1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Danh y LÂM BỘI CẦM docx

5 301 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Danh y LÂM BỘI CẦM (1772 – 1839) Lâm Bội Cầm, tự Vân Hòa, hiệu Hy Đồng, ngươi đời Thanh, Đơn Dương (nay là Giang Tô, Đơn Dương). Ông là kẻ sĩ, sính văn chương thi phú. Niên hiệu Gia Khánh, năm Mậu Thìn (1808), đỗ Hương khôi (đầu bảng thi Hương); năm sau đến kinh ứng thí không đỗ, bèn hồi hương mở lớp dạy học, đồng thời nghiên cứu y học. Ban ngày ông dạy học, tối lại chong đèn nghiên cứu sách y, trải mấy mươi năm không biết mệt. Các sách ‘Tố Vấn’, ‘Linh Khư', ‘Nạn kinh’, ‘Thương hàn’, và sách y của chư gia, không sách nào không tinh thông. Tuy ông không coi nghề thầy thuốc là nghề chính, nhưng trị khỏi rất nhiều người, tích lũy được kinh nghiệm lâm sàng phong phú. Tuổi già, ông yêu cầu người bệnh trả lại các đơn thuốc; ông chọn các đơn trọng yếu chép làm y án, biên thành sách ‘Loại Chứng Trị Tài’. ‘Loại Chứng Trị Tài’ viết xong vào năm thứ 19, Niên hiệu Đạo Quang (1839), trọn bộ gồm 8 quyển, phân môn biệt loại, luận thuật các loại chứng hậu. Trong mỗi loại, trước 'hết là luận trị, kế là mạch hậu, sau đó là phụ phương, rết hết là phụ liệt nghiệm án lâm sàng của mình. Sách nhấn mạnh: trị bệnh trước phải biết chứng và biện chứng , lấy ‘Nội kinh’ làm gốc, chiếu theo kinh lập luận, lại tham khảo Danh y tinh luận của y gia các đời, chọn tài liệu phải thận trọng. Thể lệ của sách theo ‘Thẩm Thị Tôn Sinh Thư'. Đến ngày nay, sách vẫn có giá trị nghiên cứu cao. Con ông là Lâm Chi Bản, tự Quân Thạch, nối được nghiệp y của cha. Để không phụ tấm lòng ‘tế thế’ của cha, Quân Thạch không nỡ giữ sách làm của gia truyền, cho nên vào năm đầu niên hiệu Hàm Phong (1851), đem ‘Loại Chứng Trì Tài’ khắc bản ấn hành. Danh y LÂU ANH (1332 – 1400) Lâu Anh, tự Kim Thiện, một tên nữa là Công Sảng, người đời Minh, ở Tiêu Sơn (nay là Chiết Giang, Tiêu Sơn) ông là một y gia thời Minh sơ. Ông xuất thân nhà trí thức, bốn tuổi đã bắt đầu học chữ, bảy tuổi đọc ‘Nội kinh’. Năm 13 tuổi, mẹ bệnh, ông hết lòng nuôi bệnh, nếm trước thang thuốc trước khi cho mẹ uống, lòng hiếu thảo vang tiếng trong thôn xóm. Ông là bạn của Đái Tư Cung. Trong khi mẹ ông mắc bệnh, Tư Cung vâng lệnh cha ba lần đến Tiêu Sơn chữa trị bệnh giảm dần, Lâu Anh cảm kích mười phần. Ông thường thường thỉnh giáo với họ Đái về y thuật. Tư Cung khen ông ‘siêng năng hiếu học, sau ắt nên danh’. Tư Cung là đệ tử giỏi của Chu Đan Khê. Lâu Anh cũng rất sùng bái Chu Đan Khê, tự cho là ‘người học lõm thầy Đan Khê’. Chu Đan Khê qua đời, Lâu Anh từng đến Nghĩa ó viếng điếu. Tuổi trung niên, Lâu Anh nghiên cứu sâu các sách cổ điển ‘Tố Vấn’, ‘Nạn kinh’, y thuật càng thâm tinh thông. Nhà Minh, niên hiệu Hồng Vũ năm thứ 10 (1877), ông vâng chiếu vào kinh trị bệnh cho Thái tổ Chu Nguyên Chương, được vua khen ngợi, phong chức Thái y. Ông lấy cớ tuổi cao, có bệnh, cố từ về quê nhà. Tuổi già, Ông tập trung sách ‘Nội kinh’, các sách thuốc đời sau sách này, kết hợp với phần tâm đắc khi Danh y nghiên cứu y học và kinh nghiệm lâm sàng của mình biên soạn một sách ‘Y Học Cương Mục’. ‘Y Học Cương Mục’ là một bộ sách thuốc gồm 40 quyển có tính cách tổng hợp, tư liệu phong phú, cương mục rõ ràng, tuyển luận các phương thuốc tương đối có giá trị cao, được y gia đời sau xem trọng. Danh y LÊ MẠNH DIỆM Không rõ quê quán. Soạn dịch bộ Tuệ Tĩnh Lãn Ông, gồm 2 quyển: Tuệ Tĩnh Lãn Ông Thuốc Nam Chữa Bệnh (Hà Nội 1940) và Tuệ Tĩnh Lãn Ông Dược Tính Thuốc Nam (Hà Nội 1939). LÊ NGỌC VŨ Không rõ quê quán. Soạn sách Cấp Cứu Kỳ Phương (Hà Nội 1939), Hải Thượng Lãn Ông Nghề Làm Thuốc Việt Nam (Hà Nội 1944). . Danh y LÂM BỘI CẦM (1772 – 1839) Lâm Bội Cầm, tự Vân Hòa, hiệu Hy Đồng, ngươi đời Thanh, Đơn Dương (nay là Giang Tô, Đơn Dương). Ông là kẻ sĩ,. sách n y, kết hợp với phần tâm đắc khi Danh y nghiên cứu y học và kinh nghiệm lâm sàng của mình biên soạn một sách Y Học Cương Mục’. Y Học Cương Mục’ là một bộ sách thuốc gồm 40 quyển có. kinh ứng thí không đỗ, bèn hồi hương mở lớp d y học, đồng thời nghiên cứu y học. Ban ng y ông d y học, tối lại chong đèn nghiên cứu sách y, trải m y mươi năm không biết mệt. Các sách ‘Tố Vấn’,

Ngày đăng: 27/07/2014, 11:20

Xem thêm: Danh y LÂM BỘI CẦM docx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w