PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2009-2010. MÔN: SINH HỌC 9. Câu 1: (3 điểm) Hệ hô hấp: Ở động vật nguyên sinh chưa phân hóa, ruột khoang, giun đốt thở bằng da, cá thở bằng mang, ếch hình thành thêm phổi nhưng chưa hoàn chỉnh, vẫn hô hấp bằng da là chủ yếu, đến bò sát phổi đã hình thành, đến thú phổi hoàn thiện. Hệ tuần hoàn: Từ chỗ chưa phân hóa như động vật nguyên sinh và ruột khoang, đến chỗ đã phân hóa thành tim. Tim từ chưa phân hóa thành tâm nhĩ, tâm thất, tiến đến phân hóa thành tâm nhĩ, tâm thất. Tim từ 2 ngăn thành 3 ngăn, 4 ngăn. Tuần hoàn từ một vòng thành hai vòng. Hệ thần kinh: Động vật nguyên sinh chưa phân hóa đến hệ thần kinh mạng lưới (ruột khoang) sau đó đã tiến tới hệ thần kinh chỗi hạch (giun đốt), tiếp theo là hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú). Hệ sinh dục: Từ chỗ chưa phân hóa tiến đến chỗ phân hóa nhưng chưa có ống dẫn sinh dục. Từ giun đốt trở đi có ống dẫn sinh dục. Câu 2: (3 điểm) a. Nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới vì các tế bào thịt lá ở phía trên có nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm của phần lớn những lá mọc theo chiều nằm ngang, thích nghi với điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt trên nhiều hơn mặt dưới. b. + Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp (chất hữu cơ và khí oxi là nguyên liệu của hô hấp (hơi nước và khí cacbonic) là nguyên liệu cho quang hợp. + Hô hấp và quang hợp liên hệ chặt chẽ với nhau vì hai quá trình này cần có nhau. Hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo; quang hợp và mọi hoạt động sống của cây lần cần năng lượng do hô hấp sản ra. Cây không thể sống được nếu thiếu một trong hai quá trình hhoo hấp hay quang hợp. Câu 3: (3 điểm) + AIDS là chữ tắt của thuật ngữ quốc tế mà nghĩ tiếng Việt là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. + AIDS do một loại vi rút gây suy giảm ở người, gọi tắt là HIV, chúng xâm nhập vào cơ thể qua quan hệ tình dục, qua truyền máu và tiêm chích ma túy. + Để phòng tránh AIDS cần phải: Không quan hệ tình dục với nhiều người và phải đảm bảo an toàn khi giao hợp; không sử dụng ma túy, dụng cụ y tế phải vô trùng, kiểm tra đảm bảo máu đem truyền không có HIV; phụ nữ nhiễm HIV không nên có thai. + Không nên cách li người bệnh vì sợ lây nhiễm bởi vì nếu chúng ta biết chủ động phòng tránh và không sử dụng chung đồ với người bệnh thì chúng ta sẽ không bị lây nhiễm. Câu 4: (4 điểm) + Hiện tượng ưu thế lai: Khi lai hai cơ thể thuần chủng có kiểu gen khác nhau được cơ thể lai F 1 có sức sống vượt trội bố mẹ, thể hiện ở các đặc điểm: Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao. + Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai: Khi giao phối giữa hai dòng thuần chủng thì các gen lặn đi vào trạng thái dị hợp và chỉ các gen trội có lợi được biểu hiện. Ví dụ: AABBcc x aabbCC AaBbCc. Điều này càng rõ đối với các tính trạng số lượng do nhiều gen quy định. Sang thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần nên ưu thế lai giảm dần. Muốn khắc phục hiện tượng này, để duy trì ưu thế lai, người ta có thể dùng phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật. + Phương pháp tạo ưu thế lai: Trong phương pháp lai khác dòng đơn, người ta tạo ra hai dòng tự thụ phấn qua 5 đến 7 thế hệ rồi cho giao phối giũa hai dòng khác nhau. A x B C Dùng phương pháp lai khác dòng kép. HGxC GExD CBxA + Trong chọn giống, người ta sử dụng lai khác dòng để tạo ra cơ thể lai F1 có ưu thế lai lớn nhất sau đó sử dụng F1 làm sản phẩm để tận dụng ưu thế lai của nó chứ không dùng làm giống vì: Con lai F1 ở thể dị hợp, các gen lặn do đó nếu cho F1 làm giống lai với nhau thì từ F2 trở đi các gen lặn có điều kiện tổ hợp tạo ra kiểu gen đồng hợp lặn và và biểu hiện kiểu hình xấu. Câu 5: (5 điểm) Bố thân xám, mắt dẹt có kiểu gen BBDD. Mẹ thân đen, mắt tròn có kiểu gen bbDd. + Về tính trạng màu thân: F1 có 100% thân xám (B), đồng tính trội. Do mẹ mang gen bb bố tạo ra một loại giao tử B, tức là bố có kiểu gen BB. P: Bố BB (xám) x mẹ bb (đen). + Về tính trạng mắt: Mắt dẹt : mắt tròn = 3 : 1, là tỉ lệ của định luật phân tính hai cơ thể bố, mẹ đều là dị hợp Dd. P: Bố Dd (mắt dẹt) x mẹ Dd (mắt dẹt) + Xét chung cả hai tính trạng: Bố thân xám, mắt dẹt có kiểu gen BBDd Mẹ thân đen, mắt dẹt có kiểu gen bbDd Sơ đồ lai: P: Bố x Mẹ GP: BBDd bbDd F 1 : BD, Bd bD, bd Tỉ lệ kiểu gen: 1BbDD : 2BbDd : 1Bbdd Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân xám mắt dẹt, một thân xám mắt tròn. Câu 6: (2 điểm) Khi kết thúc lần nguyên phân thứ hai có 2 2 = 4 tế bào được tạo thành. Khi bước vào lần nguyên phân thứ ba, một tế bào bị chết như vậy chỉ có 3 tế bào bước vào lần nguyên phân thứ ba và tạo ra 3 x 2 = 6 tế bào. Một tinh bào bậc một tạo 4 tinh trùng, vậy có tất cả 6 x 4 tinh trùng được tạo thành. Ghi chú: + Đáp án là gợi ý giải, các cách giải khác, đúng, giám khảo căn cứ biểu điểm của từng câu để chấm. + Biểu điểm chi tiết (đến 0,25) của các câu, tổ giám khảo bàn bạc, thống nhất. + Điểm của toàn bài không làm tròn. –––––––––––– . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 20 0 9- 20 10. MÔN: SINH HỌC 9. Câu 1: (3 điểm) Hệ hô hấp: Ở động vật nguyên sinh chưa phân hóa,. lưỡng cư, bò sát, chim, thú). Hệ sinh dục: Từ chỗ chưa phân hóa tiến đến chỗ phân hóa nhưng chưa có ống dẫn sinh dục. Từ giun đốt trở đi có ống dẫn sinh dục. Câu 2: (3 điểm) a. Nhiều loại lá,. bd Tỉ lệ kiểu gen: 1BbDD : 2BbDd : 1Bbdd Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân xám mắt dẹt, một thân xám mắt tròn. Câu 6: (2 điểm) Khi kết thúc lần nguyên phân thứ hai có 2 2 = 4 tế bào được tạo thành.