1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Một vài mẹo nhỏ nói tiếng Anh sao cho dễ hiểu ppt

6 380 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 172,5 KB

Nội dung

Một vài mẹo nhỏ nói tiếng Anh sao cho dễ hiểu Đã bao giờ bạn tự hỏi “mình học tiếng anh cả chục năm trời rồi, điểm số trong lớp đâu đến nỗi nào, thi thử TOEFL cũng hơn 500, luyện nghe nói hằng ngày với bạn bè mà sao đến khi gặp người bản xứ, nói câu nào người ta cũng “excuse me?” hay “pardon me?”. Từ vựng mình biết cũng nhiều, nói ro ro không vấp chữ nào mà sao nhiều lúc họ vẫn không hiểu? Hay là trong đầu rất nhiều ý để nói nhưng lại không biết làm sao diễn đạt cho suôn sẻ? Bạn đừng lo, hãy tập trung khắc phục những lỗi phổ biến sau đây. Bạn sẽ thấy “ngoại ngữ” của mình dể hiểu hơn nhiều 1. Hãy chú ý đến ÂM CUỐI Đúng vậy, một lỗi mà người Việt Nam chúng ta rất hay quên khi nói tiếng Anh, đó là quên mất đi âm cuối, mà ở đây PHỔ BIẾN nhất chính là âm S (ét xì). Kế đến là các âm như T, D, CH, ED… Người bản xứ khi nghe chúng ta nói chuyện, có những lúc họ không hiểu hết vì chúng ta phát âm từ chưa đúng nhưng họ vẫn hiểu được đại ý chính là nhờ những âm cuối như thế. Từ nay trở đi mỗi khi nói tiếng Anh, bạn hãy thử để ý đến âm cuối nhé. Những từ phổ biến như this, that, Mister, Miss, business, want, can’t… hãy phát âm cho rõ s và t bạn nhé. Riêng chữ th cũng là một chữ thường đọc sai nhất. Bạn đọc số 3 (three) không đúng sẽ thành tree (cái cây). Hãy để ý đưa lưỡi đụng vào hàm răng trên mỗi khi nói chữ TH bạn nhé. Cứ để lưỡi chạm hai răng cửa rồi nói chữ TH là okay. That, this, thing, there, three, though, thought. Hãy chú ý chữ TH bạn nhé. 2. Nhấn đúng TRỌNG ÂM Không cần phải bàn cãi. Điều này cực kỳ quan trọng. Như tôi đã nói, người bản xứ có thể nghe Âm nhấn và âm cuối để hiểu 90% đại ý của bạn đấy. Để nhấn đúng trọng âm thì không còn cách nào khác là phải LUYỆN NGHE thật nhiều. Như đã chia sẻ trong bài blog trước, hãy nghe tin tức trên các kênh nước ngoài như CNN, BBC, NHK World, CNBC hoặc xem thật nhiều phim Mỹ thể loại tâm lý xã hội nhiều lời thoại. Ngoài ra là rất nhiều các phương pháp luyện nghe khác đang được áp dụng trong các lớp anh ngữ. Chỉ có cách luyện nghe thật nhiều bạn mới có thể biết cách nhấn đúng trọng Âm. Khi đã quen, bạn nói có nhấn nhá, dù phát âm chưa chuẩn thì vẫn dễ hiểu hơn rất nhiều! 3. Sử dụng PHRASAL VERB (mệnh đề động từ) và từ ghép À há. Một điều tuyệt vời khi giao tiếp tiếng Anh là chúng ta có thể thoải mái sử dụng PHRASAL VERB (PV). và từ ghép. Đó chính là văn nói. Trong văn viết nhiều khi cần sự chỉnh chu thì hạn chế hơn. Những PV có khi cũng chính là tiếng lóng (slang) Nếu bạn nhuần nhuyễn sử dụng PV và từ ghép, người bản xứ sẽ rất khoái vì bạn sử dụng đúng kiểu “văn nói” thường nhật. Theo kinh nghiệm cá nhân, những PV và từ ghép phổ biến dùng trong văn nói có thể kể đến như sau. figure out: hiểu ra, tìm cách để hiểu ra. I am trying to figure it out by myself. gonna = is going to, kinda= kind of, wanna = want to Mấy từ ghép này cực kỳ tiện lợi. Nhất là khi bạn nói đến từ tương lai mà không muốn nói chữ WILL. Cá nhân tôi thấy chữ gonna nó thuận miệng hơn chữ WILL nhiều. chẳng hạn như: When are you gonna do that? Nothing is gonna change my love for you , He is gonna take that back.What are you gonna do? v.v… Kinda cũng vậy. I am kinda tired. She is kinda cute. This is kinda hard. Gotta be, better be. She’s gotta be there. You’re better be good. Settle down: ổn định cuộc sống –> she doesn’t want to settle down yet ->it means she is not ready to get married!!! YOU KNOW : cái từ này rất rất là bổ ích mỗi khi bạn cần thời gian để chuyển ý, để suy nghĩ thêm về những gì sắp nói, để kéo dài thời gian trong lúc bị bí ý:) Người mỹ có nhiều người bị nghiện từ này. Nói chuyện một câu mà không có YOU KNOW là không chịu được. You know, they can’t speak without the word “you know” Hãy tận dụng từ này nhưng đừng quá lạm dụng sẽ rất không hay. Source: Quốc Khánh – toivavietnam.net Scarlet . Một vài mẹo nhỏ nói tiếng Anh sao cho dễ hiểu Đã bao giờ bạn tự hỏi “mình học tiếng anh cả chục năm trời rồi, điểm số trong lớp đâu đến nỗi nào, thi thử TOEFL cũng hơn 500, luyện nghe nói. chúng ta nói chuyện, có những lúc họ không hiểu hết vì chúng ta phát âm từ chưa đúng nhưng họ vẫn hiểu được đại ý chính là nhờ những âm cuối như thế. Từ nay trở đi mỗi khi nói tiếng Anh, bạn. bè mà sao đến khi gặp người bản xứ, nói câu nào người ta cũng “excuse me?” hay “pardon me?”. Từ vựng mình biết cũng nhiều, nói ro ro không vấp chữ nào mà sao nhiều lúc họ vẫn không hiểu? Hay

Ngày đăng: 27/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w