ta phát triển, thực thi, gỡ rối và soạn thảo các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java.  Môi trường thời gian chạy (Runtime Environment)  Nằm trong thư mục con JRE. Nó bao gồm một máy ảo Java, các thư viện lớp, và các tệp tin hỗ trợ việc xử lý các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java.  Các thư viện  Nằm trong thư mục con lib. Các thư viện lớp và các tệp tin bổ trợ cần cho các công cụ phát triển  Các ứng dụng và applet demo  Nằm trong thư mục demo. Thư mục này bao gồm các ví dụ, mã nguồn lập trình cho Java/ Bước 2: Thiết lập các biến môi trường Biến môi trường path Trên desktop ta kích chuột phải vào biểu tượng My Computer, sau đó chọn thẻ Advanced, nháy chuột vào nút lệnh Enviroment Variable, xuất hiện cửa sổ cho phép ta thiết lập biến môi trường như sau: Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn 5 Hình 2.1 Nháy vào nút lệnh New để nhập vào thông tin về biến môi trường Hình 2.2 Sau đó nháy chuột vào nút lệnh OK để hoàn thành Thiết lập biến môi trường classpath cũng tiến hành tương tự Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn 6 Hình 2.3 Bước 3: Cài đặt chương trình soạn thảo Edit Plus. Bước 4: Tạo lập các công cụ biên dịch và thực thi chương trình trong Edit Plus. Giao diện của chương trình soạn thảo như sau: 1.8. Một số ví dụ mở đầu Ví dụ 1: Tạo chương trình Java cho phép nhập một dòng ký tự từ đối dòng lệnh và hiển thị xâu ký tự đó lên trên màn hình: class ViDu1 { public static void main(String[] args) { System.out.println(args[0]); } } Biên dịch chương trình C:\>javac ViDu1.java Thực hiện chương trình C:\>java ViDu1 "Lam quen voi ngon ngu lap trinh Java" Kết quả in ra là: Lam quen voi ngon ngu lap trinh Java Chương trình trên ta nhận thấy ngay đây là một chương trình ứng dụng độc lập đơn giản. Chương trình thực hiện một tác vụ hết sức đơn giản là nhận một xâu ký tự được truyền vào từ đối dòng lệnh sau đó in xâu ký tự lên màn hình. Đối dòng lệnh là một mảng xâu ký tự String[] args. Khi ta thực thi chương trình trên, args[0] được gán bằng xâu ký tự "Lam quen voi ngon ngu lap trinh Java". Ví dụ 2: Tạo một applet hiển thị một xâu ký tự lên màn hình import java.applet.*; import java.awt.*; [...]... System.out.println(); for(i=0;ijava SapXep -2 3 1 4 -5 6 -1 0 -2 3 1 4 -5 6 -1 0 Day so sau khi sap xep la: -1 0 -5 -2 1 3 4 6 Lệnh switch Lệnh này... Trong tài liệu trên ta để ý thấy dòng cho phép ta nhúng một applet trong một văn bản web Để thực thi applet ta chỉ cần hiển thị trang ViDu2.html trên trình duyệt Kết quả được thể hiện ở hình dưới đây: 7 Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn Hình 2. 4 2 Ngôn ngữ lập trình Java 2. 1 Cấu trúc tệp của... thích khối nhiều dòng */ 2. 3 Các kiểu dữ liệu nguyên thủy (primitive datatype) Kiểu dữ liệu cơ bản định nghĩa sẵn được gọi là kiểu nguyên thủy Kiểu nguyên thủy bao gồm các kiểu:  Hình 2. 6 Kiểu nguyên: char (ký tự), byte, short, int, long  Kiểu số thực: float, double  Kiểu logic: boolean Kiểu dữ liệu char byte short int long float doube Độ rộng 16 8 16 32 64 32 64 Bảng 2. 