1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương - Phần 6 potx

21 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 203,65 KB

Nội dung

Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Dam Bo Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương) Phần VI Các tộc người truyền thuyết - Không hề đánh giá, chỉ cung cấp tư liệu, chúng tôi xin kể lại ở đây các tín ngưỡng dân gian liên quan đến các tộc người truyền thuyết. Những người Sömri, không biết thuộc tộc người nào, là những người hiện ra với ta dưới hai hình dạng khác nhau: là người hay là hổ tùy thích. Họ sống thành làng, có những phong tục giống như các làng khác, nhưng họ ăn thịt người. Việc ăn thịt người giảm đi từ khi người da trắng đến. "Ngày xưa, một người da trắng đi săn, phía người Sömri. Anh ta thấy một cảnh tượng kỳ lạ: một con hổ đang xé xác một người và, bên cạnh đó một người đàn bà, đúng thật là một người đàn bà chứng kiến cảnh đó. Anh bắn chết con hổ; rồi anh hỏi người đàn bà: "Bà đang làm gì Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương với con hổ này vậy? - Ðấy là chồng tôi; ông ấy không kịp biến thành người khi ông đến. Ðây là chồng tôi và tôi muốn chết với chồng tôi; hãy giết tôi đi! - Vậy thì bà hãy thử biến thành hổ đi xem!" Bà ta lấy một chiếc thúng nhỏ, đội lên đầu và biến thành đầu hổ. Bà kẹp hai con dao nhỏ vào răng: răng biến thành nanh; bà tự xát vào thân mình và lông mọc ra; bà cắm một cái que vào mông, vậy là có đuôi. Ðúng là một con hổ cái hoàn hảo. Người da trắng bắn và bà ngã xuống bên con đực " Những người Sörai cũng ăn thịt người. Họ có thể xoay đầu đủ các hướng, ra trước cũng như ra sau. Theo tín ngưỡng, họ ở phía Lào. Nhiều tộc người tin chuyện này. Người Mönung sống trong rú, không có nhà cửa gì cả, không trồng trọt, không quần áo. Họ quấn tóc quanh hông, phủ xuống đến chân. Họ ăn các loại cây dại và trái cây; họ không thích tiếp xúc, không thể đến gần, nguy hiểm. Ở cánh tay họ có một thứ vây có thể cắt được các thứ ("như những cái xương bằng sắt") dùng làm dao để chặt các cành cây mà họ ăn. Những người Lùn chỉ còn là ký ức, do những người già kể lại, trong khi các tộc người kỳ lạ khác được coi là hiện nay vẫn còn tồn tại. Có phải Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương họ là những cư dân đầu tiên của vùng đất này mà bằng chứng là các công cụ bằng đá đẽo? III. Các kĩ thuật và nghi thức sáng chế "Ngày xưa, từ muôn thuở trước, chúng tôi đã làm như thế này; đúng như thế này từ buổi đầu tiên " Ðấy là cái điệp khúc mở đầu tất cả các kỹ thuật Tây Nguyên: chúng là truyền thống và bất biến. Từ khi Trời và Ðất dạy cho con người biết làm và sử dụng các dụng cụ, những con người này không hề thay đổi cách chế tạo, đến mức sống với những người Tây Nguyên ngày nay chúng ta có thể hình dung cuộc sống ngày xưa của họ, cách đây nhiều thế kỷ, "khi họ sống gần biển". Ngày nay chúng cũng hệt như đã được mô tả trên các tượng chạm nổi của người Chàm hay người Khơme cách đây tám trăm năm. Mọi hoạt động của người Tây Nguyên đều mang tính chất tôn giáo: đấy là sự trung thành với nghi thức xưa, do các thế lực siêu nhiên thần khải, trung thành với bài học của các Thần đã chiếu cố dạy cho con người các kỹ thuật của mình. Các kỹ thuật này, từ nguyên thủy vốn mang bản chất tôn giáo, trong khi hoàn tất chu trình của chúng, là vẫn nhằm để Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương phục vụ các Thần. Người Tây Nguyên, thấm nhuần bản chất tôn giáo, khi sử dụng chiếc xà gạc hay chiếc rìu của mình, biết rất rõ rằng đấy là do nhờ có ai và không quên nhắc nhớ với một lòng biết ơn và thành kính ký ức về các vị Thần sáng lập vĩ đại và ngợi ca những truyền thuyết về họ, cũng bất biến như các kỹ thuật. Bài học của các Thần trên trời "Mặt Trời xuống Ðất dạy cho Sörden [1] làm cái xà gạc, làm cái rìu, làm con dao, làm cây ná " Sörden dạy cho con người làm các đồ dùng, công cụ, máy móc. Nhưng ông không ở mãi được với con người, để khai tâm cho từng thế hệ; cho nên ông làm các hình mẫu trên trời, xếp đặt các ngôi sao sao cho con người chỉ có việc cứ nhìn mà chép theo: "Về sau các người chỉ cần chép theo các ngôi sao; không phải gọi ta để dạy các ngươi làm cái này cái nọ nữa; với lại ta còn phải đi dạy các xứ khác nữa " Từ ngày đó người Tây Nguyên biết nhìn các sao mà làm các đồ dùng. Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Chòm sao Mac-Maê [2] là biểu hiện vĩnh cửu của chiếc cối giã gạo và những người đàn bà đang giã chung quanh; chòm sao Odwing [3] vẽ chiếc cày truyền thống. Ðêm là một bài học cách trí phong phú. Ðồ dùng và công cụ, được làm theo mẫu loại không thay đổi, dường như vẫn giữ nguyên cách cấu tạo như từ thuở con người Tây Nguyên có mặt trên trái đất này, như những thứ mãi mãi được đúc trong cùng một khuôn và luôn luôn giống nhau. Chiếc xà gạc và nhất là con dao gắn liền với đời sống người Tây Nguyên; họ có thể không cần có quần áo nhưng không thể không có con dao; nó như là một sự nối dài của cơ thể họ, một phần của chính họ [4] . Ở vùng người Stiêng, người ta thường xiết chiếc xà gạc của người phạm lỗi: anh chàng này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ nợ, anh ta không thể làm việc được nữa và sẽ không có ăn. Anh ta sẽ phải vội vội vàng vàng trả món nợ của mình để chuộc lại chiếc xà gạc sinh tử. Tùy theo tộc người, chiếc xà gạc hay con dao dùng để làm mọi việc, từ cắt cái móng tay đến hạ một cái cây. Người Raglai sống ở vùng rừng chủ yếu mọc toàn tre, gần như chỉ chuyên sử dụng có một con dao cán dài mà họ dùng để chặt đứt phăng những cây tre dài rỗng ruột. Tùy theo công việc phải làm, người ta cầm cán dao ở tay, kẹp vào giữa các ngón Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương chân hoặc vào nách. Người Mạ có một con dao nhỏ có cán uốn cong luôn dắt ở búi tóc hay ở thắt lưng, ngay cả về đêm; nó thật sự là một phần của con người họ. Một người đánh mất con dao đó bị coi như đã đánh mất hết các khả năng của mình. Xà gạc là công cụ của đàn ông; một người đàn bà muốn dùng xà gạc sẽ khiến người ta cười. Ðàn ông dùng chiếc rìu để hạ cây và đẽo gỗ, đàn bà thì dùng để bửa củi. Chiếc cuốc con chủ yếu là công cụ của đàn bà. Chiếc xà gạc gắn với lễ khai tâm của đứa con trai: khi đứa con trai đến tuổi bắt đầu lao động, người cha đặt chiếc xà gạc lên vai nó: đấy là tấm choàng của người La Mã và thanh gươm của chàng Hiệp sĩ. Các dụng cụ đều có truyền thuyết của chúng, cũng giống như con người, các loài thú, các cảnh vật. Trước tai họa lớn Ðại hồng thủy, chúng nói chuyện với người và tự làm việc lấy một mình: "Ngày xưa Ndu đã xây dựng nên thế giới trong đó con người có thể tìm thấy mọi thứ để sống mà chẳng phải tốn tí công sức nào. Khi muốn ăn quả, họ chỉ phải hái; thịt và cá bao giờ cũng đủ đầy. Lúa tự mọc; chiếc cuốc con tự nó cuốc rẫy, con người chỉ có việc chỉ cho nó biết nó phải làm ở chỗ nào. Rìu cũng tự chặt gỗ một mình; chiếc xà gạc tự cắt lấy theo lệnh của con người. Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương "Nhưng kao, chiếc cuốc con, làm hăng quá; cứ phải liên tục chỉ cho nó chỗ đất mới phải cuốc. Con người, rất lười biếng, thậm chí chẳng muốn làm việc đó; thật rất mệt vì kao cứ đòi thêm, đòi mãi công việc; họ bèn vứt quách kao đi để tự lo liệu lấy vậy " (truyền thuyết Srê). Các Thần trên trời đã dạy cho con người cách làm các đồ dùng và công cụ, và cách sử dụng chúng. Các Thần cũng dạy họ kỹ thuật làm ra các máy móc phức tạp hơn. Cái đầu tiên họ biết là chiếc ná do tài năng của Sörden, còn ông ta thì học được của Mặt Trời. Ngay từ nguyên thủy, bao giờ cũng đúng là loại gỗ ấy - gỗ brus - và loại dây rừng ấy xoắn lại để làm dây ná. Kỹ thuật ấy bất biến. Thuyền, thuyền độc mộc mà tất cả người Tây Nguyên ngày xưa dùng ở ven biển, và các tộc người ở những nơi có sông rộng sử dụng (người Mạ, Êđê, Bana ) được làm theo mẫu của chòm sao aho [5] . Cũng chính Sörden đã xếp chòm sao ấy như vậy để làm mẫu và chúng đã được bắt chước theo. Bẫy là một loại máy đòi hỏi phải biết ít nhiều các luật của động lực học. Có những cái chỉ là những chiếc thòng lọng đơn giản, có những cái rất phức tạp; loại bẫy lớn của người Stiêng, mà cha Azémar đã mô tả Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương chứng tỏ một nền văn minh ít lạc hậu hơn là người ta vẫn tưởng: "Giả dụ như chúng ta có hai khu rừng thưa cách nhau từ năm đến sáu cây số, ở giữa có một eo đất toàn rừng già: người ta đặt ở eo đất ấy một loạt bẫy sẽ bắt các con vật muốn đi từ khu rừng thưa này sang khu rừng thưa kia. "Với chiếc xà gạc của mình, người Stiêng đốn những cây con sao cho chúng làm thành những chướng ngại vật liên tục; thỉnh thoảng họ chặt một cây to mà họ cho ngã theo chiều nối dài của đống chướng ngại. Rồi người ta làm các bẫy theo cách như sau: trên thân cây bị chặt đổ, người ta cắm hai cây cọc rẽ nhánh để làm thành một cái tời và nâng thân cây lên đến độ cao một mét rưỡi. Thân cây được tròng vào một cái vòng rộng làm bằng dây leo chắc chắn và giữ trong tư thế đó bởi một cần trục khỏe và dài, cần trục này, xuyên qua bên trên cái tời, cũng chui vào trong cái vòng nọ, sao cho đạt được lực mạnh nhất và phần tựa ngắn nhất. Ở mút đầu lực của chiếc cần trục đầu tiên có buộc một sợi dây mây ngắn, tại đầu mút của nó lại có một cái cần trục thứ hai nhỏ hơn. Chiếc cần trục thứ hai này đặt gần sát mặt đất, theo hướng của cái thứ nhất, nhưng ngược chiều; một đầu gắn chặt xuống đất, gần điểm tựa nhất; đầu kia, tức đầu lực, chỉ được đặt trên một khúc gỗ, không cắm Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương xuống đất mà dựng đứng như chiếc ky, khiến nó rất đung đưa. Ở đầu khúc gỗ dựng đứng ấy có buộc một sợi dây rừng dài, giăng sát đất, theo chiều của thân cây và gắn chặt vào một cây cọc ở gần điểm thân cây tiếp đất. Chỉ cần chạm nhẹ vào cái lẫy là toàn bộ guồng máy ấy đổ sập xuống " Ðiều đó đòi hỏi một sự suy nghĩ và một kỹ thuật khiến ta không thể đặt những người Tây Nguyên vào loại các dân tộc nguyên thủy và lạc hậu nhất. Lửa, sắt và người thợ rèn Trong các kỹ thuật, có một ngành cao quý hơn cả, giành riêng cho một lớp người ưu tú. Trong khi các kỹ thuật đã nói đến ở trên là công việc của mọi người, thì trong làng có một con người được tách riêng ra, đó là người thợ rèn. Lửa và sắt là các nguyên tố mà sức mạnh của chúng làm nên sự cao quý. Trong hầu hết các nền văn minh, người thợ rèn là người anh hùng khai sáng, nếu anh ta không phải là người sáng tạo ra mọi vật và Toàn thể. Các truyền thuyết Tây Nguyên liên quan đến nguồn gốc của lửa và của lò rèn rất nhiều và giàu ý nghĩa. "Ở Brah-Ting (Âm phủ), Ndu tạo ra hòn đá lửa. Bung (người anh hùng Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương sáng thế), sau khi đã mang từ Ðịa ngục lên tất cả các loài thảo mộc mà sau đó ông trồng trên mặt đất, mới rời hẳn Âm phủ mang theo lửa. Lên đến trên trần gian, trước hết ông dừng hết mọi công việc tổ chức của mình đã. Ông đến bên một dòng suối, góp nhặt củi và đốt lên một đống lửa lớn; ông nằm xuống cạnh đấy. Trước khi ngủ, ông định tắt lửa, sợ cháy lây tất cả những gì ông đã trồng trên mặt đất; ông rảy nước vào lửa, nhưng nước cũng cháy. Thuở ấy lửa đốt cháy cả nước. Lo lắng cho công trình của mình, ông thức, canh chừng ngọn lửa không thể dập tắt. Mệt quá, ông ngủ thiếp đi. Ðến lượt nó, lửa cũng ngủ. Nước, giận dữ, lại tràn lên lửa. Nước dâng lên để thắng lửa; biển tràn lên sông; nước tràn ngập mọi thứ, lụt to. Nước thắng lửa buộc nó phải chạy trốn; lửa chạy trốn nước đang tràn lên; nó trốn trong bụng cây tre. Chính từ lúc đó, nước đã dập tắt được lửa; cũng chính vì thế, đến tận ngày nay, người ta làm ra lửa bằng cách cọ vào tre." (truyền thuyết Srê). Theo truyền thuyết, dường như người Tây Nguyên, ít nhất là các bậc anh hùng của họ, những vị á-thần cổ xưa đã biết cách làm ra lửa đầu tiên là từ một hòn đá, quan niệm gắn với huyền thoại lớn về đất, về Ðất-Mẹ. từ đó đã sinh ra tất cả. Ngày nay, một số người Tây Nguyên vẫn dùng những cái bật lửa cổ cọ vào nhau để cho lửa bén vào nhùi [...]... trình thực vật-con người, mà chúng ta sẽ nghiên cứu sau [1] Sửrden: tổ tiên của nhóm người Mạ-Srê; đấy là Jeng của người Stiêng [2] Mac- Maê: chòm sao Thất Tinh Người Babylon vẽ nó trên lá bùa Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương của họ [3] Odwing: chòm sao Trinh Nữ Ngay việc vach ra con đương đi đầu tiên của người Tây Nguyên cũng là do các ngôi sao dạy cho "Các vị tổ tiên Khot và Kho chưa biết các con đường.. .Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương nấm; nhưng cách thức ấy ngày càng hiếm trước sự tiện lợi của các bật lửa dùng xăng có ở khắp nơi Các lối lấy lửa bằng cách cọ xát vẫn rất thông dụng Nhà thám hiểm có cái bật lửa "hiện đại" cạn xăng, chẳng phiền lòng được gặp những người bản địa biết cách "cưa" tre Cưa là hình thức cọ xát thông thường nhất,... họ rèn ra các xương và các khớp của cơ thể con người, nguyên trước kia chỉ là một khối "Chính từ cây jiri mà chúng ta có được đầu và mình như thế này." Một huyền thoại Srê khác kể về sau con người đã lấy lại sắt từ cơ thể của Me Boh Me Bla, bà Mẹ của Sắt, Muối và Gốm như thế nào Kể từ Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương thời đó, con người có sắt trong nền đất của mình và họ khai thác để rèn các dụng... nhạo, để nói rằng chẳng có gì cứng để mà đập) "Yae và Yang [6] làm các đồ dùng của họ bằng tre Chính vì thế ngày nay trẻ con vẫn làm những chiếc xà gạc nhỏ, rìu nhỏ, tất cả đều bằng tre, để chơi Và ngày nay, chúng ta vẫn còn làm những Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương hình mẫu xà gạc bằng tre để cúng Thần rẫy Từ Chul và Chae [7] , con người làm các đồ dùng bằng đá: những cái đầu tiên là được mang lên... làm như vậy sẽ tránh được bị bỏng, các mối hàn nóng được chắc Ðối với Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương người Xơđăng, mọi tội lỗi vi phạm trinh tiết đều gây hại cho người thợ rèn; người phạm tội phải đền bồi cho người thợ rèn, nếu không công việc của người thợ rèn sẽ chỉ là công cốc" (một giáo sĩ người Xơđăng) Trong huyền thoại Tây Nguyên, rèn đồng nghĩa với sáng tạo Các vị á thần buổi khởi nguyên,... do họ rèn lấy, cho xoáy giữa hai bàn tay như một cánh cung của thợ tiện, họ xoi được một cái lỗ thẳng, láng, đều đặn, là điều kiện cần thiết để dụng cụ này bật ra Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương được lửa Một mẫu gỗ hay sừng dùng làm pit-tông Ở đầu chiếc pittông này, họ gắn một chút mồi dấm và đưa nó vào một ít trong cái lỗ nọ Rồi, bằng một cú đẩy tay thật mạnh, họ ấn nó tận đáy và rút ra ngay; miếng... tiếng kêu xé tai của nó trong đêm, khá giống với tiếng một chiếc búa nện lên cục sắt Họ bảo Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương rằng trong thời anh hùng, con vật đó là một người thợ rèn và nó bị biến thành chim sau một vụ tai biến Người ta bảo chính nó rèn nên những chiếc búa bằng đá lửa mà thần sấm dùng để đánh các cây to [8] Nên người Rơngao vẫn tiếp tục coi nó là thánh bảo trợ của những người thợ... dao người ta mài trên một hòn đá " (truyền thuyết Srê) Việc sáng thế ra sắt và sáng thế ra cơ thể con người gần gũi với nhau đến mức những truyền thuyết về cả hai loại này là một phần trong nghi Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương thức tang lễ khi nhắc đến nguồn gốc của cơ thể con người Một truyền thuyết Bana còn chứng minh thêm mối quan hệ này: "Ngày xửa ngày xưa, ở vùng Giarai có một người rất giàu... nhiều vậy mà bao nhiêu người Tây Nguyên coi hai chiến công đó là tiêu chuẩn của văn minh, của tiến bộ! Truyền thuyết về sắt, trong nguyên gốc của nó, gắn chặt với các truyền thuyết về những người thợ rèn đầu tiên: Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Böh mi geh sung kos yoas kos böh mi geh sung kra yoas kra böh mi geh sa niam bou niam? Nkek lik los böh ti jiri böh höddang los dung mö srong "Ở đâu mà anh... nước cũng bốc cháy khi chạm phải chất sắt nóng bỏng Anh chàng thanh niên không biết cầu khấn vị Yang nào nữa đây Người nô lệ tên là Pang, trong khi chuẩn bị cái bao cho thanh kiếm, bị Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương một vết thương và máu chảy ra Anh ta để mấy giọt máu rơi xuống trên lưỡi gươm và bọt sủi lên dữ dội "Ôi, anh chàng nô lệ kêu lên, nó muốn ăn tôi, nó muốn ăn tôi!" Ðột nhiên anh ta . Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Dam Bo Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương) Phần VI Các tộc người truyền thuyết - Không hề đánh giá, chỉ. khác nữa " Từ ngày đó người Tây Nguyên biết nhìn các sao mà làm các đồ dùng. Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Chòm sao Mac-Maê [2] là biểu hiện vĩnh cửu của chiếc cối giã gạo và. giữa các ngón Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương chân hoặc vào nách. Người Mạ có một con dao nhỏ có cán uốn cong luôn dắt ở búi tóc hay ở thắt lưng, ngay cả về đêm; nó thật sự là một phần

Ngày đăng: 27/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN