1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khí quyển và hải dương - Giáng thủy: Nước rơi xuống trái đất docx

15 589 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 177,2 KB

Nội dung

Khí quyển và hải dương Giáng thủy: Nước rơi xuống trái đất Nỗ lực đầu tiên nhằm phân loại các dạng mây khác nhau được thực hiện bởi người Anh Luke Howard vào năm 1803. Ông nhận thấy có hai loại mây cơ bản: mây tích, hay mây chất thành đống; và mây tầng, hay mây xếp thành tầng. Hai thế kỷ sau, chúng ta vẫn phân loại theo hai loại cơ bản này. Mây tích là những đám mây trắng phồng thường được thấy vào một ngày nắng mát. Nhìn chung chúng hình thành qua quá trình đối lưu - khi các “bọt” khí ấm đem hơi ẩm lên trên từ mặt đất. Đáy của chúng phẳng, nằm tại mức mà bọt khí đạt đến điểm sương của nó. Đỉnh của mây tích có thể cao 1,6km. Mây tầng nhìn chung hình thành qua quá trình bình lưu - khi không khí ẩm, ấm đưa một khối không khí nặng hơn lên trên cao. Tất nhiên là gió và các lực lượng khác trong bầu khí quyển cũng thường biến các “tích” thành các “tầng” và ngược lại. Kết quả là một lượng phong phú các hình dạng và các kiểu phụ của mây. Vào năm 1894, Hội Đồng Khí Tượng Quốc Tế đã chia các hình dạng mây ra thành 10 loại, và nếu có những thay đổi nào đó thì sự phân chia này vẫn giữ nguyên. Theo sự phân loại được công nhận trên toàn cầu, thì 10 dạng mây đó là: mây ti, mây ti tích, mây ti tầng, mây trung tích, mây trung tầng, mây tầng tích, mây tầng vũ, mây tầng, mây tích, và mây vũ tích. Khí quyển và hải dương Mỗi loại đều có một hình dạng và lượng mưa riêng biệt. Mười loại này nhìn chung được nhóm lại thành bốn loại theo độ cao trung bình của các dạng mây. Bảng phân chia ở trang 48-49 cho thấy một sự mô tả về mỗi loại mây và biểu tượng được sử dụng để xác định chúng. Các kiểu Mây khác Kiểu chung được hình thành bởi các đám mây trên một vùng địa phương tại một thời điểm xác định có thể khá phức tạp - phản ánh độ phức tạp của các lực nâng chúng lên. Một dạng mây đặc biệt quen thuộc là đường mây, những đám mây thuộc dạng này hình thành theo những đường dài song song nhau. Đường mây được hình thành với phạm vi khác nhau bởi các cơn gió phổ biến, nhưng những yếu tố khác liên quan không được biết hết. Trong khi hầu hết các đám mây đều hình thành và biến mất trong vài giờ hay trong một ngày, thì những đám mây khác tồn tại bền hơn một cách khác thường. Một ví dụ điển hình là cái gọi là mây sơn văn, hay mây núi. Dạng này, do không khí ẩm dâng lên các sườn núi hình thành, có thể lơ lửng quang sườn núi hay trên đỉnh núi trong nhiều ngày, thậm chí là khi có gió thổi. Một đám mây nổi tiếng gọi là “khăn trải bàn” treo lơ lửng trên khắp mép của ngọn núi Table tại Nam Phi. Nó có thể duy trì hình dạng cả kích thước của mình trong một tuần, mặc dù mép thấp hơn của nó tiếp tục tạo ra mưa. Mây có thể hình thành các dạng mỏng và lạ khi chúng bị kẹt trong các luồng gió mạnh, những luồng gió thổi nhanh một vòng quanh địa cầu qua tầng bình lưu. Những đám mây tia gió nhìn chung, nhưng không phải lúc nào cũng vậy, có các tinh thể băng do nhiệt độ tại tầng bình lưu thấp hơn nhiều so với nhiệt độ đóng Khí quyển và hải dương băng. Những đám mây tia gió chuyển động và thay đổi này thường trải dài 800km hoặc hơn. Những đám mây khác hình thành từ các hoạt động của con người. Ví dụ như các vệt ngưng tụ của máy bay hình thành từ hơi ẩm trong khí thải của máy bay. Mỗi 3,8l xăng được tiêu thụ bởi một máy bay có thể thêm 5,7l hơi nước vào không khí. Tại nhiệt độ dưới zero ở các vùng cao, hơi nước này có thể ngay lập tức tích tụ lại và hình thành một vệt mây mỏng và bền. Hoạt động của con người cũng có thể tạo ra ảnh hưởng vô thức đến sự thay đổi các đặc tính vật lý của mây thiên nhiên. Các hạt phân tử sulfur, ví dụ, tích tụ trong những đám mây bay theo hướng gió của các nhà máy năng lượng khí và dầu. Những đám mây ô nhiễm này bức xạ trở lại không gian nhiều hơn là những đám mây sạch. Kết quả có thể là sự lạnh lên đáng kể của vùng đất bên dưới. Như ví dụ trên nhấn mạnh, các đám mây không chỉ có nước. Gió có thể hình thành những đám mây bụi khổng lồ. Mây dạng phễu kết hợp với một cơn lốc xoáy là một hỗn hợp các giọt nước, bụi và vụn. Các nghiên cứu về Mây gần đây Các nhà khoa học nghiên cứu bầu khí quyển đã từ lâu nghiên cứu những đám mây bằng cách sử dụng các tia ánh sáng mạnh của một dụng cụ gọi là dụng cụ đo trần mây. Gần đây hơn, các tia laser trở thành công cụ được lựa chọn, do các tia sáng mạnh của nó có thể xâm nhập và những đám mây nặng hơn là tia sáng bình thường. Các nhà khoa học sử dụng tia laser để dò tìm và nghiên cứu những đám mây xa xôi. Những dụng cụ đo trần mây được trang bị tia laser cung cấp dữ liệu về độ cao, mật độ, và khoảng cách giữa các dạng mây, và thậm chí có thể dò tìm hơi ẩm của bầu khí quyển mà mắt thường không thể thấy được. Khí quyển và hải dương Các nhà khí tượng học cũng sử dụng sóng radar để dò tìm những đám mây bão. Gần đây hơn, họ trở nên phụ thuộc vào vệ tinh để theo dấu các kiểu mây và sự vận động của chúng trên phạm vi toàn cầu. Điều này khiến cho việc dự báo ngày càng chính xác hơn. Giáng thủy lỏng Phần lớn mưa trên thế giới bắt nguồn từ các tinh thể băng hay các hạt phân tử đóng băng khác tại nhiệt độ dưới mức đông giá của các đám mây. Khi chúng rơi xuống qua lớp không khí ấm hơn, các hạt phân tử rắn này tan chảy. Tuy nhiên, tại những vùng nhiệt đới, các đám mây mưa có thể không bao giờ đạt đến nhiệt độ dưới mức đông giá, do đó các giọt nước của mây đơn giản tăng lên về kích thước đến khi chúng đủ lớn để rơi xuống. Giáng thủy lỏng có thể đươc chia ra thành ba loại cơ bản: sương mù, mưa phùn và mưa. Sự khác biệt cơ bản là về mặt kích thước (hay đường kính) của giọt nước. Sương mù thường rơi qua các đám mây sương và mây tầng. Nó chứa các giọt nước rất nhỏ, chỉ đủ lớn để có thể tan ra trên mặt và da. Các hạt phân tử sương mù nhìn chung có kích thước bán kính từ 0,005 đến 0,05cm. Hàm lượng nước chung của một màn sương hay đám mây tạo sương mù là khá thấp. Mưa phùn chứa các giọt mưa nhỏ có bán kính từ 0,02 đến 0,05cm. Nó hình thành nên các màn sương và các đám mây tầng dày hơn. Mặc dù các giọt của mưa phùn Khí quyển và hải dương nhỏ nhưng chúng có khá nhiều. Mưa phùn có thể rơi nhiều trong nhiều ngày cùng một lúc. Chính một lượng giáng thủy ẩm ướt và mỏng gây ra một ít xói mòn khi nó từ từ thấm ướt mặt đất. Mưa là thuật ngữ được dùng để chỉ các giọt mưa rơi xuống với đường kính nhỏ nhất khoảng 0,05cm. Một số giọt mưa lớn có đường kính lớn hơn 0,8cm. Lượng mưa cũng nặng hơn, hay dày đặc hơn là mưa phùn. Nhìn chung mưa lên đến ít nhất là 0,5cm một giờ khi được đo bằng vũ kế; một trận mưa lớn có thể tạo ra lượng mưa cao hơn. Mưa thường rơi xuống từ các đám mây dông hay mây tích. Mưa giá, hay mưa băng, được hình thành khi các đám mây mưa ấm hơn mặt đất bên dưới chúng. Giáng thủy rơi xuống Trái đất dưới thể lỏng, sau đó đông lại khi nó va chạm với các vật thể rắn. Kết quả là một lớp phủ băng rõ rệt trên khắp những gì mà mưa chạm đến. Mưa giá xuất hiện trên một phạm vi rộng lớn gọi là bão băng. Bão băng, mặc dù may mắn là hiếm, thực sự ảnh hưởng đến Bắc Mỹ vào mùa đông, dọc theo một con đường chạy dài ra hướng tây từ New England và bờ biển trung Đại Tây Dương, qua Central Lowlands đến Nebraska, Kansas, và Oklahoma. Mưa tuyết bắt đầu dưới dạng mưa lỏng, rồi sau đó đông lại trên đường rơi xuống Trái đất. Mưa tuyết thường hòa lẫn với bông tuyết. Bông tuyết bị tan ra và đông trở lại, dẫn tới một mô tả phổ biến là “mưa cố gắng thành tuyết”. Mưa tuyết trút xuống các ô cửa sổ và đôi khi gây tổn hại đến những cây mới mọc. May mắn là các hạt phân tử của mưa tuyết thường nhỏ, bằng khoảng kích thước của mưa phùn. Giáng thủy rắn Như đã đề cập trước đó, hầu hết giáng thủy đều bắt đầu dưới dạng tinh thể băng trong những đám mây dưới mức đông giá. Với khí hậu ôn hòa và lạnh, giáng thủy Khí quyển và hải dương đông giá này thường chạm đến mặt đất dưới dạng rắn - ít nhất là trong suốt mùa đông. Nước dưới thể rắn có thể tạo ra nhiều dạng thú vị - từ một tinh thể tuyết giống như ren cho đến một cục mưa đá có kích thước của một trái bóng chày. Sản phẩm cuối cùng là kết quả của nhiều yếu tố: nhiệt độ và hàm lượng hơi ẩm của mây mẹ, cũng như nhiệt độ và luồng gió bên dưới nó. Tinh thể băng, hay bông thuyết riêng biệt, là dạng điển hình có sáu cạnh. Những mảng dẹp và nhỏ này đặc biệt có rất nhiều nhánh mịn và đỉnh nhọn trải dài ra từ tâm của chúng. Một kính phóng đại cho thấy các kiểu hình phức tạp và thực sự đẹp điển hình của bông tuyết. Nếu hai tinh thể băng có hình dạng giống hệt nhau, thì chúng có lẽ phải hình thành chính xác dưới cùng những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, và sự chuyển động không đều của không khí. Do tồn tại hàng triệu triệu các sự kết hợp của những điều kiện này, nên sẽ rất khó có thể tìm thấy hai tinh thể băng giống nhau. Bông tuyết phát triển khi nhiều tinh thể băng va chạm và dính lại với nhau. Một bông tuyết có thể có vài hoặc nhiều tinh thể băng. Bông tuyết và tinh thể băng hình thành nên chúng được tạo ra khi hơi ẩm trong những đám mây dưới nhiệt độ đông giá trực tiếp chuyển hơi nước thành dạng rắn, bỏ qua giai đoạn lỏng, hay giọt mưa (một quá trình gọi là sự thăng hoa). Tuyết có thể rơi xuống từ cùng một loại mây tạo ra mưa, nhưng với những nhiệt độ lạnh hơn. Các cơn bão tuyết lớn xảy ra khi các khối khí ấm hơn bay lên qua các khối không khí lạnh hơn nằm trên đường đi của chúng. Nếu không khí bay lên cực ẩm và nếu nêm khí áp cao của không khí lạnh tại bề mặt ổn định thì giai đoạn tạo tuyết diễn ra trên diện rộng. Khí quyển và hải dương Tuyết sẽ tiếp tục rơi miễn là vẫn còn nguồn cung cấp hơi ấm và không khí ẩm, và đến khi nó bị buộc phải bay lên trên khối không khí lạnh hơn. Dưới các điều kiện như vậy, tuyết có thể rơi với vận tốc 2,5cm hoặc hơn trong 1 giờ. Mặc dù nhiều người gọi bất cứ cơn bão tuyết nào có gió cao là gió cuốn tuyết bụi khô, nhưng các nhà khí tượng học chỉ sử dụng thuật ngữ đó cho những cơn bão có nhiệt độ cực lạnh, những cơn gió vượt quá 50km một giờ, và có đủ tuyết để làm giảm đi tầm nhìn đến dưới 150m. Dưới các điều kiện như thế, tuyết có thể tích tụ thành những dòng chảy khổng lồ, như cơn bão tuyết nổi tiếng của năm 1888, khi thành phố New York bị chôn vùi dưới một lớp tuyết dày lên đến tầng cửa sổ thứ hai. Bão tuyết có thể làm giảm tầm nhìn xuống mức zero. Mưa tuyết hạt nhỏ, còn được gọi là hạt tuyết hay mưa tuyết mềm, về cơ bản là một viên tròn của các hạt mây nhỏ đóng băng. Nó thường hình thành quanh một lớp các tinh thể băng. Khi rơi xuống Trái đất, mưa tuyết hạt nhỏ có dạng cục, hơi tròn. Nhưng chúng mềm, và thường bắn tung tóe khi chúng va vào một vật rắn. Trên mặt đất, chúng thường có dạng những đốm tuyết bụi tròn. Mưa đá là một tinh thể băng lớn, và hiếm vì nó là dạng giáng thủy đông duy nhất rơi xuống trong mùa hè. Mưa đá có rất nhiều dạng: tròn, ovan, hình nón, hay hoàn toàn không đều. Các cục mưa đá có kích thước thay đổi từ 0,5cm đến hơn 10cm. (Các hạt phân tử đóng băng nhỏ hơn được gọi là hạt băng). Các viên mưa đá lớn thường có vài lớp băng trắng đục và sạch. Trong số tất cả các dạng giáng thủy, mưa đá có thể gây ra thiệt hại trước mắt lớn nhất - từ phá vỡ cửa sổ cho đến hủy hoại mùa màng. Hiếm có trường hợp nào con người và động vật bị tổn hại nghiêm trọng, hay thậm chí là bị chết, bởi sự va chạm mạnh của những viên mưa đá lớn. Mưa đá hình thành trong các đám mây vũ tích, hay bão có sấm. Khí quyển và hải dương Sự phân bố giáng thủy Phần lớn mưa trên thế giới bắt nguồn từ các tinh thể băng hay các hạt phân tử đóng băng khác tại nhiệt độ dưới mức đông giá của các đám mây. Khi chúng rơi xuống qua lớp không khí ấm hơn, các hạt phân tử rắn này tan chảy. Tuy nhiên, tại những vùng nhiệt đới, các đám mây mưa có thể không bao giờ đạt đến nhiệt độ dưới mức đông giá, do đó các giọt nước của mây đơn giản tăng lên về kích thước đến khi chúng đủ lớn để rơi xuống. Giáng thủy lỏng có thể đươc chia ra thành ba loại cơ bản: sương mù, mưa phùn và mưa. Sự khác biệt cơ bản là về mặt kích thước (hay đường kính) của giọt nước. Sương mù thường rơi qua các đám mây sương và mây tầng. Nó chứa các giọt nước rất nhỏ, chỉ đủ lớn để có thể tan ra trên mặt và da. Các hạt phân tử sương mù nhìn chung có kích thước bán kính từ 0,005 đến 0,05cm. Hàm lượng nước chung của một màn sương hay đám mây tạo sương mù là khá thấp. Mưa phùn chứa các giọt mưa nhỏ có bán kính từ 0,02 đến 0,05cm. Nó hình thành nên các màn sương và các đám mây tầng dày hơn. Mặc dù các giọt của mưa phùn nhỏ nhưng chúng có khá nhiều. Mưa phùn có thể rơi nhiều trong nhiều ngày cùng một lúc. Chính một lượng giáng thủy ẩm ướt và mỏng gây ra một ít xói mòn khi nó từ từ thấm ướt mặt đất. Mưa là thuật ngữ được dùng để chỉ các giọt mưa rơi xuống với đường kính nhỏ nhất khoảng 0,05cm. Một số giọt mưa lớn có đường kính lớn hơn 0,8cm. Lượng mưa cũng nặng hơn, hay dày đặc hơn là mưa phùn. Nhìn chung mưa lên đến ít nhất là 0,5cm một giờ khi được đo bằng vũ kế; một trận mưa lớn có thể tạo ra lượng mưa cao hơn. Mưa thường rơi xuống từ các đám mây dông hay mây tích. Khí quyển và hải dương Mưa giá, hay mưa băng, được hình thành khi các đám mây mưa ấm hơn mặt đất bên dưới chúng. Giáng thủy rơi xuống Trái đất dưới thể lỏng, sau đó đông lại khi nó va chạm với các vật thể rắn. Kết quả là một lớp phủ băng rõ rệt trên khắp những gì mà mưa chạm đến. Mưa giá xuất hiện trên một phạm vi rộng lớn gọi là bão băng. Bão băng, mặc dù may mắn là hiếm, thực sự ảnh hưởng đến Bắc Mỹ vào mùa đông, dọc theo một con đường chạy dài ra hướng tây từ New England và bờ biển trung Đại Tây Dương, qua Central Lowlands đến Nebraska, Kansas, và Oklahoma. Mưa tuyết bắt đầu dưới dạng mưa lỏng, rồi sau đó đông lại trên đường rơi xuống Trái đất. Mưa tuyết thường hòa lẫn với bông tuyết. Bông tuyết bị tan ra và đông trở lại, dẫn tới một mô tả phổ biến là “mưa cố gắng thành tuyết”. Mưa tuyết trút xuống các ô cửa sổ và đôi khi gây tổn hại đến những cây mới mọc. May mắn là các hạt phân tử của mưa tuyết thường nhỏ, bằng khoảng kích thước của mưa phùn. Giáng thủy rắn Như đã đề cập trước đó, hầu hết giáng thủy đều bắt đầu dưới dạng tinh thể băng trong những đám mây dưới mức đông giá. Với khí hậu ôn hòa và lạnh, giáng thủy đông giá này thường chạm đến mặt đất dưới dạng rắn - ít nhất là trong suốt mùa đông. Nước dưới thể rắn có thể tạo ra nhiều dạng thú vị - từ một tinh thể tuyết giống như ren cho đến một cục mưa đá có kích thước của một trái bóng chày. Sản phẩm cuối cùng là kết quả của nhiều yếu tố: nhiệt độ và hàm lượng hơi ẩm của mây mẹ, cũng như nhiệt độ và luồng gió bên dưới nó. Tinh thể băng, hay bông thuyết riêng biệt, là dạng điển hình có sáu cạnh. Những mảng dẹp và nhỏ này đặc biệt có rất nhiều nhánh mịn và đỉnh nhọn trải dài ra từ Khí quyển và hải dương tâm của chúng. Một kính phóng đại cho thấy các kiểu hình phức tạp và thực sự đẹp điển hình của bông tuyết. Nếu hai tinh thể băng có hình dạng giống hệt nhau, thì chúng có lẽ phải hình thành chính xác dưới cùng những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, và sự chuyển động không đều của không khí. Do tồn tại hàng triệu triệu các sự kết hợp của những điều kiện này, nên sẽ rất khó có thể tìm thấy hai tinh thể băng giống nhau. Bông tuyết phát triển khi nhiều tinh thể băng va chạm và dính lại với nhau. Một bông tuyết có thể có vài hoặc nhiều tinh thể băng. Bông tuyết và tinh thể băng hình thành nên chúng được tạo ra khi hơi ẩm trong những đám mây dưới nhiệt độ đông giá trực tiếp chuyển hơi nước thành dạng rắn, bỏ qua giai đoạn lỏng, hay giọt mưa (một quá trình gọi là sự thăng hoa). Tuyết có thể rơi xuống từ cùng một loại mây tạo ra mưa, nhưng với những nhiệt độ lạnh hơn. Các cơn bão tuyết lớn xảy ra khi các khối khí ấm hơn bay lên qua các khối không khí lạnh hơn nằm trên đường đi của chúng. Nếu không khí bay lên cực ẩm và nếu nêm khí áp cao của không khí lạnh tại bề mặt ổn định thì giai đoạn tạo tuyết diễn ra trên diện rộng. Tuyết sẽ tiếp tục rơi miễn là vẫn còn nguồn cung cấp hơi ấm và không khí ẩm, và đến khi nó bị buộc phải bay lên trên khối không khí lạnh hơn. Dưới các điều kiện như vậy, tuyết có thể rơi với vận tốc 2,5cm hoặc hơn trong 1 giờ. Mặc dù nhiều người gọi bất cứ cơn bão tuyết nào có gió cao là gió cuốn tuyết bụi khô, nhưng các nhà khí tượng học chỉ sử dụng thuật ngữ đó cho những cơn bão có nhiệt độ cực lạnh, những cơn gió vượt quá 50km một giờ, và có đủ tuyết để làm giảm đi tầm nhìn đến dưới 150m. Dưới các điều kiện như thế, tuyết có thể tích tụ thành những dòng chảy khổng lồ, như cơn bão tuyết nổi tiếng của năm 1888, khi thành phố New York bị chôn vùi dưới một lớp tuyết dày lên đến tầng cửa sổ thứ hai. Bão tuyết có thể làm giảm tầm nhìn xuống mức zero. [...]... những dạng đất kỳ lạ gọi là trụ đất - những ngọn tháp cao bằng đất bị đá bao phủ Dù chỉ là những cột đất sét rắn, nhưng các trụ đất được bảo vệ bởi những lớp đá phủ có khả năng chống lại sức mạnh xói mòn của mưa Đất sét Khí quyển và hải dương không được bảo vệ bị cuốn trôi đi Nếu đá rơi ra, thì cột đất sớm bị ăn mòn bằng mặt đất Các trụ đất loại này đặc biệt có nhiều tại Tirol của châu Âu và tại dãy... tra hoạt động hóa học của giáng thủy, chúng ta phải ghi nhớ rằng mưa và tuyết không phải là một dạng điển hình của nước tinh khiết Trong bầu khí quyển, nước hấp thụ khí thiên nhiên như oxy, nitơ và carbon dioxide Các chất khí được hấp thụ trong mưa nhìn chung có tỷ lệ như sau: nitơ 64,47%; oxy 33,76% và carbon dioxide 1,77% Các tỷ lệ này khá khác so với tỷ lệ trong bầu khí quyển Ví dụ, hàm lượng carbon... vùng thấp hơn của châu Âu, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Khí quyển và hải dương Những nỗ lực kết hợp giữa Canada và Hoa Kỳ được thực hiện từ năm 1989 nhằm cắt giảm một nửa lượng khí thải sulfur dioxide (từ 20 triệu xuống 10 triệu tấn trên một vùng của Hoa Kỳ) trước năm 2000 (Xem mục “Mưa acid”) Mưa cũng ảnh hưởng đến đá và đất mà nó rơi xuống Do nó chứa oxy, nên mưa oxy hóa, hay “làm gỉ sét”, nhiều.. .Khí quyển và hải dương Mưa tuyết hạt nhỏ, còn được gọi là hạt tuyết hay mưa tuyết mềm, về cơ bản là một viên tròn của các hạt mây nhỏ đóng băng Nó thường hình thành quanh một lớp các tinh thể băng Khi rơi xuống Trái đất, mưa tuyết hạt nhỏ có dạng cục, hơi tròn Nhưng chúng mềm, và thường bắn tung tóe khi chúng va vào một vật rắn Trên mặt đất, chúng thường có dạng những... lượng acid hoàn toàn không tự nhiên - lượng acid có thể làm hại đến đất, thực vật và những hồ nước mà nó rơi xuống Mưa acid trở thành mối quan tâm lớn về môi trường vào những năm 1980 Hàng trăm hồ nước tại phía đông bắc Hoa Kỳ, nam Canada và Nga hiện nay không có bất cứ sự sống dưới nước nào do sự acid hóa của mưa Nhiều khu rừng tại những vùng cao của Hoa Kỳ và Canada, và thậm chí là tại những vùng thấp... mòn đất Cơn mưa xối xả có thể gây ra những trận lụt bùn lớn hay khiến cho sạt đất Mưa góp phần vào làm sạt lở đất bằng cách tăng trọng lượng đáng kể cho đất và hoạt động như một chất bôi trơn trong vận động của đất: trong một số trường hợp, lở đất kéo theo các khối lớn của vụn đá, cả lớn và nhỏ, chảy xuống với một tốc độ nhanh Hoạt động xói mòn khác Mưa gây ra những vận động ít gây hại khác của đất, ... 40 lần hàm lượng carbon dioxide trong bầu khí quyển Ngoài các chất khí thiên nhiên trong bầu khí quyển, mưa có thể hấp thụ các chất gây ô nhiễm của ngành công nghiệp như nitric acid, sulfuric acid và muối; mưa cũng hấp thụ các vi sinh vật và những lượng lớn bụi Mưa chuyển hoàn toàn lượng phức hợp này đến mặt đất, cây và đến mọi thứ khác mà nó chạm tới Chất thải công nghiệp, như sulfuric acid, có thể... lớn, nó có thể cuốn trôi đất mạnh như một con sông Khí quyển và hải dương Những nơi có cây và thực vật giữ đất, sự xói mòn này bị giảm đi Nhưng tại những nơi đất không có sự bảo vệ của cây, thì sự xói mòn có thể xảy ra với tỷ lệ nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên Việc phá rừng do đó có thể góp phần lớn tăng lên sức phá hủy của mưa Nhiều vùng của Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Phi bị con người... ra thiệt hại trước mắt lớn nhất - từ phá vỡ cửa sổ cho đến hủy hoại mùa màng Hiếm có trường hợp nào con người và động vật bị tổn hại nghiêm trọng, hay thậm chí là bị chết, bởi sự va chạm mạnh của những viên mưa đá lớn Mưa đá hình thành trong các đám mây vũ tích, hay bão có sấm Khí quyển và hải dương Đặc tính hóa học cùa mưa Mưa giúp hình thành nên diện mạo của Trái đất Năng lực định dạng của nó một... thạch cao Carbonic acid trong mưa phân hủy đá vôi và cẩm thạch, carbonate của magnesia và những loại chất khoáng khác Cái gọi là “mạch ống” và “lỗ rút nước trong đá vôi là những khoang hở hình phễu bị mưa ăn mòn Nếu không có đất trên bề mặt để lấp đầy các lỗ hổng đó, thì chúng ăn sâu hơn và có thể cuối cùng trở thành hang động Vùng Karst tại Slovenia và Croatia bị lỗ chỗ các lỗ hổng như vậy Mưa cũng . Khí quyển và hải dương Giáng thủy: Nước rơi xuống trái đất Nỗ lực đầu tiên nhằm phân loại các dạng mây khác nhau được thực hiện bởi người Anh Luke Howard vào năm 1803. Ông. thường rơi xuống từ các đám mây dông hay mây tích. Khí quyển và hải dương Mưa giá, hay mưa băng, được hình thành khi các đám mây mưa ấm hơn mặt đất bên dưới chúng. Giáng thủy rơi xuống Trái đất. dưới mức đông giá. Với khí hậu ôn hòa và lạnh, giáng thủy Khí quyển và hải dương đông giá này thường chạm đến mặt đất dưới dạng rắn - ít nhất là trong suốt mùa đông. Nước dưới thể rắn có thể

Ngày đăng: 27/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w