1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Danh y HỨA THÚC VI pps

7 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 140,43 KB

Nội dung

Danh y HỨA THÚC VI (1080 – 1154) Tự là Tri Khả, người Bạch Sa, Chân Châu (nay là Nghi Tnmg, Giang Tô), từng ở Bì Lăng, là một trong số y học gia trứ danh ở đời Tống đã nghiên cứu có kết quả sách ‘Thương hàn luận’ của Trương Trọng Cảnh. Ông là con nhà nghèo khó. Năm mười một tuổi, nhà ông liên tiếp gặp tai họa: cha bị bệnh dịch, mẹ bệnh nặng. Trong vòng trăm ngày, cha mẹ mất hết.' Đau buồn vì quê mình không có thầy thuốc giỏi, khiến cha mẹ bó tay chờ chết, ông thề lòng đến tuổi thành niên quyết chí học thuốc để cứu người. Đến năm ba mươi tuổi, ông là một thầy thuốc nổi tiếng. Người bệnh đến xin chữa trị, không kể nghèo hèn, đều cho thuốc uống không lấy tiền. Số người được ông cứu sống không thể đếm được. Niên hiệu Thiệu Hung năm thứ hai (1132), ông thi đỗ tiến sĩ, từng giữ các chức Giáo thụ, Hàn lâm Học sĩ ở Huy Châu và Hàng Châu, cho nên người đời sau gọi ông là Hứa học sĩ. ông nghiên cứu sâu về ‘Thương hàn luận’, viết các sách 'Thương Hàn Bách Chứng Ca’, ‘Thương Hàn Phát Vi Luận’, ‘Thương Hàn Cửu Thập Luận’. Trên cơ sở ‘biện chứng sáu Kinh’ của Trương Trọng Cảnh, ông phát huy ra ‘biện chứng bát cương’ (âm, dương; biểu, lý; hàn, nhiệt; hư, thực), trong tám cương lại lấy âm dương làm tổng cương. Như thế, chẳng những đối với biện chứng luận và trị lý luận của Trọng Cảnh, ông giải rõ ra và bổ sung Danh y thêm, mà còn đối với sự ứng dụng lâm sàng của đời sau, sách của ông còn có tác dụng soi sáng rất lớn. Lúc cuối đời, ông gom góp những phương thuốc mình đã thực nghiệm và tâm đắc, biên soạn thành bộ ‘Phổ Tế Bản Sự Phương’ 10 quyển, toàn bộ dựa theo bệnh chia thành 28 môn, chép lại hơn 300 phương thuốc, mỗi phương đều đề tên, chủ trị, các vị thuốc cùng phân lượng, và chép phép trị, cách dùng, sau đó ghi lời bình đánh giá bệnh lý và phương thuốc. Bộ sách này, trong lịch sử, là một bộ sách chuyên tương đối có giá trị thực dụng về phương tễ, rất được người đời sau xem trọng. Họ Hứa được gọi là danh gia về phương tễ học đời Tống. Ông mất năm 1154 ngoài bảy mươi tuổi. Danh y KHA CẦM (Không rõ năm sinh năm mất ) Kha Cầm, tự Vận Bá, hiệu Tự Phong, người đời Thanh, Từ Khê, Trượng Đình (nay là Chiết Giang, Từ Khê), sau dời về ở Ngu Sơn (Giang Tô, Thương Thục), sinh sống vào quãng niên hiệu Khang Hi Ung Chính (1662-1735). Ông là người giỏi thơ văn, sống đức độ, không chuộng quan trường, ẩn cư ở Ngu Sơn, học sách y; cả đời ra sức nghiên cứu ,'Nội kinh’, ‘Thương Hàn Luận’. Sách thuốc ông viết gồm có: ‘Thương Hàn Luận Chú' bốn quyển, ‘'Thương Hàn Luận Dục’ hai quyển, 'Thương Hàn Phụ Dực’ hai quyển, hợp lại lấy tên là ‘Thương Hàn Lai Tô Tập’. Ông cũng có giáo chính ‘Hoàng Đế Nội Kinh’ soạn ra một sách ‘Nội Kinh Hợp Bích’ tiếc là đã bị thất lạc. Nhưng xem luận thuật trong ‘Thương Hàn Lai Tô Tập’ có thể thấy được ông đã rất công phu trong việc nghiên cứu ‘Nội Kinh’. Phép học trị liệu của ông nghiêm túc, khách quan. Ông nhận xét rằng: ‘Thương Hàn Luận’ là sách phương thuốc dẫn đường cho kẻ hậu học. Nhưng vì từ trước những nhà chú thích tuy nhiều, riêng ai nấy bổ sung chỗ tâm đắc của minh, chưa chắc đã phù hợp với nguyên ý của Trọng Cảnh. Theo ông, sách ‘Thương Hàn Luận’, qua tay Thúc Hòa biên soạn, đã không còn là sách của Trọng Cảnh, nghĩa của Trọng Cảnh sai sót nhiều, văn của Thúc Hòa luận thuật cũng nhiều, sau trải qua Phương Hữu Chấp, Dụ Xương hai nhà nữa, lại càng xa ý chỉ của Trọng Danh y Cảnh; lời luận càng lạ, cách lẽ càng xa, những điều phân tích càng mới, cổ pháp càng loạn. Ông càng không đồng ý với học thuyết ‘Tam Cương Đảnh Lập’, cho rằng đó là ‘mai một tâm pháp của Trọng Cảnh’. Đồng thời ông cũng phản đối việc theo chủ trương của phái cựu luận ‘không dám thêm bớt một chữ, dời đổi một tiết sách’ cho rằng thực: chất tinh thần của ‘Thương hàn luận’ là biện chứng luận trị, không màng là cựu luận Trọng Cảnh hoặc toản tập Thúc Hòa, chỉ cần phù hợp với tinh thần biện chứng luận trị, sự chân ngụy sẽ không là chủ yếu. Thế là ông mạnh dạn đề xuất phương pháp dùng phương để phân loại chứng , lấy phương gọi tên chứng , phương không câu nệ kinh, hội tập các lý luận, đem sách của Trọng Cảnh đính chính, chú giải, soạn ra sách ‘Thương Hàn Lai Tô Tập’ (lai tô: chết rồi sống lại) phát huy tinh nghĩa của ‘Thương hàn luận’. Sách này thể hiện sự nghiên cứu tinh thâm bệnh thương hàn của ông, một thành tựu siêu việt có ảnh hưởng cực lớn đối với công việc nghiên cứu ‘Thương hàn luận’ của đời sau. Cho nên có ngươi gọi ông là ‘công thần của Trọng Cảnh, tránh hữu của chư gia (tránh hữu: bạn thẳng thừng khuyến dụ bạn bè). Nhà ôn bệnh học trứ danh Diệp Thiên Sĩ cũng khen sách này là ‘độc khai sinh diện, khả vi thù thế chi bảo’ (riêng mở đường mới, đáng là của báu giúp chơi), đủ thấy giá trị của quyển sách. Danh y LA THIÊN ÍCH (Không rõ năm sinh măm mất) Thiên Ích tự Khiêm Phủ, người đời Kim, Nguyên, Chân Định, Cả Thành (nay là Hà Bắc, Chính Định Thành). Ông là học trò của Lý Đông Viên, có viết sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’ Và ‘Nội Kinh Loại Biên’. Thuở nhỏ, ông vâng lời cha lập chí học sách y và Kinh, Sử, Thi, Thơ. Vì học với thầy dở nên mặc dầu hết lòng chịu khó, nghề y cũng chưa có tiến bộ . Lý Đông Viên tuổi già muốn tìm thu học trò để truyền y đạo lại cho đời sau. Một người bạn tên Châu Đức Phủ tiến cử La Thiên Ích. La cả mừng theo Châu đến bái yết. Lý Đông Viên thấy mặt bèn hỏi: ‘Nhà ngươi đến học hành y để kiếm tiền hay là học để truyền y đạo cứu người? La trả lời: ‘Kẻ ngu này tuy không minh mẫn, cũng mong thầy đùng chê mà chỉ giáo cho, truyền đạo là sở nguyện của tôi’. Đông Viên nghe xong rất vừa ý bèn thu làm đệ tử. La theo thầy chịu khó chuyên cần học, hè nóng đông lạnh không dám xao lãng, luôn hơn mười năm nắm vũng được y thuật cao siêu thần diệu của thầy Lý. Thầy Lý luôn chỉ đạo trò La: ‘Trị bệnh phải tôn cổ mà không nệ cổ (theo một cách mù quáng), chế biến thích nghi với thời tiết, với phong thổ, lòng phải sáng suốt để biện chứng (bệnh) mà ra đơn (thuốc), mới có thể dự đoán Danh y được ngày nào bệnh khỏi’. Thầy yêu cầu trò tổng kết cho thầy kinh nghiệm về phương diện này, phân loại, qui nạp các phương pháp trị liệu bệnh tật, thông qua sự chỉnh lý ‘Nội kinh’. Thiên Ích vâng lời soạn thảo, trước sau bỏ đi ba bản thảo Thầy không hài lòng, bỏ hết toàn bộ. Thiên Ích lại nghiên cứu đi, nghiên cứu lại trong thời gian ba năm, sau cùng mới viết nên một bộ sách tương đối có thể phản ánh quan điểm học thuật của lão sư đề tên ‘Nội Kinh Loại Biên’, Lý Đông Viên nhìn nhận là được và khen ngợi. Khi sắp lìa đời, Đông Viên lấy ra số sách do mình trước thuật, sắp xếp theo loại giao cho Thiên ích, đồng thời dặn bảo: ‘Số sách này giao cho trò, không phải vì Lý Minh Chi và La Khiêm Phủ, mà vi hậu thế trong thiên hạ, cẩn thận đùng để mai một, suy nghĩ mà thực hành’. Về sau, Thiên Íh tuân theo di chúc của thầy xuất bản số sách này, đáng tiếc là đã thất truyền! Sau khi sư phụ qua đời, Thiên Ích phụng dưỡng sư mẫu họ Vuông như mẹ ruột hơn mười năm trời, đến tuổi 80 bà mất. La Thiên Íh từ nhà thầy về quê Cảo Thành mở cửa xem mạch. Năm 1246, người Cảo Thành bệnh nhọt độc (đầu đanh) nhiều đặc biệt. Huyện doãn Đổng Văn Bỉnh lấy vài đơn thuốc trị bệnh này giao cho thầy La, xin nhờ thầy giúp trị bệnh cho dân. Thiên ích đồng ý. Đổng doãn bèn yết bảng cáo thị toàn huyện: ‘Phàm ai bị bệnh nhọt độc, Danh y hãy vào thành lấy thuốc nơi nhà thầy La Thiên ích, tiền thuốc do quan chi trả’. Làm như thế hơn một năm cứu người rất nhiều, tên của thầy thuốc họ La cũng vì đó mà được nhiều ngươi biết. La Thiên ích sống ở thời đại binh Nguyên đánh xuống phía nam, phương bắc hỗn loạn. ông cũng bị gọi hai lần tùng quân chinh chiến. Khi phụ trách y vụ ở trong quân ngũ, ông lợi dụng đi đến đâu cũng phỏng vấn các bậc thầy để học cái hay của dân chúng, nâng cao y thuật. Nhờ ông có lòng hiếu học, y thuật của ông ngày càng tinh diệu. Về già, ông lấy lý luận của ‘Nội kinh’ và quan điểm học thuật của Lý Đông Viên làm cơ sở, tham khảo học thuyết của các nhà, đồng thời kết hợp kinh nghiệm cá nhân, soạn ra một bộ ‘Vệ Sinh Bảo Giám’, gồm 24 quyển. Với lý luận quan hệ thực tiễn, cách xem trọng học thuyết Tỳ Vị, lý và pháp gồm đủ, tiết mục rành mạch, bộ sách có giá trị tham khảo lâm sàng tương đối cao. . bái y t. Lý Đông Vi n th y mặt bèn hỏi: ‘Nhà ngươi đến học hành y để kiếm tiền hay là học để truyền y đạo cứu người? La trả lời: ‘Kẻ ngu n y tuy không minh mẫn, cũng mong th y đùng chê mà chỉ. Danh y HỨA THÚC VI (1080 – 1154) Tự là Tri Khả, người Bạch Sa, Chân Châu (nay là Nghi Tnmg, Giang Tô), từng ở Bì Lăng, là một trong số y học gia trứ danh ở đời Tống đã. La, xin nhờ th y giúp trị bệnh cho dân. Thiên ích đồng ý. Đổng doãn bèn y t bảng cáo thị toàn huyện: ‘Phàm ai bị bệnh nhọt độc, Danh y h y vào thành l y thuốc nơi nhà th y La Thiên ích,

Ngày đăng: 27/07/2014, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w