Kinh nghiệm nuôi dạy con Trẻ em như một tờ giấy trắng, trong sáng , thơ ngây, ta viết gì lên đó ta sẽ thu nhận được cái đó. Bậc làm cha , làm mẹ ai cũng có mong muốn “ nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”. Làm thế nào để mong ước đó trở thành hiện thực? “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em như một tờ giấy trắng, trong sáng , thơ ngây, ta viết gì lên đó ta sẽ thu nhận được cái đó. Bậc làm cha , làm mẹ ai cũng có mong muốn “ nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”. Làm thế nào để mong ước đó trở thành hiện thực? Điều đó không dễ một chút nào các bạn ạ. Là một giáo viên mầm non đồng thời tôi cũng là một người mẹ của hai đứa con, tôi hiểu và ý thức rất rõ về việc nuôi dạy con thế nào để cho bé yêu của mình có một thể lực tốt và một tâm hồn khoẻ mạnh . Có nhiều người nghĩ rằng cứ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của con là con mình sẽ thông minh và phát triển về mọi mặt .Bạn có nghĩ giống họ không? Còn tôi, tôi không nghĩ đó là cách hay và hữu dụng nhất. Từ khi em bé ra đời tôi và các thành viên trong gia đình đã cùng bàn bạc về cách chăm sóc và nuôi dạy con làm sao cho khoa học nhất. Có nhiều ông bố bà mẹ cho rằng “ Trẻ em không biết gì” nên cứ “vô tư” nói ra những câu mà trẻ không hiểu nhưng lại rất hiếu kỳ muốn nghe. Còn nhiều người khi con làm sai không đúng ý mình thì quát mắng, thậm chí còn sử dụng những lời “thậm tệ” với con. Như chúng ta đã biết, người lớn đôi khi còn mắc phải sai lầm còn có những khuyết điểm huống chi là con trẻ. Tôi không phản đối việc phê bình trẻ khi trẻ mắc sai lầm nhưng phê bình như thế nào để lần sau trẻ không mắc lại khuyết điểm đó nữa chứ không phải làm trẻ càng thêm “ấm ức” và “khó chịu” trong lòng . Bé nhà tôi là một cháu rất tinh nghịch, đôi lúc tôi không khỏi đau đầu khi nghĩ cách phê bình con khi con mắc sai lầm. Qua lời khuyên của các bác lớn tuổi xung quanh, đồng thời qua sách báo và các phương tiện truyền thông, tôi đã tìm ra mười điều chú ý khi phê bình con trẻ. Sau đây tôi xin được chia sẻ cùng các bậc cha mẹ về: 10 điều chú ý khi phê bình trẻ 1. Trước khi phê bình cần biểu dương ưu điểm mà trẻ có, như vậy trẻ mới dễ tiếp thu hơn 2. Tốt nhất chỉ phê bình khi có một mình đứa trẻ, không nên làm trẻ xấu hổ trước người khác 3. Sau khi phê bình trẻ cần quan tâm đến trẻ hơn nữa để trẻ khỏi mắc lại khuyết điểm. 4. Khi phê bình, cần bình tĩnh, khéo léo, dùng lý lẽ thuyết phục và tình cảm để cảm hóa. 5. Khi phê bình tránh mắng át đi. Nên chỉ rõ từng sai sót của trẻ một cách dễ hiểu, dễ tiếp thu. 6. Khi trẻ có lỗi phải chỉ ra kịp thời, nếu để lâu mới đem ra phê bình thì trẻ dễ quên và cảm thấy khó hiểu 7. Cũng một khuyết điểm, không nên lúc thì phê bình, lúc thì bỏ mặc. 8. Không nên chì chiết quá mức sai lầm của trẻ, hậu quả sẽ khó lường được. 9. Khi trẻ tỏ ý muốn hối cải thì phải tha thứ, động viên trẻ sửa chữa khuyết điểm, cố gắng vươn lên. 10. Không nên quá cường điệu lỗi lầm của trẻ. Chủ yếu là phân tích lỗi lầm của trẻ cho trẻ hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến khuyết điểm và cách sửa chữa như thế nào. . Kinh nghiệm nuôi dạy con Trẻ em như một tờ giấy trắng, trong sáng , thơ ngây, ta viết gì lên đó ta sẽ thu nhận được cái đó. Bậc làm cha , làm mẹ ai cũng có mong muốn “ nuôi con khoẻ, dạy con. viết gì lên đó ta sẽ thu nhận được cái đó. Bậc làm cha , làm mẹ ai cũng có mong muốn “ nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”. Làm thế nào để mong ước đó trở thành hiện thực? Điều đó không dễ một chút. Là một giáo viên mầm non đồng thời tôi cũng là một người mẹ của hai đứa con, tôi hiểu và ý thức rất rõ về việc nuôi dạy con thế nào để cho bé yêu của mình có một thể lực tốt và một tâm hồn khoẻ