2 Chú ý:  Các giá trị kiểu...public class ViDu2 extends Applet { public void paint(Graphics g) { g.drawString("Chuc mung cac ban da thanh cong voi vi du thu 2" ,30,30); } } Biên dịch applet C:\>javac ViDu2.java Tạo một trang html để nhúng applet New Document ... hoặc khai báo lớp theo bất kỳ thứ tự nào được đặt trong cặp ngoặc {} { S1; S2; … Sn; }  Lệnh gán Ví dụ int a, b, c,d; d=b*b-4*a*c; 12 Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn  Biểu thức điều kiện Biểu thức điều kiện A?B:C trả về giá trị B nếu A có giá trị true, trả về giá trị C nếu A có giá trị false Ví dụ:  byte b;  int i=b>=0?b:b +25 5;  Trong ví dụ trên thực hiện việc chuyển đổi các số nguyên kiểu byte có... [extends ] [implements ] { } Khuôn mẫu của một lớp kiểu_dữ_liệu1 biến1 kiểu_dữ_liệu2 biến2 kiểu_dữ_liệun biếnn phương_thức1() phương_thức2() phương_thứcm() Các kiểu lớp trong Java  Lớp có sẵn (built-in) 18 Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn ... nguyên kiểu int không có dấu Nếu b lớn hơn hoặc bằng 0 thì I nhận giá trị là b, ngược lại I sẽ nhận giá trị là 25 5+b 2. 3.4 Các lệnh điều khiển rẽ nhánh chương trình o Lệnh if đơn giản Cú pháp if o Lệnh if – else Cú pháp if ; else ; Ví dụ: Viết chương trình nhập vào một dãy số nguyên từ đối dòng lệnh, sắp xếp dãy số đó và hiển thị dãy số... Java Một lệnh có thể thay đổi trạng thái của máy tính: giá trị của các biến, các phần tử của mảng, nội dung của các tệp tin,… 2. 3.1 Lệnh biểu thức Một lệnh biểu thức là lệnh có dạng: ; Nó được xử lý bằng cách đánh giá biểu thức mà không cần lưu lại giá trị tính toán 2. 3 .2 Khối lệnh Khối lệnh trong Java tương tự như khối lệnh trong C/C++, là những lệnh nằm trong cặp ngoặc mở { và đóng } Một khối... phép rẽ nhánh theo nhiều nhánh tuyển chọn dựa trên các giá trị nguyên của biểu thức Cú pháp: switch() { case nhan_1:; case nhan _2: ; case nhan_3:; case nhan_n:; default:; } 2. 3.5 Lệnh lặp Lệnh lặp cho phép một khối các câu lệnh thực hiện một số lần lặp lại 14 Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn  Lệnh while while () ... 0; else return v; } 2. 4 Các lớp và các đối tượng trong Java Đơn vị cơ bản trong lập trình Java là lớp Các lớp bao gồm các phương thức thực hiện công việc tính toán Các lớp cũng đưa ra cấu trúc của đối tượng và cơ chế tạo ra đối tượng từ các định nghĩa lớp 2. 4.1 Cấu trúc chung của một lớp [] class [extends ] [implements ] { . C:>javac SapXep.java Thực hiện chương trình C:>java SapXep -2 3 1 4 -5 6 -1 0 -2 3 1 4 -5 6 -1 0 Day so sau khi sap xep la: -1 0 -5 -2 1 3 4 6 Lệnh switch Lệnh này cho phép rẽ nhánh theo nhiều. ứng dụng doanh nghiệp khác nhau.  J2EE (Java 2 Platform, Enterprise Edition (J2EE) J2EE là nền tảng để xây dựng các ứng dụng phía server.  J2ME (Java 2 Platform, Micro Edition ) Ấn bản này. thanh cong voi vi du thu 2& quot;,30,30); } } Biên dịch applet C:>javac ViDu2.java Tạo một trang html để nhúng applet <!DOCTYPE HTML PUBLIC " ;-/ /W3C//DTD HTML 4.0 Transitional//EN">

Ngày đăng: 28/07/2014, 07:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN