Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
110,1 KB
Nội dung
Khám tiêu hoá trên và dưới 3.1. Khám môi: + Bình thường: môi màu hồng cân xứng so với các bộ phận khác. + Bệnh lý: - Màu sắc: môi tím trong suy tim, suy hô hấp, nhợt nhạt (thiếu máu). - Khối lượng: môi to, dầy (bệnh to đầu chi), nổi cục cứng và sùi trong các bệnh u lành, u ác. - Những tổn thương khác: mụn nhỏ, mọng nước ở hai mép (chốc mép). Nứt kẽ giống hình chân ngỗng gặp trong giang mai bẩm sinh. Môi trên tách đôi bẩm sinh. 3.2. Khám hố miệng: + Cách khám: Người bệnh khám miệng dùng đèn pin hoặc đèn chiếu để chiếu sáng, hoặc bảo bệnh nhân quay họng ra phía ánh sáng, dùng đè lưỡi để khám thành trên, hai bên và miệng, chú ý lỗ ống Stenông (ở mặt trong má cạnh răng hàm trên số 6-7). +Bình thường: niêm mạc miệng màu hồng, nhẵn, hơi ướt. + Bệnh lý: - Có mảng đen trong bệnh Addisơn (Addison), có những chấm xuất huyết gặp trong bệnh ưa chảy máu… - Những vết loét, ổ loét: trong các bệnh nhiễm khuẩn, bạch cầu cấp, cam tẩu mã (vết loét tiến triển nhanh, màu đen và rất thối), loét do thiếu vitamin C, A hay PP… - Những mụn mọng nước: do các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân. - Những khối u: u nang của tuyến nước bọt. Những dị dạng bẩm sinh vòm miệng tách đôi. - Hạt Koplic: màu đỏ ở giữa hơi xanh hoặc trắng to bằng đầu ghim ở mặt trong má (gặp trong bệnh sởi). - Lỗ ống Stênông đỏ và sưng trong bệnh quai bị. 4. Khám lưỡi: 4.1. Bình thường: + Lưỡi màu hồng, hơi uớt, các gai lưỡi rất rõ. + Bệnh lý: - Màu sắc và tình trạng niêm mạc: . Trắng bẩn hoặc đỏ và khô: trong nhiễm khuẩn. . Đen: trong bệnh Addison, thiếu PP, urê máu cao. . Vàng: (nhất là hãm lưỡi) trong bệnh vàng da ứ mật. . Nhợt nhạt mất gai: trong bệnh thiếu máu. . Bóng đỏ mất gai và đau: trong bệnh thiếu máu hồng cầu to (bệnh Biermer gây viêm lưỡi kiểu Hunter). . Loét nứt kẽ đặc biệt loét ở hãm lưỡi: gặp trong ho gà. . Những mảng trắng dày và cứng: tình trạng tiền ung thư lưỡi. - Khối lượng: . To đầu: trong bệnh to đầu chi (Acromegalie), suy giáp (Mixoedeme). . Teo một bên lưỡi: do liệt dây thần kinh dưới lưỡi. . Các khối u bất thường của lưỡi: u lành hoặc u ác. 5. Khám lợi và răng. 5.1. Lợi: + Bình thường: lợi màu hồng, bóng, ướt, bám sát chân răng. + Bệnh lý: - Có mảng đen: trong bệnh Addison. - Loét: trong nhiễm độc mạn tính chì, Hg, thiếu vitamin C, A, PP. Loét có chảymáu trong thiếu vitamin C. - Chảy mủ chân răng: dùng đè lưỡi ấn vào chân răng thấy có mủ chảy ra, có thể đọng thành túi nằm sâu giữa lợi và răng do nhiễm khuẩn mủ. - Lợi sưng to: do viêm, ổ mủ, u lợi, u răng hoặc xương hàm. 5.2. Khám răng: + Bình thường: - Số lượng răng phụ thuộc theo tuổi: . 6 tháng mọc từ: 2-4 răng. . Từ 2-5 tuổi có: 20 răng sữa. . Từ 11 tuổi: thay toàn bộ răng sữa. . Từ 12-18 tuổi: có 28 răng. . Trên 18 tuổi có: 32 răng. - Hình thái: răng mọc đều, men trắng, không đau khi nhai. + Bệnh lý: - Răng mọc chậm, không đủ số lượng theo tuổi: trong bệnh còi xương. - Răng rụng dễ dàng, nhiều: trong bệnh tăng đường máu. - Sâu răng: răng có vết đen và đau. - Răng kiểu Hutchison trong giang mai bẩm sinh: hai răng cửa trên chệch hướng, bờ lõm hình bán nguyệt, bờ dưới hẹp. 6. Khám họng: Họng là ngã ba đường giữa hô hấp và tiêu hoá, thông với tai qua vòi Ostatsơ (Eustache). Khi họng tổn thương ảnh hưởng tới nuốt, thở và nghe (thường thấy ù tai khi nói). + Cách khám: người bệnh há miệng chiếu sáng họng bằng đèn pin, hay đèn chiếu, dùng đẽ lưỡi nhẹ nhàng ấn vào lưỡi đè xuống ta quan sát hình thái niêm mạc của họng. + Bình thường: Phần trên là “lưỡi gà” và màn hầu, hai bên là tuyến hạnh nhân nằm giữa hai cột trước và sau, phía sau là thành sau của họng Lưỡi gà và màn hầu sẽ kéo lên trên bịt phần sau khi người ta nuốt. Tuyến hạnh nhân bình thường nhỏ, nhẵn nằm lấp sau các cột. Nói chung niêm mạc của hầu cũng màu hồng, ướt nhẵn. + Bệnh lý: - Màn hầu bị liệt một hay hai bên khi nuốt không kéo lên được và gây sặc lên mũi (gọi là dấu hiệu vén màn). - “ Lưỡi gà” bị tách đôi: trong dị tật bẩm sinh. - Tuyến hạnh nhân sưng to có hang hốc, có mủ giả mạc khi bị viêm cấp hoặc viêm mạn tính. - Thành sau họng có thể loét, có mủ, khối u giả mạc. - Muốn quan sát thành trên của vòm họng và lỗ của vòi Ostatsơ cần phải dùng gương và đèn chiếu: có thể thấy sùi vòm họng (VA) ở phần trên của vòm họng và những tổn thương của lỗ vòi Ostatsơ. 7. Khám thực quản: Thực quản ở sâu không khám trực tiếp được. Chỉ hỏi một số dấu hiệu cơ năng: nuốt khó, nuốt đau, trớ… có tính chất gợi ý. Muốn biết chắc chắn phải tiến hành: soi thực quản, chụp thực quản. 8. Khám hậu môn- trực tràng: 8.1. Khám hậu môn: Đặt bệnh nhân nằm chân qùy hơi dạng, mông cao, đầu thấp, vai thấp (tư thế gối ngực), mặc quần hổng đít hoặc tụt quần qua đùi. Thầy thuốc đứng đối diện quan sát, dùng ngón tay banh các nếp nhăn của hậu môn và bảo người bệnh rặn để giãn cơ vòng, quan sát phần niêm mạc bên trong. + Bình thường: phần da của hậu môn nhẵn, các vết nhăn mềm và đều đặn niêm mạc bên trong hồng và ướt. + Bệnh lý: - Giữa các nếp nhăn có lỗ rò: lỗ rò thường rất nhỏ phải quan sát kỹ mới thấy, nếu nặn thấy mủ chảy ra. Hoặc có thể thấy các vết xước giữa các nếp nhăn, có khi thấy giun kim. - Trĩ ngoại: thấy tĩnh mạch nổi to, ngoằn nghèo, có khi thành từng búi chảy máu và sưng đau. - Sa trực tràng: khi một đoạn trực tràng tụt qua hậu môn ra ngoài, vì cọ sát nên đoạn trực tràng này thường khô và tổn thương. Có khi bình thường không thấy, khi rặn mạnh mới lòi ra. 8.2. Khám trực tràng: Đặt bệnh nhân nằm tư thế phủ phục như khám hậu môn hoặc nằm ngửa chân co và dạng rộng (tư thế sản khoa). Thầy thuốc đứng bên phải người bệnh. Hoặc bệnh nhân nằm nghiêng tư thế Sim, khám cho bệnh nhân nặng. Thầy thuốc dùng ngón tay chỏ có bao cao su thấm dầu paraphin đưa nhẹ nhàng và từ từ vào hậu môn người bệnh, thăm sự chứa đựng bên trong trực tràng, tình trạng niêm mạc thành trước, sau và hai bên trực tràng. + Bình thường: - Trực tràng rỗng, không đau khi ấn vào các túi cùng màng bụng (túi cùng Douglas) niêm mạc mềm mại trơn, khi rút tay không có máu mủ theo tay ra. - Nam giới: ở phía trước sờ thấy tuyến tiền liệt nhỏ bằng hạt đào ở giữa có một rãnh dọc nông, mật độ hơi chắc và không đau, ở phía trên là túi cùng và hai bên là túi tinh và niệu quản dưới nhưng không sờ thấy. - Nữ giới: qua thăm trực tràng phối hợp với tay đè ấn phía bụng ta có thể thấy một phần tử cung. + Bệnh lý: - Những cục phân lổn nhổn có thể đẩy lên hoặc móc ra theo tay. - Trĩ nội: thấy từng búi căng phồng và ngoằn nghèo dưới niêm mạc khi rút tay ra có thể chảy máu. - Tuyến tiền liệt to hơn bình thường và cứng: u lành, u ác tính của tuyến tiền liệt. - Thành của trực tràng có thể có những khối u to, nhỏ hoặc những mảng cứng dễ chảy máu khi khám thường là ung thư trực tràng. - Ngoài ra có thể sờ thấy những khối u hoặc hạch nằm ở gần trực tràng và vùng đáy chậu. - Đặc biệt khi thăm trực tràng người ta thấy túi cùng Douglas căng phồng và rất đau trong viêm màng bụng mủ, chảy máu ổ bụng do chửa ngoài dạ con vỡ. 9. Khám và xét nghiệm phân. Trong khi khám xét hệ thống tiêu hoá, một việc không được quên là khám và xét nghiệm phân. 9.1. Khám phân: + Bình thường: mỗi ngày đi ngoài có thể từ 1-2 lần. Khối lượng trung bình chừng: 200-300/24h. Phân màu vàng, dẻo, đóng khuôn. Khi đi phân vào nước khối phân nổi, mùi thối. + Bất thường: có thay đổi. - Về số lần: . Ỉa lỏng: nhiều lần trong ngày (20-40 lần/24h), phân lỏng, nước. . Táo bón: phân thành cục rắn, khô, vài ngày mới đi một lần. - Về khối lượng: . Trong kiết lỵ: lượng phân rất ít. . Trong suy tụy: lượng phân rất nhiều. - Về độ rắn: có thể cứng như đá, có thể lỏng, có thể nát. - Về độ đóng khuôn: . Tròn. [...]... soi kính hoặc bằng các phản ứng hoá học phát hiện một số thành phần trong phân: - Hạt amidon: bằng phản ứng lugol (bình thường không có) Nếu phản ứng lugol (+) chứng tỏ trong phân có chất tinh bột (suy tụy) - Hạt mỡ: bằng phản ứng SudanIII (bình thường chỉ có rất ít) nếu thấy nhiều gặp trong tắc mật, viêm tụy, suy gan + Xét nghiệm định lượng: người ta làm “bilan tiêu hoá nghĩa là cho người bệnh ăn... làm “bilan tiêu hoá nghĩa là cho người bệnh ăn một lượng nhất định về protit hoặc lipit sau đó định lượng các chất ấy thải ra theo phân - Bình thường số lipit thải ra theo phân không quá 5% lượng ăn vào + Các xét nghiệm khác về phân: -Tìm trứng ký sinh trùng: giun, sán… - Làm vi khuẩn chí: nuôi cấy, nhuộm soi kính, kháng sinh đồ - Tìm nấm, các tế bào, hồng cầu, bạch cầu… - Làm phản ứng anbumin hoà . phồng và rất đau trong viêm màng bụng mủ, chảy máu ổ bụng do chửa ngoài dạ con vỡ. 9. Khám và xét nghiệm phân. Trong khi khám xét hệ thống tiêu hoá, một việc không được quên là khám và xét. đen và đau. - Răng kiểu Hutchison trong giang mai bẩm sinh: hai răng cửa trên chệch hướng, bờ lõm hình bán nguyệt, bờ dưới hẹp. 6. Khám họng: Họng là ngã ba đường giữa hô hấp và tiêu hoá, . Khám tiêu hoá trên và dưới 3.1. Khám môi: + Bình thường: môi màu hồng cân xứng so với các bộ phận khác. +