Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
120,14 KB
Nội dung
Những lưu ý khi thi môn Lịch sử >> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân (Hiếu học) Đối với môn thi Lịch sử, khi đọc câu hỏi thí sinh nên gạch dưới ý cần trả lời của câu hỏi trên giấy nháp và trả lời theo ý đã gạch để tránh bị lạc đề, cần đọc kỹ xem đề bài hỏi gì và trả lời đúng trọng tâm. Làm thế nào để ôn tập thật tốt môn học này? Nếu học thuộc lòng từng câu từng chữ thì không bao giờ có thể nhớ hết được, nên để dễ thuộc thì nên chia ra thành từng vấn đề nhỏ, nên học theo “các dạng bài” sẽ dễ nhớ, dễ hiểu. Thông thường lịch sử có các dạng bài như: - Dạng bài các cuộc cách mạng, các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch (chú ý đến logic của dạng bài này, gồm: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử); Dạng bài các hội nghị, các đại hội; - Dạng bài lịch sử một nước (cần học theo những vấn đề như: tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ). - Trước hết, cần nắm một số vấn đề cốt lõi sẽ gặp trong đề thi. Mặc dù kiến thức lịch sử ở lớp 12 rất rộng (cả lịch sử thế giới và Việt Nam) nhưng đề thi ĐH thường chỉ xoay quanh một số nội dung chính. Ví dụ với lịch sử thế giới thường gồm: Hội nghị Ianta, Liên Hiệp Quốc, Liên Xô, Trung Quốc, Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, quan hệ quốc tế, cách mạng khoa học-công nghệ… - Tiếp đó, muốn nắm vững kiến thức, các em nên học theo từng giai đoạn lịch sử và học theo phương pháp chia nhỏ. Mỗi giai đoạn chia ra thành các đề mục, mỗi đề mục sẽ gồm các ý… Ví dụ với lịch sử Việt Nam thì cần chia làm 5 giai đoạn chính: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975 đến nay. Mỗi giai đoạn sẽ có những nội dung cốt lõi cần phải nắm. - Biết liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Bởi nội dung của chương trình lịch sử phổ thông có 2 phần riêng biệt nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu biết liên kết 2 phần này thì chắc chắn sẽ hiểu sâu sắc hơn những vấn đề của lịch sử. Ví dụ đề từng có câu: “Nêu những sự kiện thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa Lào và Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Pháp và Mỹ?”. Nếu không biết liên kết thì sẽ làm bài lệch lạc và sẽ không có điểm cho câu này. - Biết xử lý tình huống lịch sử. Nghĩa là không phải học tủ, đoán mò mà phải nắm vững những vấn đề cơ bản của lịch sử để có thể xử lý mọi tình huống có thể ra khác nhau trong một câu của đề thi. Tùy theo yêu cầu của đề mà học sinh phải biết xử lý sao cho phù hợp. Lập dàn bài vào giấy nháp trước khi viết Khi cầm đề thi nên đọc kỹ để xác định yêu cầu của đề là phân tích, so sánh hay nhận định các sự kiện lịch sử, tránh làm lạc đề. Đặc biệt, nên khoanh vùng thời gian và sự kiện lịch sử diễn ra ở giai đoạn/thời kỳ nào. Khi đọc đề, nên viết nhanh vào giấy nháp để không quên. Sau đó, lập đề cương trong giấy nháp khoảng 10-15 phút, vạch ra những sự kiện chính và đánh dấu những cột mốc quan trọng để viết kỹ hơn. Chỉ nên chọn những câu nào làm được thì làm trước, tạo tâm lý thoải mái, không nên chọn câu nhiều điểm và sa lầy vào mất nhiều thời gian. Không nên viết quá dài, chỉ chuyển ý ngắn gọn theo hình thức lập luận, không cần có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài dài dòng như một bài thi môn Văn. Về cách trình bày, sau khi hết một ý chính, một sự kiện nên xuống hàng và thụt đầu dòng, trình bày văn phong trong sáng, chữ viết sạch đẹp. Một điều cần lưu ý là nên phân chia thời gian cho các câu hỏi, cố gắng làm hết, không bỏ sót. Và cuối giờ thi