1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 5 pptx

11 281 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 291,46 KB

Nội dung

d) Viết báo cáo tổng hợp thể hiện các kết quả nghiên cứu Công việc xử lý tổng hợp các kết quả của từng hạng mục công trình, từng chuyên đề nghiên cứu theo bố cục chặt chẽ về lời văn thuyết minh, chuẩn xác về hệ thống chỉ số, số liệu. Báo cáo tổng hợp kèm theo báo cáo thuyết minh và có các phụ lục (biểu mẫu theo QĐ 424a và 424B/2001/QĐ-TCĐC). Các bả n đồ hiện trạng sử dụng đất đai, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai và bản đồ chuyên đề (nếu có) thu nhỏ. Các văn bản pháp lý về thông qua thẩm định và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai. 4.3. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch Việc thẩm định và phê duyệt quy hoạch được tiến hành theo trình tự sau: -Phương án quy hoạch được xây dựng xong được thông qua HĐ ND cấp làm quy hoạch. Nếu nhất trí HĐND ra nghị quyết thông qua, căn cứ vào đó UBND cấp thực hiện quy hoạch làm tờ trình, trình lên UBND cấp trên (đối với cấp huyện) hoặc Chính phủ (đối với cấp tỉnh) đề nghị về việc xét duyệt quy hoạch kèm theo toàn bộ hồ sơ quy hoạch và nghị quyết của HĐND cùng cấp đã thông qua. -Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp thành lập hội đồng xét duyệt quy hoạch của UBND cấp dưới gửi lên, trước khi đưa ra xét duyệt cần có sự thẩm định của cơ quan địa chính. Việc thẩm định và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai tuân thủ theo thông tư hướng dẫn 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2001/NĐ - CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thời điểm trình quy hoạch sử dụng đất đai: quy hoạch sử dụng đất đai được trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt trong năm đầu của kỳ quy hoạch. Nội dung thẩm định: mức độ phù hợp của quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cửa địa phương. Tính hợp lý trong việ c sử dụng đất với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, quốc phòng an ninh. Hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất đai. Tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất đai. + Hồ sơ, trình tự xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh . Hồ sơ gồm: -Tờ trình của UBND cấp tỉnh trình Chính phủ. -Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh thông qua quy hoạch sử dụng đất đai. -Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai. Bản đồ đất. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai. -Các loại bản đồ chuyên đề thể hiện kết quảđiều tra, nghiên cứu, phân tích về đ iều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội trên địa bàn và bản đồ quy hoạch của các ngành. -Tỷ lệ các loại bản đồ nền: (đã dẫn). +Trình tự, thời hạn, nội dung thẩm định: Hồ sơ được gửi đến Tổng cục Địa chính để thẩm định trước khi trình Chính phủ xét duyệt. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hở l ệ, Tổng cục Địa chính có trách nhiệm tổ chức thẩm định. Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh sau khi xét duyệt được lưu tại Sở địa chính 01 bộ, Tổng cục Địa chính 01 bộ, văn phòng Chính phủ 01 bộ gồm báo cáo, bản đồ, đĩa từ). + Hồ sơ, trình tự xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện: Hồ sơ xét duyệt gồm: -Tờ trình của UBND cấp huyện trình UBND cấp tỉnh. -Nghị quyết HĐND cấp huyện thông qua quy hoạch sử dụng đất đai. -Báo cáo quy hoạch sử đụng đất đai. -Các loại bản đồ (tỷ lệ bản đồ nhưđã dẫn). + Trình từ thời hạn, hội dung thẩm định: Hồ sơ được gửi đến Sở Đị a chính thẩm định trước khi trình UBND cấp tỉnh xét duyệt. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Địa chính có trách nhiệm tổ chức thẩm định. Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện được lưu giữ tại cơ quan địa chính cấp huyện 01 bộ. Sở Địa chính 01 bộ, UBND cấp tỉnh 01 bộ (gồm báo cáo, b ản đồ và đĩa từ). Chương 3 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP XÃ 1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP XÃ 1.1 Nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã Kết quả của quá trình quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là việc xây dựng một phương án quy hoạch có luận chứng khoa học, có tác dụng thực tiễn và đem lạ i hiệu quả cao trong việc sử dụng đất đai trên lãnh thổ của một xã. Mục đích cần đạt: trong phương án quy hoạch cần tạo ra cơ sở không gian, điều kiện lãnh thổ ban đầu nhằm sử dụng đất đai đúng mục đích, thực hiện được những nhiệm vụ đặt ra đối với từng ngành, thực hiện các biện pháp cải tạo, bả o vệ đất, bảo vệ môi trường. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã không cố định. Nó có thể được chỉnh lý, hoàn thiện cùng với sự thay đổi của điều kiện xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế cụ thể trên lãnh thổ hành chính cấp xã. Đó là thành phần chủ sử dụng đất, hình thức sử dụng đất, đặc điểm đất đai về loại sử dụng, thành phần kinh tếở nông thôn, hình thức tổ chức lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đất đai trong phạm vi một xã rất khác nhau vềđiều kiện tự nhiên (đặc biệt là các xã miền núi). Mặt khác việc sử dụng đất cũng không giống nhau, tuỳ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng nói chung và của từng xã nói riêng. Căn cứ theo mục đích kinh tế của việc sử dụng đất, đất đai của một xã được chia thành: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng. Trong số này có những loại đất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, có những loại đất chỉảnh hưởng đến điều kiện xã hội, điều kiện tổ chức quản lý sản xuấ t nhưng ở mỗi một mức độ nào đó, những loại đất này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, khối lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm và giá thành. Do đó, cần giải quyết đồng bộ và hợp lý việc phân bổ tất cả các loại đất có trong ranh giới của xã. Một phương án quy hoạch đất đai cấp xã bao gồ m các nội dung sau: 1) Xác định và hoàn chỉnh ranh giới + Xác định và hoàn chỉnh ranh giới hành chính chính xác. + Xác định và hoàn chỉnh ranh giới sử dụng đất đai giữa các ngành và các chủ sử dụng đất đai. 2) Phân bô đất khul dân cư -Dự báo nhu cầu đất khu dân cư. -Phân bổ đất khu dân cư. -Xây dựng sơ đồ phân bố đất ở và lập kế hoạch cấp đất ở mới. 3) Phân bổ đất chuyên dùng -Dự báo nhu cầu đất chuyên dùng. -Phân bổ đất chuyên dùng. Xác định mức độ thiệt hại do việc trưng dụng đất vào mục đích chuyên dùng sau khi hết hạn sử dụng. Xác định điều kiện sử dụng lớp đất màu và phục hoá đất sau khi hết hạn sử dụng. -Xác định điều kiện sử dụng đất chuyên dùng. 4) Phân bố đất nông nghiệp -Xác định tiềm năng đất đai (mở rộng diện tích và tăng vụ). -Dự báo nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp. -Phân bổ đất nông nghiệp. -Các biện pháp khai hoang, cải tạo và b ảo vệ đất. -Xây dựng kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp. 5) Phân bổ sử dụng đất lâm nghiệp -Xác định tiềm năng đất có khả năng lâm nghiệp. -Dự báo nhu cầu đất lâm nghiệp. -Phân bổ đất lâm nghiệp. -Xây dựng kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. 6) Phân bổ đất chưa sử dụng -Xây dựng các biện pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng tạm thời. Các nội dung trên được giải quyết theo nguyên tắc: từ tổng thể đến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng, bước sau hoàn chỉnh và hiệu chỉnh bước trước. Nội dung 2, 3, 4 được giải quyết trong hầu hết các xã, nội dung 1, 5, 6 có ý nghĩa đối với từng vùng và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng xã. 1.2. Nguyên tắc quy hoạch đất đai cho các mục đích sử dụng Phân bổ đất đai phải đảm bảo hợp lý đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng, phù hợp với tính thích nghi trên lãnh thổ để đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sởưu tiên đất cho sản xuất nông nghiệp. Phân bổ đất đai phải đáp ứng kịp thờ i nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, phù hợp với lợi ích kinh tế của Nhà nước và của các chủ sử dụng đất đai để khuyến khích sản xuất phát triển. Phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng phải đi đôi với việc cải tạo, bảo vệ, bồi dưỡng đất đai, bảo vệ môi trườ ng và hệ sinh thái khu vực để sản xuất ổn định và làm cho đất ngày càng màu mỡ. Phải tính đến các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của vùng và của xã. * Trình tự tiến hành quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cấp xã Để tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã cần có các điều kiện: -Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Đề nghị của cơ quan chuyên môn -Yêu cầu của địa phương. Công tác quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cấp xã được tiến hành theo các bước 1) Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản Mục đích: Điều tra nghiên cứu đối tượng và tiến hành quy hoạch thông qua các tài liệu, số liệu Nội dung bao gồm: + Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản: thành lập ban chỉ đạo quy ho ạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện làm việc, cũng như lập đề cương, kế hoạch công tác. Thu thập các tài liệu, số liệu cần thiết để tiến hành quy hoạch. Phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập được. Kết quảđiều tra phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai, k ết thúc phải đưa ra phương hướng quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn xã bao gồm: -Giải quyết tồn tại về ranh giới. -Cân đối đất đai phân bổ cho các mục đích sử dụng khác nhau. -Bố trí sử dụng 5 loại đất chính (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng) -Xây đựng kế hoạch khai thác sử dụng và bảo v ệ đất. 2) Xây dựng các phương án quy hoạch Mục tiêu: xây dựng các phương án quy hoạch và phân kỳ kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp với đặc điểm, tiềm năng quỹ đất, nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn xã. Trường hợp xây dựng nhiều phương án cần phân tích, đánh giá và so sánh giữa các phương án với nhau, nh ằm chọn ra phương án hợp lý nhất. Mỗi phương án quy hoạch bao gồm: + Báo cáo thuyết minh phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Báo cáo phân tích hiệu quả và kiến nghị các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Các biểu đồ, sơ đồ và biểu số liệu tính toán kèm theo phương án quy hoạch sử dụng đất đai (được UBND và HĐND xã thông qua). + Các bản đồ chuyên đề ghi trong dự án. 3) Xét duyệt và phê chuẩn phương án quy hoạch: Phương án quy hoạch được thông qua ở HĐND xã và được phê duyệt ở UBND huyện, có ý kiến thẩm định của Sở Địa chính. 4) Kiểm tra và chỉ đạo thực hiện quy hoạch Cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp, trong đó nêu rõ khối lượng, thời gian và trình tự thực hiện. Chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch theo kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất đai, có thể phải chỉnh lý phương án quy hoạch khi có những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện. 2. CÔNG TÁC CHUẨN BI VÀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN 2.1. Công tác chuẩn bị 2.1.1. Xây dựng và thông qua dự án Đề xuất công tác lập quy hoạ ch sử dụng đất đai của địa phương, khảo sát và điều tra sơ bộ, xác định rõ mục đích, yêu cầu và xin ý kiến chỉ đạo của UBND và cơ quan địa chính cấp huyện để đưa vào kế hoạch, xác định nguồn vốn thực hiện. Lập dự án quy hoạch sử dụng đất đai (theo hướng dẫn tại công văn 1814/CV/TCĐC ngày 12/10/1998 và thông tư 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổ ng cục Địa chính). Cơ quan cấp vốn sẽ lập hội đồng thẩm định để xem xét, thông qua dự án sau khi có ý kiến của cơ quan chuyên môn cùng cấp. Sau đó ra quyết định phê duyệt dự án và phê duyệt tổng dự toán kinh phí. 2.1.2. Thành lập ban chỉ đạo Sau khi dự án được phê duyệt, UBND các cấp ra quyết định thành lập ban chỉ đạo quy hoạch. Thành phần ban chỉ đạo bao gồm: -Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm trưởng ban. - Phó ban thường trực: cán bộđịa chính. -Các uỷ viên: lãnh đạo các ban ngành liên quan nhiều đến việc sử dụng đất. Nhiệm vụ ban chỉ đạo: -Tổ chức lực lượng, hoặc ký hợp đồng và phối h ợp với các cơ quan chuyên môn có chức năng làm quy hoạch. - Giúp UBND theo dõi tiến độ, đề xuất những biện pháp xử lý và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án như: + Tổ chức các cuộc họp để giải quyết các vấn đề phát sinh như: ranh giới với các xã có liên quan, ranh giới sử đụng đất đai giữa các HTX, nông - lâm trường và các cơ quan Nhà Nước đóng trên địa bàn. + Tổ chức thông qua và lấy ý ki ến của nhân dân về các phương án quy hoạch. + Tổ chức xét duyệt phương án quy hoạch ở cấp xã và có trách nhiệm trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. 2.1.3. Chuẩn bị phương tiện và điều kiện làm việc -Máy móc thiết bị: máy định vị kinh vĩ GPS, thước dây, tấm đo diện tích. -Văn phòng phẩm: giấy Kroki, giấy can, giấy viết, bút các loại, màu tô bản đồ. -Chỗ làm việc, bàn can vẽ. Ngoài ra cầ n bố trí chỗăn ở cho cán bộ làm quy hoạch. 2.1.4. Xây dựng kế hoạch công tác Để có phương án quy hoạch tết cần xây dựng đề cương chi tiết, trong đó cần nêu rõ những vấn đề cần phải giải quyết và phương pháp thực hiện. Kế hoạch công tác bao gồm: Kế hoạch chung. Kế hoạch cụ thể của từng công việc. Kế hoạch của từng b ộ phận công tác. Kế hoạch hàng tuần, hàng tháng. Thực tiễn cho thấy: nếu không xây dựng kế hoạch và không có sự chỉ đạo chặt chẽ thì thời gian tiến hành quy hoạch thường bị kéo dài mà vẫn không đảm bảo chất lượng. 2.2. Công tác nội nghiệp Mục đích: Thu thập các tài liệu, số liệu cần thiết cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai . Các tài liệu thu thập phải thể hiện được đặc điểm của đối tượng quy hoạch cũng như tình hình hiện tại và tương lai phát triển. Số liệu và tài liệu thu thập phụ thuộc vào mức độ yêu cầu của quy hoạch và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như tình hình sử dụng đất đai của từng xã. Chuẩn bị hệ thống biểu mẫu điều tra: thiết kế biểu mẫu thích hợp, thuận tiện để nhập và xử lý các thông tin số liệu phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Chuẩn bị biểu mẫu theo quyết định 424a và 424b/2001/QĐ-TCĐC của Tổ ng cục Địa chính về việc ban hành hệ thống biểu mẫu lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai. Tuỳ tình hình thực tế của từng địa phương sẽđiều tra thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Cần thu thập các tài liệu sau: -Các số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan, môi trường sinh thái trên địa bàn quy hoạch. -Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua. -Các nghị quyết (của cơ quan Đảng, UBND, HĐND xã) liên quan đến chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm sắp tới. -Số liệu về sử dụng đất đai (theo mẫu thống kê do Tổng cục Địa chính quy định) trong vòng 5-10 năm qua. -Định mức sử dụng và giá đất hiện hành của địa phương. Các tài liệu về số lương, chất lượng đất đai. Các tài liệu khác có liên quan đến công tác quy hoạch. -Các tài liệu bản đồ hiện có phục vụ cho công tác quy hoạch đất đai như: bản đồ nền địa hình, bả n đồ nông hoá thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử đụng đất đai, các loại bản đồ quy hoạch đã làm trước đây và các loại bản đồ khác có liên quan. Các thông tin, tư liệu cần được phân loại và đánh giá: xác định rõ nguồn gốc, đơn vị, phương pháp, năm xây dựng tài liệu, chất lượng tài liệu, nội dung và độ tin cậy của thông tin tài liệu trên cơ sở kết quả n ội nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch công tác ngoại nghiệp. 2.3. Công tác ngoại nghiệp Đây chính là công tác điều tra cơ bản bổ sung. Công tác này phụ thuộc vào công tác thu thập tài liệu, số liệu. Công tác này do cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm có sự phối hợp với các ban ngành trong xã. Công tác ngoại nghiệp nhằm khảo sát và chỉnh lý bổ sung tài liệu ngoài thực địa. Chuẩn xác hoá thông tin, số liệu và tài liệu bản đồ, viết báo cáo đánh giá về chất lượng, khả năng khai thác sử dụng các tài liệu thu thập được để giải quyết cụ thể từng nội dung quy hoạch sử dụng đất đai. Nội dung điều tra bao gồm: 1) Kiểm tra mức độ phù hợp củ a các tài liệu pháp chế, thống kê đất , bản đồ so với thực địa. Khi cần hì có thể tổ chức đo vẽ bổ sung những thay đổi về vị trí, hình dạng, kích thước hoặc mục đích sử dụng của các thửa đất. 2) Xác định diện tích của các khu vực có tranh chấp, sử dụng đất đai không hợp lệ 3) Bổ sung chỉnh lý những thay đổi về thổ nhưỡng, đị a hình, thực vật, hiện trạng sử dụng đất đai. 4) Dự kiến các khu vực phát triển các khu dân cư mới, các công trình xây dựng cơ bản trong tương lai. 5) Xác định những chi phí thiệt hại và chi phí đầu tư chưa sử dụng hết trên các khu vực dự kiến sử dụng vào các mục đích khác. 2.4. Phân tích tổng hợp các tài liệu Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập và đi ều tra bổ sung, tiến hành phân tích tổng hợp và đánh giá để có những thông tin đủ độ tin cậy, đáp ứng nhu cầu quy hoạch sử dụng đất đai. 1) Chuẩn bị bản đồ nền thể hiện nội dung quy hoạch Tỷ lệ bản đồ (theo hướng dẫn tại thông tư 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thi hành nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ v ề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai). Bản đồ nền phải thể hiện đầy đủ các nội dung như: ranh giới hành chính theo Chỉ thị 364TC (khi ranh giới các cấp trùng nhau thì thể hiện ranh giới cấp cao nhất). Ranh giới sử dụng đất; mạng lưới thuỷ văn; mạng lưới giao thông; dáng đất (điểm độ cao đối với vùng đồng bằng, đường đồng mức đối với miền núi). Địa danh (cần thể hiện lên thôn bản, tên xứ đồng, sông, hồ, tên các dãy núi, các trung tâm xã ). Vị trí phân bố các công trình văn hoá phúc lợi. Các địa vật độc lập đặc trưng (ống khói nhà máy, đài phát thanh truyền hình, tổng đài, bia kỷ niệm, tháp chuông nhà thờ, đình chùa miếu mạo ). 2) Lựa chọn và nghiên cứu các tài liệu đã điều tra và quy hoạch trước đây rồi đi đến kết luận. 3) Nghiên cứưcác hi ện trạng sản xuất các ngành nông - lâm nghiệp của địa phương trong vòng 3 - 5 năm qua. 4) Nghiên cứu triển vọng phát triển nông - lâm nghiệp: khả năng mở rộng quy mô, phương thức sản xuất đầu tư, áp dụng KHKT và năng suất, sản lượng. 5) Đánh giá chất lượng đất đai. 6) Khảo sát các vùng đất bị ô nhiễm, xói mòn và dự kiến các phương án cải tạo bảo vệ đất đai. 7) Xác định khả năng mở rộng đất nông - lâm nghiệp. 8) Nghiên cứu và phân loại các đ iểm dân cư (số hộ, số lao động, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, độ tuổi, biến động dân số ). . 9) Nghiên cứu hiện trạng nguồn nước (xác định địa điểm có thể xây dựng hồ, đập chứa nước, lắp đặt trạm bơm, xây dựng hệ thống .thuỷ nông, bể chứa nước sạch sinh hoạt nông thôn ). l0) Đánh giá tình trạ ng đường giao thông, nghiên cứu, xây dựng đường giao thông mới. 11) Phân tích và đánh giá quỹ đất, đề xuất phương án phân bổ quỹ đất giữa các ngành, các nhu cầu. 12) Hoàn chỉnh số liệu, biểu mẫu và các kết quả nghiên cứu, khảo sát. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai. Viết báo cáo thuyết minh. 3. XÁC ĐỊNH VÀ HOÀN CHỈNH RANH GIỚI ĐẤT Đ AI 3.1. Ý nghĩa, nguyên tắc xác định và hoàn chỉnh ranh giới đất đai 3.1.1. Ý nghĩa Đơn vị hành chính là một vùng lãnh thổ xác định bao gồm đất đai, tài nguyên, dân cư và cơ sở hạ tầng do Nhà nước phân định, giao cho chính quyền từng đơn vị hành chính quản lý. Theo điều 188 Hiến pháp 1992, hệ thống đơn vị hành chính nước ta được chia thành các cấp như sau: [...]... lớn cho việc sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý, hiệu quả và bảo vệ được đất đai Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần giải quy t đúng đắn vấn đề xác đỉnh ranh giới sử dụng đất 3.1.2 Nguyên tắc xác định ranh giới sử dụng đất 1) Tuân thủ Luật đất đai hiện hành và các chính sách về đất đai của Nhà nước, bảo vệ quy n sử dụng đất đai hợp pháp Đất đai thuộc quy n sử dụng hợp pháp của mỗi chủ sử dụng đất là phần... ranh giới đất đai (gồm cả ranh giới hành chính và ranh giới sử dụng đất) giữa các chủ sử dụng đất và các ngành sử dụng đất trên địa bàn xã là nội dung quan trọng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã Ranh giới ổn định lâu dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch đất đai cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các ngành với các mục đích sử dụng khác nhau Để đảm bảo trên một mảnh đất cụ... lích đất được Nhà nước giao để sử dụng vào mục đích cụ thể nào đó ổn định lâu dài, hoặc được Nhà Nước cho thuê sử dụng lâu dài Phạm vi ranh giới thuộc quy n sử dụng của chủ sử dụng đất khi đã được cấp giấy chứng nhận quy n sử dụng đất Luật đất đai nghiêm cấm việc lấn chiếm trái phép đất đai của những chủ sử dụng khác, cũng như lấn chiếm đất công của Nhà nước 2) Sử dụng hợp lý, tiết kiệm toàn bộ quỹ đất. .. bảo trên một mảnh đất cụ thể chỉ có một chủ sử dụng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc thống nhất quản lý đất đai, công tác hoạch định ranh giới phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đường ranh giới phải rõ ràng, dễ nhận biết Phạm vi quản lý đất đai phải hợp lý Quy n sử dụng đất đai phải ổn định lâu dài Nếu chế độ sử dụng đất không hợp lý, quy n sử dụng đất đai không ổn định jâu dài, phạm vi quản lý... ta đơn vị hành chính cấp nhỏ nhất là cấp xã Trong gần 60 năm qua nhất là từ năm 19 75 - 1999 nước ta có 2 lần nhập và tách tỉnh với quy mô lớn, việc chỉnh lại địa giới hành chính nhiều lần đã gây ra không ít những khó khăn trong việc quản lý đất đai theo lãnh thổ hành chính giữa các đơn vị sử dụng đất Tranh chấp đất đai kéo dài hàng chục năm, ngay cả những khi xác định lại ranh giới hành chính qua việc... cũng như lấn chiếm đất công của Nhà nước 2) Sử dụng hợp lý, tiết kiệm toàn bộ quỹ đất của Nhà nước 3) Diện tích, chất lượng và cơ cấu đất trong phạm vi ranh giới được giao phải phù hợp với mục đích sử dụng và nhiệm vụ sản xuất 4) Ranh giới hợp lý phải tạo ra phạm vi đất đai tập trung, gọn và có hình thù phù hợp . phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thời điểm trình quy hoạch sử dụng đất đai: quy hoạch sử dụng đất đai được trình cơ quan Nhà nước có thẩm quy n xét duyệt trong năm đầu của kỳ quy hoạch. . DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP XÃ 1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP XÃ 1.1 Nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã Kết quả của quá trình quy hoạch sử dụng đất đai cấp. lịch sử, danh lam thắng cảnh, quốc phòng an ninh. Hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất đai. Tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất đai. + Hồ sơ, trình tự xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đai cấp

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN