2.3. Xác định đúng đắn mức tối thiểu của các chế độ BHXH Vấn đề này có quan hệ trực tiếp đến các khía cạnh có liên quan đến việc thiết kế các chính sách và nội dung cụ thể của từng chế độ BHXH. Mức tối thiểu của các chế độ BHXH là mức đóng định kỳ (hàng tháng), mức thời gian tối thiểu để tham gia và được hưởng các chế độ BHXH cụ thể. Các mức tối thiểu này, khi thiết kế thường dựa vào tiền lương tối thiểu, tiền lương bình quân, quảng đời lao động v.v Mặt khác, mức tối thiểu còn phải tính đến giá trị của các chế độ BHXH mà người tham gia được hưởng. Nguyên tắc này liên quan trức tiếp đến việc tạo nguồn, xây dựng quỹ BHXH, và khuyến khích người lao động và các tầng lớp x• hội tham gia. 2.4. BHXH phải đảm bảo sự thống nhất và liên tục cả về mức tham gia và thời gian thức hiện, đảm bảo quyền lợi của người lao động Nguyên tắc này đảm bảo sự thích hợp của BHXH trong cơ chế thị trường, trong đó sự di chuyển và biến động lao động có thể xảy ra, thậm trí mang tính thường xuyên. Sự thay đổi nơI làm việc và thay đổi hợp đồng lao động cả vể nội dung đối, tác v.v… tạo ra những giai đoạn có thể vệ thời gian và không gian của quá trình làm việc. Điều này có thể xảy ra trong cả các quan hệ về BHXH. Việc đảm bảo cho người tham gia BHXH có thể duy trì quan hệ một cách liên tục theo thời gian có tham gia và thống nhất về các chế độ sẽ tạo ra sự linh hoạt cần thiết và thuận tiên cho người lao động tham gia vào các quan hệ BHXH tốt hơn, đầy đủ và tích cực hơn. Do vậy, mức tham gia và thời gian thực tế tham gia là căn cứ chủ yếu nhất đẻ duy trì quan hệ BHXH đối với người lao động. 2.5. Công bằng trong BHXH Đây là nguyên tắc rất quan trọng songcũng rất phức tạp trong chính sách BHXH. Quan hệ BHXH được thực hiên trong một thời gian dài, cả trong và ngoài quá trình lao động. Trong quá trình đó có thể có sự thay đổi diễn ra. Mức và thời gian tham gia của từng người và mức hưởng lương của họ cũng có thể không giống nhau. Việc theo rõi và ghi nhận các vấn đề này không đơn giản nhất là trong điều kiện một hệ thống BHXH đang còn có những khác biệt về đối tượng thành phần và khu vực tham gia ở nước ta hiện nay. Do vậy đảm bảo công bằng trong BHXH là rất cần thiết nhưng rất khó đảm bảo tính tuyệt đối . Sự công bằng, trước hết là phải đặt trong trong quan hệ giữa đóng góp và được hưởng. Điều này được thể hiên trong nội dung và điều kiên tham gia trong từng chế độ về BHXH. Xét trên góc độ khác, công bằng còn đặt trongcác quan hệ x• hội giữa những người tham gia BHXH trong từng khu vực hay giữa các vùng, địa bàn, ngành nghề khác nhau v.v… dựa trên nguyên tắc tính x• hội của bảo hiểm. Trên đây là những nguyên tắc phải tính đến khi thiết kếvà thực hiện các quan hệ và các chế độ về BHXH. 3. Bản chất của BHXH Bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây: - BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của x• hội, nhất là trong x• hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. - Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH (Bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. - Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: Tuổi già, thai sản v.v Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động. - Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. - Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả m•n những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đ• được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau: + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. + Chăm sóc sức khoản và chống bệnh tật. + Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Với những mục tiêu trên, BHXH đ• trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10/12/1948 rằng: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của x• hội có quyền hưởng bảo hiểm x• hội, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thoả m•n các quyền về kinh tế, x• hội và văn hoá nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển con người". ở nước ta, BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách bảo đảm x• hội. Ngoài BHXH, chính sách bảo đảm x• hội còn có cứu trợ x• hội và ưu đ•i x• hội. Cứu trợ x• hội là sự giúp đỡ của Nhà nước và x• hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên trong x•hội, trong nhưng trường hợp bị bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, khôngđủ khả năng để tự lo cuộc sống tối thiểu của bản thânvà gia đình. Sự giúp đỡ này dược thể hiện bằng các nguồn quỹ dự phòng của Nhà nước, bằng tiền hoặc hiện vật đíng góp của các tổ chức x• hội và những người hảo tâm. Ưu đ•i x• hội là sự đ•i ngộ đặc biệt về cả vật chất và tinh thần của Nhà nước, của x• hội nhằm đền đáp công lao đối với những người hay một bộ phận x• hội có nhiều cống hiến cho x• hội. Chẳng hạn những người có công với nước, liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ, thương binh,bệnh binh v.v đều là những đối tượng được hưởng sự đ•i ngộ của Nhà nước, của x• hội, ưu đ•i x• hội tuyệt nhiên không phải là sự bố thí, ban ơn, mà nó là một chính sách x• hội có mục tiêu chính trị - kinh tế - x• hội, góp phần củng cố thể chế chính trị của Nhà nước trước mắt và lâu dài, đảm bảo sự công bằng x• hội. Mặc dù có nhiều điểm khác nhau về đối tượng và phạm vi, song BHXH, cứu trợ x• hội và ưu đ•i x• hội đều là những chính sách x• hội không thể thiếu được trong một quốc gia. Những chính sách này luôn bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau và tất cả đề góp phần đảm bảo an toàn x• hội. 4. Chức năng của BHXH BHXH có những chức năng chủ yếu sau đây: - Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH. - Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả những người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc v.v Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng x• hội. - Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động x• hội. Khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền công. Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đ• có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ rất tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động x• hội. - Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với x• hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động v.v Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và x• hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và x• hội được phát triển và an toàn hơn. 5. Tính chất của BHXH BHXH gắn liền với đời sống của người lao động, vì vậy nó có một số tính chất cơ bản sau: - Tính tất yếu khách quan trong đời sống x• hội Như ở phần trên đ• trình bày, trong quá trình lao động sản xuất người lao động có thể gặp nhiều biến cố, rủi ro khi đó người sử dụng lao động cũng rơi vào tình cảnh khó khăn không cảm như: sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, vấn đề tuyển dụng lao động và hợp đồng lao động luôn phải được đặt ra để thay thế v.v Sản xuất càng phát triển, những rủi ro đối với người lao động và những khó khăn đối với người sử dụng lao động càng nhiều và trở nên phức tạp, dẫn đến mối quan hệ chủ - thợ ngày càng căng thẳng. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước phải đứng ra can thiệp thông qua BHXH. Và như vậy, BHXH ra đời hoàn toàn mang tính khách quan trong đời sống kinh tế x• hội của mỗi nước. - BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian. Tính chất này thể hiện rất rõ ở những nội dung cơ bản của BHXH. Từ thời điểm hình thành và triển khai, đến mức đóng góp của các bên tham gia để hình thành quỹ BHXH. Từ những rủi ro phát sinh ngẫu nhiên theo thời gian và không gian đến mức trợ cấp BHXH theo từng chế độ cho người lao động v.v - BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính x• hội, đồng thời còn có tính dịch vụ. Tính kinh tế thể hiện rõ nhất là ở chỗ, quỹ BHXH muốn được hình thành, bảo toàn và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia và phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích. Mức đóng góp của các bên phải được tính toán rất cụ thể dựa trên xác suất phát sinh thiệt hại cuả tập hợp người lao động tham gia BHXH. Quỹ BHXH chủ yếu dùng để trợ cấp cho người lao động theo các điều kiện của BHXH. Thực chất, phần đóng góp của mỗi người lao động là không đáng kể, nhưng quyền lợi nhận được là rất lớn khi gặp rủi ro. Đối với người sử dụng lao động việc tham gia đóng góp vào quỹ BHXH là để bảo hiểm cho người lao động mà mình sử dụng. Xét dưới góc độ kinh tế, họ cũng có lợi vì không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trang thải cho những người lao động bị mất hoặc giảm khả năng lao động. Với Nhà nước BHXH góp phầm làm giảm gánh nặng cho ngân sách đồng thời quỹ BHXH còn là nguồn đầu tư đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm x• hội, vì vậy tính x• hội của nó thể hiện rất rõ nét. Xét về lâu dài, mọi người lao động trong x• hội đều có quyền tham gia BHXH. Và ngược lại, BHXH phải có trách nhiệm bảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ còn đang trong độ tuổi lao động. Tính x• hội của BHXH luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó. Khi nền kinh tế - x• hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính chất x• hội hoá của BHXH cũng ngày càng cao. 6. Những quan điểm cơ bản về BHXH Khi thực hiện BHXH, Các nước đều phải lựa chọn hình thức, cơ chế và mức độ thoả m•n các nhu cầu BHXH phù hợp với tạp quán, khả năng trang trải và đình hướng phát triển kinh tế - x• hội của nước mình. Đồng thời, phải nhận thức thống nhất các quan điểm về BHXH sau đây: 6.1. Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phần quan trọng nhất trong chính sách BHXH Mục đích chủ yếu của chính sách này nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. ở nước ta, BHXH nằm trong hệ thống các chính sách và x• hội của Đảng và Nhà nước. Thực chất, đây là một trong những loại chính sách đối với người lao động nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người , nhu cầu an toàn về việc làm,an toàn lao động,an toàn x• hội v.v Chính sách BHXH còn thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia. Trong một chừng mực nhất định,nó còn thể hiện tính ưu việt của một chế độ x• hội. Nếu tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế - x• hội của đất nước. 6.2. Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho người lao động Người sử dụng lao động thực chất là các tổ chức, các doanh nghiệp và các cá nhân có thuê mướn lao động. Họ phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH và có trách nhiệm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động mà mình sử dụng theo đúng luật pháp quy định. Người sử dụng lao động muốn ổn định sản xuất kinh doanh thì ngoài việc phải chăm lo đầu tư để có thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến còn phải chăm lo tay nghề và đời sống cho người lao động mà mình sử dụng. Khi người lao động làm việc bình thường thì phải trả lương thoả đáng cho họ. Khi họ gặp rủi ro, bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp v.v trong đó có rất nhiều trường hợp gắn với quá trình lao động với những điều kiện lao động cụ thể . xây dựng quỹ BHXH, và khuyến khích người lao động và các tầng lớp x• hội tham gia. 2. 4. BHXH phải đảm bảo sự thống nhất và liên tục cả về mức tham gia và thời gian thức hiện, đảm bảo quyền. và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10/ 12/ 1948 rằng: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của x• hội có quyền hưởng bảo hiểm x• hội, . hội còn có cứu trợ x• hội và ưu đ•i x• hội. Cứu trợ x• hội là sự giúp đỡ của Nhà nước và x• hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên trong x hội, trong nhưng trường