Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương - Phần 12 ppt

30 297 0
Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương - Phần 12 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Dam Bo Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương) Phần XII Các điều khoản của bộ luật Nghiên cứu phân tích và so sánh Khi nghe đọc các luật tục, từ tộc người này đến tộc người khác, ta có thể nhận ra một điểm nổi bật là sự giống nhau về bản chất, dầu họ ở xa nhau và có các phương ngữ khác nhau. Ðương nhiên là có những biến thể, liên quan đến chế độ gia đình, đến việc kế thừa, về trách nhiệm, nhưng nền tảng - cả nguồn gốc nữa, hẳn vậy - đều là chung, cùng một tinh thần ấy, hình thức vần thông theo cùng một nhịp điệu. Hiện nay mới chỉ có bộ luật tục Êđê được sưu tầm và xuất bản đầy đủ. Một nghị định ban hành năm 1923 đã chính thức hóa bộ Biduê này: "Việc xét xử được tiến hành theo tục lệ bản địa ở Ðaklak: "do các trưởng làng và các po lan, chủ đất, Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương "do tòa án được thiết lập ở trụ sở tỉnh "Việc xét xử tại các tòa án ở làng và tòa án tỉnh phải tuân theo: 1° pháp chế của luật tục truyền miệng dưới hình thức gọi là Biduê; 2° các lối vận dụng riêng của từng tộc người " Luật tục Srê, hay Nri, đã được sưu tầm và nay mai sẽ được xuất bản. Ðối với các tộc người khác, công việc mới chỉ còn ở giai đoạn mầm mống Nên việc nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung chủ yếu vào bộ Biduê và bộ Nri, mà chúng tôi sẽ phân tích và so sánh, nhận ra ở đấy kết quả của một tư duy chung, chung cho những người Tây Nguyên, chung cho nhiều dân tộc khi họ còn ở giai đoạn đầu này trong lịch sử của họ. Ðặc biệt, tư duy Hébreu khi nói về các chân lý lớn cũng vậy; có những câu châm ngôn trong các Sách Thánh giáo mà ta có thể gặp lại, gần như là dịch nguyên văn trong Luật tục: "Dấm đối răng và khói đối với cọn mắt thế nào, thì kẻ lười biếng đối với người gửi nó đến cũng hệt thế." (Cách ngôn 10) "Người đầu tiên nói trong vụ kiện của anh ta có vẻ đúng; rồi đến lượt phe đối lập và người ta sẽ xem xét." (Cng. 18) "Cũng như lửa làm cho cục sắt trở thành bén, một kẻ này kích động sự tức giận của kẻ khác." (Cng.27) - "Kẻ nói nhẹ nhàng làm ta bị thương Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương như một mũi kiếm; nhưng lời nói của người hiền lại chữa cho ta lành." (Cng. 12) (Biduê số 22) - "Kẻ đem đến một bằng chứng giả dối chẳng khác gì một mũi tên." (Cng. 25) "Như con chim sổ lồng, như con én tung bay, lời nguyền rủa không có nguyên nhân chẳng tác dụng gì." (Cng. 26) "Ðừng có sàn theo mọi hướng gió, và đừng có đi bất cứ con đường nào; con người có cái lưỡi kép là như vậy đấy." (Hội thánh 5) Ngay cả hình thức thơ cũng tuân theo những quy luật giống nhau, về nhịp điệu và vần thông. Truyền thống còn giữ được sinh động một hệ thống pháp lý chuẩn xác và có tổ chức đến mức ta có thể nói đến một "Tập quán pháp", xác định cách ứng xử của mọi người và được mỗi người biết đến, bộ luật về những mỹ tục của cuộc sống ở Tây Nguyên, bộ luật truyền khẩu và chặt chẽ, di sản của tổ tiên và là tài sản của nhân dân. Bộ Luật là một thứ "viên nén" về cuộc sống ở đây; đọc sưu tập bộ luật tục ấy, ta có thể dựng nên một bức tranh khá hoàn chỉnh về cuộc sống đó. Vì yêu cầu của việc trình bày, chúng tôi đã nghiên cứu riêng phần luật pháp và phần tôn giáo, nhưng trong thực tế không hề có ngăn cách giữa các hiện tượng tôn giáo và các hiện tượng luật pháp. Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Chúng ta có thể có một ý niệm về tổng thể một kết cấu như vậy và tầm rộng lớn của lĩnh vực mà nó bao quát, khi đọc mục lục của bộ Biduê Êđê, mà hầu hết các điều mục cũng thấy có ở bộ Nri: " - Về các hình phạt, về các vụ tòng phạm, về những người vu khống ; " - Về các tội ác và tội chống lại người thủ lĩnh (không tuân lệnh thủ lĩnh, về những người bỏ làng ra đi mà không báo cho thủ lĩnh ); " - Về các tội ác và các tội do thủ lĩnh phạm (về người thủ lĩnh che dấu dân của mình, về người thủ lĩnh áp bức dân của mình ); " - Về những tội ác và tội chống lại người khác (về những kẻ lang thang, những người có bệnh truyền nhiểm, những kẻ gieo phù chú, những kẻ đốt nhà, những kẻ lười biếng ); " - Về việc cưới xin (lễ hỏi, hồi môn, luật thay thế, sự thủy chung, không chịu động phòng, ngoại tình, hiếp dâm, loạn luân, bắt cóc, phá thai ;) " - Về cha mẹ và con cái (trách nhiệm, sự không vâng lời); " - Về các trọng tội (giết người, đầu độc, đánh đập và gây thương tích, tai nạn; về những người điên, những người say rượu ); " - Về tài sản (thừa kế, mua và bán, vay mượn, lãi, ăn trộm, trộm ngũ cốc, trộm súc vật); Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương " - Về gia súc (trâu chọi nhau, phá hoại mùa màng, bẫy ); " - Về chủ sở hữu đất đai, quyền hạn và bổn phận của người po lan. Toàn bộ cuộc sống công cọng và riêng tư đều được quy định ở đấy. Kết cấu của bộ Nri cũng gần giống như vậy; tuy nhiên các chương về các thủ lĩnh (tội chống lại thủ lĩnh và bổn phận của thủ lĩnh) hạn chế hơn nhiều; điều về các tối chống lại người khác cũng rút gọn hơn. Luật hôn nhân ở đây cũng được coi trọng như vậy; trái lại không có vấn đề về cha mẹ và con cái; điều về các trong tội cũng phong phú như vậy; điều về tài sản càng rộng hơn, chiếm đến một phần ba các bản văn được đọc. Ở vùng người Srê, phần lớn các vụ xử kiện là về việc tranh chấp tài sản, của cải. Hầu hết các vụ khác là về chuyện nguyền rủa nhau. Mỗi điều là một bài thơ tượng trưng nhỏ có nhịp điệu. Không thể nói là đối với mỗi trường hợp được nêu lên, vị quan tòa cứ máy móc đọc ra vài khổ thơ nào đó trong luật tục áp dụng trực tiếp vào trường hợp đó. Có những sáo ngữ có thể dùng ở mọi chỗ như: "vụ việc đã cũ như một cái củ rỗng", những công thức chung cho nhiều vụ việc; lại phải soạn ra, lấy ở chỗ này chỗ nọ những chuỗi kết hợp các hình ảnh chung thích hợp với trường hợp đưa ra. Vị quan tòa, sau khi nghe các bên, tìm một Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương gung (con đường), nghĩa là sợi dây, cái chuỗi các câu nghi thức có nhịp đáp ứng đúng đề tài của mình; đã tìm được cái ấy rồi và đã bắt đầu đọc, là ông ta thao thao bất tuyệt, một hình ảnh này lại gọi hình ảnh kia do kết hợp ý tứ và vần thông; tam tiip, "chúng gặp nhau", chính họ nói như vậy [1] . Sau khi đã nghe đọc luật tục, mọi bàn cãi đều là thừa - "từ ngàn xưa đã như vậy rồi" - và sự vụ đã được giải quyết, những lời nói ngày xưa có sức nặng đến thế đấy. Mỗi điều của Luật tục là một ẩn dụ được phát triển ra. Hình như nói chung bao giờ chúng cũng đi bên cạnh đề tài và không bao giờ có vế thứ hai của cặp so sánh; ta không bao giờ thấy được ý tưởng muốn đi đến đâu, khi các hình ảnh táo bạo đến thế. Rời bỏ lĩnh vực biểu tượng thuần túy, ý tưởng đột ngột tập trung vào trường hợp tranh chấp, vận dụng vào đó, bao gộp lấy nó và giải quyết vấn đề; thỉnh thoảng một ẩn dụ nhắc lại chuổi hình ảnh cổ xưa. Trừ một số ít ngoại lệ, việc tuyên án không nằm trong phần đọc luật tục. Bộ Biduê có phần nói đến vế thứ hai nhiều hơn và thường chỉ ra cả hai vế của cặp so sánh; cứ trở đi trở lại kiểu: "Kẻ nào làm cũng giống như ; nó có tội vì ". Bộ Nri chủ yếu gồm những lý do được diễn đạt một cách ẩn dụ, tới mức rất khó hiểu nếu ta không thật có thói quen và Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương nhiều khi có những câu chữ vẫn tối nghĩa đến gây lúng túng. Ở vùng Srê, có những cụ Già làng biết cách phân biệt trong bộ Nri những jönau yal, những lý do biểu tượng, có nhịp điệu, được hát lên và không ngừng trở đi trở lại - jönau cah rönya, sự vận dụng vào vụ tranh chấp đang xử và việc xử có tội hay không; hai phần của một ddös nri (ngôn ngữ luật pháp cổ) -, và jönau dous, món tiền phạt phải trả để giải quyết vụ việc, được nói bằng ngôn ngữ thông thường. Như vậy hình phạt là một bộ phận ở bên cạnh của bộ luật; nó đã được biết trước vì theo truyền thống nó đã gắn liền với việc vi phạm một tục lệ nào đó. Ðấy là món tiền người vi phạm phải trả cho người bị thiệt, giá trị sẽ từ một ché rượu, đến một con gà, một con lợn, một con trâu hay một chiếc chiêng, tùy theo mức độ phạm tội [2] và ở vùng Êđê thì tùy theo sự giàu có của con nợ [3] . Không có chuyện phạt tù; nhưng ta thấy có phạt làm nô lệ: phải sống một thời gian ở nhà người chủ nợ, và làm việc cho anh ta; nhưng nói chung không có chuyện đối xử xấu. Tình trạng nô lệ có thể được chuộc bằng cách trả "giá thân thể": ở vùng Êđê là một chiếc chiêng bằng đường kính một khuỷu tay và một gang, ở vùng Srê là bảy chiêng, hay bảy trâu, hay bảy tấm chăn (oui lang). Người Srê không biết đến tội tử Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương hình, nhưng luật tục Êđê có dự kiến tội này đối với bọn cướp và đốt nhà, ngày nay được giảm thành tù chung thân. "Người ta sẽ chém đầu nó bằng một thanh gươm lớn, sẽ cắt cổ nó bằng con dao sắc, và người ta sẽ vứt xác nó ra ngoài bãi cho kênh kênh và quạ, hay người ta dẫn nó vào rừng sâu, treo cổ nó lên một cái cây, và bỏ mặc nó cho thú dữ " (Biduê, 49). Ở vùng Srê, tội bị phạt nặng nhất là loạn luân, ngày xưa rất ít, ngày nay không còn thấy. Phải chuộc tội với các Thần linh bị xúc phạm và với dân làng. Ngày chuộc tội, lễ chuộc tội, hiến sinh và bữa ăn phải tiến hành trên một bãi cỏ, giữa trời, để Thần Mặt Trời chứng giám. Chất của vật hiến sinh phải đúng với chất của tội lỗi: loạn luân là sự đi lại của hai người giống nhau (về dòng máu), cho nên phải cúng những con vật giống nhau: bảy con gà trắng, bảy con dê trắng, bảy con lợn trắng, bảy con trâu trắng. Hai người có tội phải đeo gông suốt trong ngày giải tội công cộng đó. Thần Sấm trừng phạt những cuộc ghép đôi không phải phép; nhưng vì có sự ưa thích đối với tất cả những gì màu trắng, nên người ta cúng cho Thần những con vật màu trắng để Thần no đủ và cho con người được yên ổn. Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Ðôi khi hình phạt là một lễ hiến sinh tạ lỗi đối với vị Thần bị xúc phạm, như trong trường hợp tội nặng mà chúng tôi vừa kể, hoặc như trong các trường hợp khác được nói đến trong Biduê: vì đã chôn cơm nguội trong rẫy của người khác, cúng một con lợn cho vị thần đất bị xúc phạm; vì đã xây một nấm mộ trong rẫy của người khác, cúng một con lợn trắng; người đàn bà góa đi lấy chồng trước khi bỏ mả phải cúng một con lợn cho hồn người chết; kẻ phạm tội hiếp dâm phải cúng một con trâu, v.v. (số 93, 117, 152 bộ Biduê). Ðể có thể xem xét sự thống nhất về tinh thần đã chi phối Luật tục, được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau, và sự độc đáo trong cách diễn đạt ấy, chúng tôi xin dẫn ra song song sau đây, vài điều của bộ Biduê và bộ Nri, những "chuỗi" các công thức biểu tượng được đọc bằng một ngôn ngữ huyền bí: Về người đàn bà không chịu tang trước khi bỏ mả chồng "Mộ còn chưa đắp, nấm còn chưa xong, người ta còn chăm lo cho linh hồn người chết - mộ mở ra, quan tài dựng dậy, vì người vợ không để tang cho đúng - vì bà không để tóc xõa rối bù, vì bà không chống tay vào cằm, vì bà không để tang cho đúng đối với người chồng đã chết, Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương mục nát như hạt thóc - Gói thuốc, bà đem chia đôi (một phần cho người chết, một phần cho người tình); bà ve vãn người ta, bà ngủ với các ông chồng, bà kéo họ vào rừng; - khi mộ vừa mới lấp xong, khi nấm còn phải chăm lo, khi người ta lo việc người chết chưa xong, khi cây chuối và khoai chưa kịp trồng (trên nấm), khi con gà con chưa được thả ra, khi chưa ai quên người chết; khi chưa bỏ mả. "Vì chuyện đó bà có tội và có vụ việc giữa gia đình người chết với bà. - Nếu gia đình người chết nghèo bà phải cúng một con trâu và trả một món đền. - Nếu gia đình người chết giàu bà phải cúng một con trâu " (Biduê, 116). "Mộ còn chưa sập - nhà người chết còn chưa mọt - đất còn nhớ - vậy mà mày đã chặt ngay cây cột (= mày không tôn trọng tục lệ) - mày bước qua trên ta. - Mày coi khinh cái đầu ta như đầu một con cá nhỏ (mày không sợ xúc phạm ta, giống như người ta không sợ vồ một con cá vốn không có sừng để mà chống lại) - Nằm trên một tổ mối (để cho nó đốt), lấy tay mà đập vào tổ kiến (nt) - như thế là có những quan hệ bị cấm (= tức là có thể bị đòi nợ). - Trái cây rơi xuống người ta muốn ăn - trái cây ta trồng, mày không được ăn (= không thể tái giá khi [...]... một dân tộc có thể sống chỉ bằng quá khứ của mình; đứng vững tức là tiến lên; một dân tộc như vậy phải hoặc tiến lên hoặc biến mất Cái tốt, về mặt pháp lý và đạo đức, là cái vốn đã tốt từ buổi các Yang tổ Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương chức ra thế giới Từ đó mà có sự thâm nhập lẫn nhau giữa các lĩnh vực: các hiện tượng pháp chế, không hề biến tính đi, thông thường, về một mặt nào đó, sẽ là các. .. khác - Ðiều đó là để giữ mầm mống của căn nhà tranh - để bảo tồn mầm mống (của giống nòi) được truyền lại từ xa xưa - Phải giữ gìn nó như ta giữ đám rẫy cũ, như ta giữ cây củi cũ, mầm mống của tổ tiên, của các bác, các Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương cô; phải giữ gìn nó quý giá như ta giữ giống lúa sớm và giống lúa muộn - Những sợ rằng gia đình sẽ tan rã, nhà sẽ suy sụp, hàng dậu sẽ tản lạc, - đường... hay thóc của anh em; - kẻ nào ăn trộm như thế cũng có tội như kẻ giết người; - và vì chuyện đó hắn ta phạm tội rất nặng." (Biduê, 203) Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương "Gỗ thường và gỗ rẽ nhánh (= có những sự vụ không quan trọng gì và những vụ khác giống như những cây gỗ rẽ nhánh rất được quý để làm các vật dụng nào đó) - có những con dế mèn nhỏ và những con dến mèn khó chịu; - chiêng chẳng giá trị... một ai đó chỉ huy dân làng, như người chết đã từng làm - Những sợ rằng các người anh em chim bồ cắt, các thần làng, các anh em, các cháu chắt sẽ tản lạc trên các rẫy, rãi ra trong lúa, Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương sợ rằng họ sẽ tản đi khắp nơi " (Biduê, 104) Cũng một tinh thần như thế dự kiến các điều kiện của việc nhận con nuôi: " vì điều đó bà nhận một đứa con gái nuôi, để giữ lấy lúa giống,... sát các loài thú và đồ vật cũng thật chính xác: "Lũ kiến mang các bó lúa của chúng đi (phải bắt chước cách làm việc của chúng); bọn chim sẻ bay xập xòe khắp nơi (để đem cái ăn về tổ); Con Lợn rừng trắng làm nên hòn núi (ám chỉ con lợn rừng truyền thuyết đã làm nên ngọn núi Liang Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Biang bằng cái mõm của nó - và là biểu tượng của tổ tiên đã tạo nên những ruộng lúa mà... 95, 109, 112, 114, 129 , 199, 207, 208, 228 trong Biduê) Vài ví dụ dẫn ra trên đây cho thấy rõ ở bộ Nri một xu hướng súc tích Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương tối đa trong cả một thác các ẩn dụ Bộ Biduê có dáng vẻ một bộ luật hơn Tinh thần của pháp chế Một cuộc xem xét các hiện tượng luật pháp truyền thống kể trên đã có thể cho phép ta nhận ra những quan niệm mà chúng thể hiện liên quan đến các lĩnh... ghi chú về cách xét xử Về mặt này, người Mạ và người Raglai gần người Êđê hơn Truyền thống pháp chế lên án những kẻ thù của gia đình: ly hôn, ngoại tình, loạn luân; chống lại các tai họa xã hội, từ những kẻ kiêu ngạo không chịu nghe lời khuyên và không biết đến uy quyền của các Già Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương làng, cho đến những kẻ hư hỏng, nổi loạn, cướp bóc, đốt nhà Nó giành một phần lớn cho... nó." (Nri, 17) - và viên ngọc này của Biduê: " kẻ xô xát với vợ, nếu hắn ta đánh vừa phải, có chừng mực, thì chẳng có chuyện gì cả." (137) Cái đó được nói theo phong cách của Truyền thống và không hề phá vỡ nhịp điệu của phong cách ấy; nó nằm rất đúng chỗ của nó trong các cảnh xét xử, vẫn trung thành với truyền thống tổ tiên lại vừa hiện diện sinh động Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương * Luật tục... dắt (trả món chuộc này bằng chính của cải của mình) - Ðể xóa món nợ này, phải trả sáu chiêng." (Nri, 37) Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Về tội hiếp dâm "Kẻ nào thấy muối muốn nếm, thấy ngựa hay trâu muốn cưỡi, thấy con gái hay vợ người giàu, con gái hay vợ của người ta muốn hiếp chẳng có duyên cớ; - nếu nó hiếp vợ người nghèo, đền một con lợn; - nếu nó hiếp vợ hay con gái người giàu, đền một con... người phải cùng nghe một tai, nói như chỉ có một miệng, mong muốn như cùng một tấm lòng Tất Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương cả, người ở và cư dân, cháu trai và cháu gái, tất cả những người ở đây và ở kia phải luôn luôn giúp nhau." (Biduê, 87) "Người thủ lĩnh cõng dân như người ta cõng em mình, ông tắm cho dân như người ta tắm cho đứa bé, ông che chở cho họ để mọi sự đều tốt đẹp và dễ chịu " (nt . Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Dam Bo Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương) Phần XII Các điều khoản của bộ luật Nghiên cứu phân tích và so sánh Khi nghe đọc các. nghiên cứu riêng phần luật pháp và phần tôn giáo, nhưng trong thực tế không hề có ngăn cách giữa các hiện tượng tôn giáo và các hiện tượng luật pháp. Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Chúng. đã chết, Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương mục nát như hạt thóc - Gói thuốc, bà đem chia đôi (một phần cho người chết, một phần cho người tình); bà ve vãn người ta, bà ngủ với các ông chồng,

Ngày đăng: 27/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan