1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KỂ CHUYỆN BÉ NGHE – SỬ TÍCH TRẦU CAU potx

8 771 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 327,46 KB

Nội dung

Từ khi người anh có vợ thì thương yêu giữa hai anh em không được thắm thiết nữạ Người em rất là buồn, nhưng người anh vô tình không để ý đến Một hôm hai anh em cùng lên nương, tối mịt mớ

Trang 1

KỂ CHUYỆN BÉ NGHE – SỬ TÍCH

TRẦU CAU

Trang 2

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi

người ngoài không phân biệt được ai là anh ai là em Năm hai anh em mười bảy mười tám tuổi thì cha mẹ đều chết

cả Hai anh em vốn đã thương yêu nhau, nay gặp cảnh hiu quạnh, lại càng yêu thương nhau hơn trước

Không còn được cha dậy dỗ cho nữa, hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưụ Hai anh em học hành chăm chỉ lại đứng đắn nên được thầy yêu như con Ông Lưu có một cô con gái tuổi chừng mười sáu mười bảy, nhan sắc tươi tắn, con gái trong vùng không người nào sánh kịp

Trông thấy hai anh em họ Cao vừa đẹp vừa hiền, người con gái đem lòng yêu mến, muốn kén người anh làm

chồng, nhưng không biết người nào là anh, người nào là

em

Một hôm, nhân nhà nấu cháo, người con gái lấy một bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn Thấy người em nhường người anh ăn, người con gái mới nhận được ai là anh, ai là em Sau đó, người con gái nói với cha mẹ cho phép mình lấy người anh làm chồng

Từ khi người anh có vợ thì thương yêu giữa hai anh em không được thắm thiết nữạ Người em rất là buồn, nhưng người anh vô tình không để ý đến

Một hôm hai anh em cùng lên nương, tối mịt mới về,

người em vào nhà trước; chàng vừa bước chân qua

ngưỡng cửa thì người chị dâu ở trong buồng chạy ra lầm chàng là chồng mình, vội ôm chầm lấỵ Người em liền kêu lên, cả hai đều xấu hổ Giữa lúc ấy, người anh cũng bước

Trang 3

vào nhà Từ đấy người anh nghi em có tình ý với vợ mình, càng hững hờ với em hơn trước

Một buổi chiều, anh chị đều đi vắng cả, người em ngồi một mình nhìn ra khu rừng xa xa, cảm thấy cô quạnh, lại càng buồn tủi, vùng đứng dậy ra đị

Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng phía trước mặt, rồi theo đường mòn đi thẳng vào rừng âm u Trời bắt đầu tối, trăng đã lên, mà chàng vẫn cứ đii Đi đến một con suối rộng nước sâu và xanh biếc, chàng không lội qua

được, đành ngồi nghỉ bên bờ Chàng khóc thổn thức,

tiếng suối reo và cứ reo, át cả tiếng khóc của chàng Đêm mỗi lúc một khuya, sương xuống mỗi lúc một nhiều,

sương lạnh thấm dần vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành một tảng đá

Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng lặng

đi tìm, không nói cho vợ biết Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi, đi mãi, và sau cùng đến con suối

xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng và không thể lội qua được, đành ngồi bên bờ suối, tựa mình vào một tản đá Chàng có ngờ đâu chính tảng đá là em mình! Sương vẫn xuống đều, sương lạnh rơi lã chã từ cành lá xuống Chàng rầu rĩ khóc than hồi lâu, ngất đi và chết cứng, biến thành một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá

ở nhà, vợ không thấy chồng đâu, vội đi tìm và cũng theo con đường mòn đi vào rừng thẳm Nàng đi mãi, bước

thấp bước cao, rồi cuối cùng gặp con suối nước sâu và xanh biếc Nàng không còn đi được nữạ Nàng ngồi tựa vào gốc cây không cành mọc bên tảng đá, vật mình than

Trang 4

khóc Nàng có ngờ đâu nàng đã ngồi tựa vào chồng mình

và sát đó là em chồng Nàng than khóc, nhưng tiếng suối

to hơn cả tiếng than khóc của nàng Đêm đã ngả dần về sáng, sương xuống càng nhiều, mù mịt cả núi rừng, nàng vật vã khóc than Chưa đầy nửa đêm mà nàng đã mình gầy xác ve, thân mình dài lêu nghêu, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cây không cành mọc bên tảng đá

Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót Một hôm, vua Hùng đi qua chỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem Vua bảo thử lấy lá cây leo và lấy quả ở cái cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay caỷ Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước biến dần ra sắc đỏ Nhân dân gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ở bên đem về nung cho xốp để ăn với trầu cau, cho miệng thơm, môi đỏ

Tình duyên của ba người tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong mọi sự gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu mới lương duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, tục ăn trầu đã trở nên tục cố hữu của dân tộc Việt Nam

Bản 2

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao sinh được hai

người con trai giống nhau như hai giọt nước, thật khó phân biệt ai là anh, ai là em Khi hai anh em đến tuổi 17,

18 thì cha mẹ đều qua đời cả Anh em lại càng yêu

thương nhau nhiều hơn

Trang 5

Hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưu Thấy hai anh

em chăm chỉ học hành, lại đứng đắn nên thầy quý như con Ông đạo sĩ có một cô con gái xinh đẹp tươi giòn, tuổi

đã 16, 17 sinh lòng yêu mến hai chàng trai, muốn kết duyên với người anh như không thể phân biệt được người nào là anh, người nào là em Sau đó, cô mới nghĩ ra một kế: dọn 2 bát cháo mà chỉ đặt một đôi đũa rồi mời hai anh em cung ăn Người em lễ phép nhường đôi đũa cho người anh ăn trước Cô gái xinh đẹp xin phép cha mẹ cho được lấy người anh làm chồng

Từ ngày lấy vợ, người anh hình như dồn tất cả tình yêu cho vợ nên tình cảm anh em không còn được thắm thiết như trước nữa Người em buồn tủi vô cùng Một lần đi

nương về, trời đã tối, cô gái họ Lưu từ buồng ra gặp

người em tưởng là chồng, vội ôm chầm lấy Người em vội kêu lên, cả hai đều xấu hổ Còn người anh thì lại nghi ngờ chị dâu và em chồng có tình ý gì nên càng hững hờ với

em hơn trước

Một buổi chiều, ở nhà một mình, trống vắng, buồn tủi,

cô đơn, người em đã bỏ nhà ra đi, đi mãi vào tận khu

rừng âm u Trời tối mịt, người em vẫn đi Trăng đã lên Phía trước là một con suối rộng, sâu, nước xanh biếc,

chẳng lội qua được Chàng ngồi bên bờ suối mà khóc,

khóc mãi Sương khuya lạnh thấm vào cõi lòng cô đơn Chàng chết mà vẫn trơ trơ, biến thành một tảng đá

Thấy em bỏ nhà ra đi mãi chưa về, người anh đi tìm em Lại ngồi trước con suối, người anh rầu rĩ than khóc, ngất

đi rồi chết cứng, hoá thành một cây không cành mọc

thẳng đứng bên tảng đá Người vợ lại bỏ ra đi tìm chồng,

Trang 6

tìm em Lạ thay người lại đi theo con đường vào rừng

xanh, cũng đến bờ suối, ngồi cạnh tảng đá, dưới gốc cây Nàng vô cùng đau khổ khóc than, mình gầy xác ve, chết

tự lúc nào, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cái cây không cành mọc bên tảng đá

Trong vùng, ai cũng thương tâm Một lần vua Hùng đi qua con suối ấy, nhân dân đem truyện ba người kia kể lại cho vua nghe Vua bảo thử lấy quả ở cây không cành

nghiền với lá cây leo thì một mùi thơm toả ra; nhai thử thấy thơm ngon đậm đà và nhổ vào tảng đá, lạ chưa bãi nước biến thành sắc đỏ Nhân dân đặt tên cây không

cành ấy là cây cau, cây dây leo là cây trầu, lại lấy tảng

đá nung lên cho xốp để ăn với trầu, cau cho thơm miệng,

đỏ môi

Tục ăn trầu của dân ta có từ đấy Trầu cau không thể thiếu trong lễ hội, trong cưới xin Mỗi lần khách đến chơi nhà "miếng trầu là đầu câu chuyện" làm cho tình nghĩa thêm đẹp và đằm thắm, đậm đà

Phân tích

1 Ý nghía

Truyện "Trầu cau" là một trong những truyện cổ

tích thần kì sớm nhất ở Việt Nam Truyện đã giải thích một cách nên thơ, cảm động, với bao tình tiết đậm đà chất trữ tình tục ăn trầu- một mĩ tục dân gian, biểu hiện một nét đẹp truyền thống lâu đời giàu bản sắc của nền văn hoá Việt Nam Đồng thời truyện còn ca ngợi tình

nghĩa thắm thiết, thuỷ chung của anh em, vợ chồng trong gia đình

Trang 7

Cái chết của ba người-hai anh em họ Cao và cô gái họ Lưu- chỉ là một sự hoá thân kì diệu:cau - trầu - vôi Cây cau toả bóng chở che cho hòn đá, cây trầu quấn chặt lấy thân cau Cũng như trầu với cau ăn với tí vôi làm cho

miệng thơm môi đỏ Trầu cau đã gắn bó với lễ hội cổ

truyền, trong thù tiếp của cộng đồng người Việt xa xưa

2 Lời bình

Dị bản thành văn của truyện "Trầu cau" xuất hiện ở thế kỷ 15 trong "Lĩnh Lam chích quái" (Truyện Cây Trầu) Nhưng như thế là rất muộn so với nội dung xã hội được phản ánh trong truyện Mằc dù các tác giả "Lĩnh Lam

chích quái" có cố gắng tô điểm lại thêm đôi nét cho thích hợp với quan điểm đạo đức thời phong kiến, dị bản này vẫn bảo lưu được cái cốt lõi rất cổ của truyện kể Đó là một kiểu truyện kể về sự xung đột của hai quan điểm vì hình thái hôn nhân: một thuộc chế độ quần hôn (anh em lấy chung một vợ) thời mẫu hệ và một thuộc chế độ hôn nhân và gia đình lứa đôi thời phụ hệ

Sự xung đột đó phản ánh một bước tiến xã hội và thể hiện thành tâm trong đau khổ giằng xé giữa tình anh em

và tình yêu trai gái ở trong từng nhân vật của truyện Tâm trạng ấy đưa đến cái chết sầu muộn của cả ba người thật là cảm động Kiểu truyện này phổ biến khắp vùng Đông Nam Á

Nhưng cũng như ở nhiều nơi khác, truyện cổ tích thần

kì Việt Nam đã lồng đề tài xã hội vào đề tài thiên nhiên,

đã kết thúc bằng đồng nhất các quan hệ tình cảm kia với

sự hài hoà của thiên nhiên (trầu, cau, vôi) gợi nên niềm

Trang 8

thương cảm gắn bó giữa những con người chân thành với nhau, cũng là một nội dung văn hoá lành mạnh của tục

ăn trầu ở Việt Nam hàng ngàn năm qua

Ngày đăng: 27/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w