1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN HÓA HỌC 9 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên …………………………………Trường THCS ……… SBD …. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (9 điểm) Chọn một đáp án đúng trong 4 phương án rồi ghi vào bài làm: Câu 1: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử R là 25; trong đó số hạt mang điện chiếm 64%. Điện tích hạt nhân của nguyên tử R bằng: A. 7+ B. 8+ C. 9+ D. 10+ Câu 2: Nguyên tử Ca có 20 proton trong hạt nhân. Số electron ở lớp ngoài cùng và số lớp electron tương ứng là A. 2 và 4. B. 3 và 4. C. 4 và 3. D. 4 và 2. Câu 3: Có những chất sau: H 2 O, KOH, Fe(OH) 3 , CO 2 , HCl, K 2 O. Số cặp chất phản ứng với nhau là A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 4: Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn 20 gam CaCO 3 ta thu được CaO và CO 2 . Biết hiệu suất của phản ứng là 75%. Hỏi khối lượng của CaO và thể tích khí CO 2 (đktc) thu được là A. 8,96 g và 3,584 lít. B. 4,8 g và 3,584 lít. C. 11,2 g và 3,36 lít. D. 8,4 g và 3,36 lít. Câu 5: Nhóm chất nào sau đây tác dụng với axit sunfuric đều sinh ra chất khí ? A. Zn ; Na 2 SO 4 B. Fe ; Na 2 SO 3 C. Cu ; K 2 SO 3 D. Na 2 O; K 2 SO 3 Câu 6: Hỗn hợp của 2 dung dịch nào sau đây phản ứng được với Cu(OH) 2 ? A. 0,5 mol H 2 SO 4 và 1 mol NaOH. B. 1 mol HCl và 1 mol NaOH. C.1,5 mol Ca(OH) 2 và 3,5 mol HCl. D. 0,5 mol HNO 3 và 0,5 mol NaOH. Câu 7: Lấy cùng một khối lượng các kim loại Zn, Al, Mg, Fe lần lượt tác dụng hết với dung dịch axit sunfuric loãng. Nếu các kim loại tác dụng hết với axit thì kim loại cho nhiều H 2 nhất là A. Zn B. Fe C. Mg D. Al Câu 8: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng, Cu tan hết. Khối lượng dung dịch H 2 SO 4 thay đổi như thế nào ? A. Tăng thêm 6,4 gam. B. Không thay đổi. C. Giảm đi 6,4 gam. D. Không xác định được. Câu 9: Dung dịch NaOH có PH như thế nào ? A. PH = 7. B. PH < 7. C. PH >7. D. PH = 0. Câu 10: Cho phương trình : Fe + …… → FeCl 2 + H 2 ↑. Phương án nào dưới đây thích hợp với chỗ trống ? A. Cl 2 B. H 2 C. 2HCl D. H 2 Cl Câu 11: Để phân biệt hai dung dịch H 2 SO 4 và NaOH có thể dùng thuốc thử nào sau đây ? A. Giấy quỳ tím. B. Dung dịch NaOH. C. Phenol ptalein. D. Cả A và C đúng. Câu 12: Oxit nào dưới đây tác dụng được với dung dịch NaOH ? A. CuO B. SO 3 C. Fe 2 O 3 D. ZnO Câu 13: Để tăng năng suất cây trồng, một nông dân đã đi mua phân bón. Chọn loại nào để đạt hiệu suất cao nhất ? ĐỀ CHÍNH THỨC 2 A. (NH 4 ) 2 SO 4 . B. Ca(NO 3 ) 2 . C. NH 4 NO 3 . D. Urê CO(NH 2 ) 2 . Câu 14: Cho các cặp chất sau, cặp chất nào tác dụng được với nhau ? A. CaCO 3 và NaOH. B. H 2 SO 4 và CuCl 2 . C. Na 2 CO 3 và HCl. D. Na 2 O và CaO. Câu 15: Oxit của một kim loại hóa trị II có khối lượng 4g tan hết trong 98g dung dịch H 2 SO 4 5%. Công thức phân tử của oxit kim loại là A. CuO. B. Zn. C. Mg. D. CaO. Câu 16: Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ? A. Cacbon dioxit. B. Dẫn xuất flo của hidrocacbon. C. Ozon. D. Lưu huỳnh. Câu 17: Nhận biết các khí không màu : SO 2 ; O 2 và H 2 , ta có thể dùng cách nào dưới đây ? A. Dùng giấy quỳ tím ẩm. B. Dùng giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ. C. Dùng than hồng trên que đóm. D. Dẫn các khí vào nước vôi trong. Câu 18: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ chứa một dung dịch không màu sau : NaCl ; Ba(OH) 2 ; NaOH và Na 2 SO 4 . Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào dưới đây để có thể nhận biết được dung dịch trong mỗi lọ ? A. Dung dịch HCl B. Quỳ tím C. Dung dịch BaCl 2 D. Dung dịch H 2 SO 4 B. PHẦN TỰ LUẬN: (11 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) Từ nguyên liệu chính là FeS 2 , H 2 O và chất xúc tác thích hợp, các điều kiện phản ứng có đủ. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Fe, FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 . Câu 2: (2,0 điểm) Có 6 lọ mất nhãn chứa dung dịch các chất sau: HCl, BaCl 2 , H 2 SO 4 , NaOH, NaCl, Ba(OH) 2 . Chỉ dùng thuốc thử là quỳ tím.Nêu phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch trên. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 3: (2,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Fe 2 O 3 và CuO trong dung dịch HCl,thu được 2 muôí có tỉ lệ số mol là 1:1.Tính phần trăm khối lượng của Fe 2 O 3 và CuO trong hỗn hợp A. Câu 4: (2,5 điểm) Có một oxit sắt chưa rõ công thức. Chia một lượng oxit này làm 2 phần bằng nhau: - Hoà tan hết phần I phải dùng 150 ml dung dịch HCl 3M. - Cho một luồng khí CO dư đi qua phần II nung nóng, phản ứng xong thu được 8,4 gam Fe. Tìm công thức của oxit sắt trên. Câu 5: (2,0 điểm) Lấy 100ml dung dịch X chứa HCl và H 2 SO 4 theo tỉ lệ số mol 1:1. Để trung hoà 100ml dung dịch X cần 400ml dung dịch NaOH 5% (d =1,2 g/ml). a/ Tính nồng độ mol/lit của mỗi axit trong dung dịch X. b/ Tính nồng độ C% của mỗi axit trong dung dịch X. Nếu C% NaCl trong dung dịch thu được sau phản ứng là 1,95.Tính khối lượng riêng của dung dịch X và nồng độ C% của mỗi axit trong dung dịch X. (Cho biết H = 1, O = 16, S = 32, Cu = 64, Fe = 56, Na = 23; Cl = 35,5). HẾT. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. 3 . TẠO HƯƠNG THỦY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 20 09 – 2010 MÔN HÓA HỌC 9 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên ……………………………… Trường THCS ……… SBD … tích hạt nhân của nguyên tử R bằng: A. 7+ B. 8+ C. 9+ D. 10+ Câu 2: Nguyên tử Ca có 20 proton trong hạt nhân. Số electron ở lớp ngoài cùng và số lớp electron tương ứng là A. 2 và 4. B. 3 và 4 thu được là A. 8 ,96 g và 3,584 lít. B. 4,8 g và 3,584 lít. C. 11,2 g và 3,36 lít. D. 8,4 g và 3,36 lít. Câu 5: Nhóm chất nào sau đây tác dụng với axit sunfuric đều sinh ra chất khí ? A.