nên dành 10-15 phút đọc lại bài. Đây là một bước không kém phần quan trọng để nhận ra những thiếu sót của mình trong quá trình làm bài. Thêm một cách học thi môn Lịch sử. >> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân (Hiếu học). Lịch sử không phải là môn học khô khan, nếu biết cách học thì có thể biến môn học này thành hấp dẫn. Cách học lịch sử được trình bày ngắn gọn sau đây là những gợi ý quan trọng để các em học sinh ôn tập tốt môn lịch sử và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mỗi giai đọan lịch sử thường có những sự kiện nổi bật gắn với những nhân vật lịch sử tiêu biểu, đánh dấu những bước phát triển (hoặc đôi khi có sự thụt lùi) của lịch sử. Từ đó có thể so sánh các giai đọan lịch sử với nhau, rút ra những bài học lịch sử, thấy được những nguyên nhân thành công hay thất bại gắn liền với công hay tội của các nhân vật lịch sử. Kinh nghiệm ôn tập môn lịch sử: Là một giáo viên dạy môn Lịch sử có nhiều kinh nghiệm đứng lớp và chấm thi, tôi xin “bật mí” cho các em một vài kinh nghiệm ôn tập để đạt điểm cao môn học được cho là khô khan và “khó nuốt” này. - Học sử, các em nên học theo giai đoạn. Cụ thể lịch sử Việt Nam có các giai đoạn sau: 1919- 1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975; 1975-2000. Các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản của từng giai đoạn. Muốn vậy, hãy soạn đề cương về những vấn đề cơ bản của từng giai đoạn. - Khi ôn tập cho từng giai đoạn, nên hệ thống kiến thức, hệ thống những vấn đề trọng tâm, những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó. Nên tập trung học dứt điểm một vấn đề, một giai đoạn, đừng học nhảy cóc lung tung… - Khi học, các em nên sơ đồ hoá kiến thức một cách ngắn gọn cho dễ nhớ. Ví dụ, về hoàn cảnh của việc ký kết Hiệp định Pari tháng 1-1973, nên sơ đồ hoá ngắn gọn như: “Thất bại 12-1972 → ký Hiệp định Pari 1973”. Và khi trình bày, em phải viết đầy đủ như sau: “Thất bại nặng nề trong cuộc tập kích chiến lược bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972 buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari…”. Học bằng cách sơ đồ hoá kiến thức như vậy vừa dễ nhớ vừa rèn luyện được kỹ năng làm bài, từ tổng hợp đến khái quát và triển khai các ý… - Trong quá trình học phải biết xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm, không nên trong sách giáo khoa có gì là học nấy. Nếu không có phương pháp, không biết đâu là kiến thức cơ bản mà cố nhồi nhét tất cả vào trong đầu thì rất dễ “tẩu hỏa nhập ma”, khi thi sẽ lẫn lộn, viết lan man, không có trọng điểm. Sau khi học xong một vấn đề, một giai đoạn, các em tự kiểm tra kiến thức mà mình đã học bằng cách trình bày ra giấy, không nên chỉ hình dung đại khái trong đầu. Khi viết, không được sử dụng tài liệu. Sau khi viết cần so sánh với các tài liệu để bổ sung những chỗ sai sót. Nếu sai sót nhiều thì cần học lại và viết lại. Việc làm này cực kỳ quan trọng, nó vừa giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài, vừa giúp khắc sâu kiến thức. Nếu các em chỉ học thuộc bằng miệng thì sẽ không thể khắc sâu kiến thức được, nhìn vào tài liệu là em thuộc làu một cách trôi chảy nhưng khi đặt bút viết ra giấy là “bí” hoặc thiếu sót nhiều ý. Do đó, các em phải chịu khó viết ra giấy để biết chắc là mình đã nắm vững kiến thức. Nhiều em bỏ qua khâu này, cứ tưởng là mình đã thuộc nên khi thi cầm bút viết mới bị… “bí”, thiếu ý và…mất điểm. Tôi tin với phương pháp và cách học môn lịch sử như trên, các em sẽ “hạ gục” được môn học bị cho là khô khan và “khó nuốt” này! Để làm bài thi môn Lịch Sử đạt điểm cao. >> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân (Hiếu học). Làm thế nào để thi môn Lịch Sử đạt điểm cao? Ôn thi như thế nào và cách làm bài như thế nào? Sau đây là những lỗi thường mắc phải và các điều bạn cần lưu ý. Để học tốt môn Lịch Sử: "Học để hiểu và nhớ bài". Với môn lịch sử, mặc dù phải nhớ mốc lịch sử đó là năm tháng (có thể bỏ qua ngày). Nhưng vấn đề là bạn phải hiểu sự kiện ấy có ý nghĩa như thế nào chứ không phải trình bày các con số khô khan, vô nghĩa. Bởi các bạn sẽ khó đạt được điểm cao nếu chỉ đưa ra con số, số liệu mà không có phân tích, chứng minh. Vì thế, các bạn nên chia từng thời kỳ ra để học và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện và hiểu nó chứ không chỉ thuộc lòng một cách máy móc theo sách giáo khoa. Có nghĩa là bạn phải sắp xếp các kiến thức ấy vào đúng nội dung, yêu cầu để trả lời câu hỏi đưa ra. (Các câu hỏi có thể là về hoàn cảnh lịch sử, người mở chiến dịch, nội dung văn kiện, diễn biến như thế nào, mục tiêu – ý nghĩa các lĩnh vực chính trị - xã hội ra sao…). Tóm lại, để học tốt môn Lịch Sử, các bạn nên học theo trình tự chặt chẽ từ chương, bài, mục trong sách giáo khoa. Không phải là quên gì học đó, mà nên ôn tập có hệ thống để dễ dàng liên kết được các vấn đề. Cách làm bài: cần làm nháp đề cương. Trong quá trình làm bài không nên sa đà vào sự kiện mà phải nêu bật được tính khái quát của vấn đề. Đó là các bạn cần phân tích đề bài, đề hỏi điều gì thì trả lời cái đó. Vì thế, nên làm đề cương sơ lược trước khi bắt tay vào viết để tạo ra trật tự, trình tự viết mạch lạc. Cách này sẽ giúp cho bạn không bị mất ý lớn, không bỏ sót điều quan trọng hoặc nếu có mất, chỉ mất những chi tiết nhỏ (mất điểm ít thôi). Làm đề cương có nghĩa là nhằm vào nội dung chứ không phải là làm văn (lập mở bài, thân bài, kết luận). Nháp được nội dung đề cương, bạn dễ dàng viết được mở bài. Cứ làm bài đến hết nội dung, bạn sẽ đi đến được kết luận. Môn Lịch Sử không cần quá chú trọng nhập đề, mở bài như môn Văn, mà phải nhằm vào thân bài, vào nội dung, ăn điểm là nằm ở phần này. Lỗi thường gặp của các bạn khi làm bài là: Không suy nghĩ kỹ câu hỏi đã làm bài. Câu hỏi không đòi hỏi viết nhiều lại viết rất dài. Điều này là không cần thiết. Không phải cứ viết dài là được điểm nhiều mà cách này sẽ hao tốn rất nhiều thời gian làm bài. Ví dụ hỏi về vấn đề “thuận lợi” thì các bạn không cần phải nêu nhiều về vấn đề “khó khăn” làm gì. Hoặc hỏi nội dung về quyền dân tộc cơ bản trong Hiệp định Genever, Hiệp định Paris… chẳng hạn, thì bạn chỉ trả lời cụ thể về quyền dân tộc trong hiệp định chứ không trình bày toàn bộ hiệp định. Đây là lỗi phổ biến, do chủ quan với các câu hỏi, đọc đại khái, viết theo ý mình dẫn đến việc thừa thiếu không cần thiết trong bài làm. Tuy không bị trừ điểm nhưng bạn đã tự trừ điểm của mình vào chỗ khác. Ngoài ra, phải trả lời tất cả các câu hỏi, không chỉ làm một câu thật tốt mà bỏ câu khác không làm. Bố trí thời gian cho từng câu: 180 phút là 10 điểm, trừ thời gian nháp 30 phút, vậy 1 điểm làm trong 15 phút. Chia theo tỷ lệ điểm và tránh việc dành thời gian chỉ cho một vài câu. Câu nào dễ làm trước, khó làm sau. Về đề thi, cần lưu ý: Theo nguyên tắc chung của Bộ, đề thi phải nằm trong chương trình (chiếm 80 - 90% trong đề thi). Vì vậy, nên bám sát sách giáo khoa, không nên đọc quá nhiều tài liệu và cũng không nên học tủ vì câu hỏi thường hay lô -gíc với nhau. Đế thi đại học ít khi hỏi vụn vặt, quá chi tiết. Do đó, không nên học thuộc theo kiểu học vẹt, học quá chi tiết mà phải chọn lọc kiến thức, nắm các sự kiện và mô tả, đánh giá, nhận xét được vấn đề. Sử dụng các câu hỏi trong sách và tự mình trả lời, sau đó so sánh với đáp án. Tuyệt đối không nhìn chép, nếu thấy còn nhiều thiếu sót, phải bổ khuyết và tự kiểm tra đánh giá lại. (Mẹo học để hiểu và nhớ bài). Những câu hỏi đã ra năm trước, có thể năm sau không lặp lại. Nhưng nội dung vẫn có thể hỏi ở góc độ khác. Vì vậy, các bạn phải học kiến thức toàn diện, có hệ thống, tuyệt nhiên không học tủ, học lệch. Một lưu ý nữa, trong hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, chương trình có thể giảm tải kiến thức. Nhưng trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH thì không giảm nên các bạn phải phải học trọn chương trình. Tuy nhiên, môn Lịch Sử sẽ trở nên lý thú và dễ học nếu bạn siêng một chút và học có hệ thống để nắm được các ý chính, nắm được cái “khung”, cái “sườn” của nó. Kinh nghiệm học tốt các môn xã hội >> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân (HieuHoc): Kiến thức do các môn xã hội đem lại rất lý thú nhưng việc học các môn này lại không mấy thuận buồm xuôi gió với không ít người. Hiếu Học xin chia sẻ một số kinh nghiệm để có thể “chống trọi” cũng như trở thành thủ lĩnh của các môn “khó nhằn” này. Phải có đam mê Có thể nói khối xã hội (thường gọi là khối C khi đi thi đại học, cao đẳng) mang tính đặc thù hoàn toàn khác với các khối khác. Vì vậy điều kiện tiên quyết phải có đó là sự say mê với nó. Khối này bao gồm ba môn là Văn, Sử, Địa – những môn lâu nay vẫn được coi là học thuộc lòng. Học khối xã hội cho thấy những giá trị của cuộc sống được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tuỳ vào cách cảm cách nghĩ. Nhưng dù nhìn nhận dưới góc độ nào thì những điều ấy cũng luôn cho người học sự tò mò muốn khám phá và tìm hiểu. Và bạn hãy học bằng sự yêu thích của mình. Đối với môn Văn, đây được coi là môn chính của khối và luôn cần được đầu tư nhiều. Học môn văn không khó nếu bạn biết cách “hành văn” hợp lí. Bạn phải có nhiều cảm xúc, trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt trôi chảy suy nghĩ của mình. Điều này là thực sự cần thiết. Còn môn Sử thì sự chăm chỉ là yếu tố then chốt có thể cởi bỏ nút thắt về những số liệu, những sự kiện có tính chất liền mạch. Học Sử rất hấp dẫn, bạn như được trở về quá khứ tìm theo những dấu chân, xâu chuỗi các vấn đề của lịch sử. Môn này hay và nhiều điều đáng để lưu ý khi học khối xã hội và được điểm cao ở môn này cũng không phải là chuyện quá khó. Môn Địa lý có lẽ được coi là môn học dễ trong ba môn nói trên. Môn này không quá khắt khe về tài liệu, con số hay những dẫn chứng. Từ thực tế và sự quan sát người học cũng có thể nêu được vấn đề của bài học và đưa ra những nhận xét khái quát nhất. Nên chăm chỉ và có sự đầu tư Học các môn này, bạn hãy dành nhiều thời gian hơn một chút. Nó đòi hỏi bạn phải suy nghĩ, đòi hỏi bạn phải tưởng tượng cả giờ đồng hồ để có một câu văn hay, ghi nhớ hàng giờ đồng hồ với những sự kiện lịch sử và phân loại hàng giờ với những số liệu của môn địa. Bạn sẽ được rèn luyện thêm cả tính kiên nhẫn, cẩn thận và sự chỉn chu khi học khối xã hội này rồi đấy. Thường xuyên học các môn này để nó có sự liên tục không bị đứt quãng. Khi bạn tạo cho mình thói quen đó thì không chỉ riêng khối xã hội mà các khối khác cũng không làm bạn quá vất vả. Yêu cầu đọc nhiều tài liệu và các sách chuyên ngành cũng là điều cần thiết. Nếu bạn không đọc thêm mà chỉ đọc những cuốn sách giáo khoa đó thì rất khó nắm bắt kiến thức. Tuy nhiên, kỹ năng đọc sách cũng rất quan trọng, nó giúp bạn biết đọc cái gì và đọc như thế nào sao cho hiệu quả. Hãy cố gắng nạp các thông tin và các kiến thức càng nhiều càng tốt cho bạn. Tránh tư tưởng học vẹt, học tủ Đối với khối xã hội bạn nên tránh tư tưởng học “vẹt” vì nó không giúp được gì nhiều cho bạn. Học thuộc không có nghĩa là học hôm nay rồi ngày mai lại mới mẻ theo kiểu “chữ thầy trả thầy”. Bạn cần xác định được cái gì là cần thiết cho mình. Những kiến thức bạn có về các khối ngành xã hội là rất rộng, bạn sẽ hiểu biết được nhiều hơn về thế giới bên ngoài cũng như những điều cơ bản của cuộc sống. Hãy học hiểu thay vì học tủ. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn có những bài tự luận hay và ý nghĩa. Các bạn hãy cố gắng tóm lược bài học của mình ngắn gọn có đánh giá và nhận xét của cá nhân. Thói quen này được hình thành thì bạn sẽ học bài khá dễ dàng và không mất quá nhiều thời gian cho các môn học. Bạn nên có một phương pháp riêng của mình để học sao cho hiệu quả. Khi đó, các môn xã hội không những không gây trở ngại mà còn kích thích sự tò mò của bạn. Học vẹt chỉ có thể là phương án tình thế cứu cánh cho bạn khi lâm vào tình trạng không kịp học bài. Bạn cứ thử học vẹt một làn xem kết quả như thế nào nhé! Giai đoạn chạy nước rút Không riêng khối xã hội mà các khối khác cũng có giai đoạn chạy nước rút. Tuy nhiên bạn nên ưu tiên nhiều cho các môn học thuộc này. Thực tế, các môn học hiểu chiếm khá nhiều trong quỹ thời gian của bạn. Vì vậy, bạn phải phân bố thời gian hợp lí, biết học cái gì trước cái gì sau. Vào kì thi, bạn hãy thoải mái với những gì mình đẽ có, tránh sự áp lực quá mức để rồi “sôi hỏng bỏng không”. Theo kinh nghiệm của Hiếu Học, để kiếm được điểm cao ở khối xã hội không khó nếu bạn biết cách trình bày vấn đề rõ ràng, logic và mạch lạc. Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được những người “cầm cân nảy mực” chú ý. Vì vậy, các bạn hãy phát huy thế mạnh của mình để thành công trong khối ngành xã hội này nhé. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thể học bài tốt hơn và yêu thích khối xã hội nhiều hơn. Bí quyết ôn thi của các thủ khoa khối C Xem tin gốc Pháp luật TPHCM - 1 tuần trước 104 lượt xem 1 tin đăng lại Phải có lịch thời gian ôn luyện, bám sát kiến thức sách giáo khoa, tập hệ thống hóa kiến thức theo từng nhóm vấn đề có liên quan. Tập giải đề thi các năm trước… Facebook Twier 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Đề thi ĐH-CĐ khối C vừa đòi hỏi phải học thuộc lòng, vừa yêu cầu khả năng tư duy và liên hệ thực tế làm nhiều sĩ tử ngán ngại. Các thủ khoa kỳ thi ĐH năm 2010: Nguyễn Huỳnh Luân (ĐH KHXH&NV TP.HCM), Nguyễn Thị Thúy Nguyên (ĐH Sư phạm TP.HCM) và Lê Thị Thanh (ĐH Sài Gòn) đã chia sẻ bí quyết ôn thi khối C của họ. Nên lập thời gian biểu Thường thì sĩ tử rất ít lập thời gian biểu ôn thi vì cho rằng mất thời gian, tự làm khổ mình. Tuy nhiên, theo Nguyễn Huỳnh Luân, hầu hết các môn khối C đều là tự học nên việc lập thời gian biểu cụ thể sẽ giúp phân phối thời gian ôn thích hợp nhất cho từng môn. Bạn Nguyễn Thị Thúy Nguyên nhận định: Cả ba môn văn, sử, địa đòi hỏi phải ghi nhớ nhiều sự kiện, nội dung, số liệu. Để đạt được điều này, em đã tự chia thời gian cụ thể trong ngày cho từng môn học và lên lịch trước cho cả quá trình ôn. “Khi mới làm điều này, em cũng thấy ngán nhưng thời gian sau quen, thấy việc lên lịch phân chia thời gian ôn cho từng môn cũng dễ và ôn rất vào ”. Lê Thị Thanh góp thêm: Em thấy việc lập thời gian biểu giúp mình chủ động được thời gian và có động lực khi ôn bài, đỡ gây áp lực “học thật mau” mà chẳng hiệu quả Việc lập thời gian biểu cụ thể sẽ giúp phân phối thời gian ôn thi thích hợp để đạt được kết quả tốt. Ảnh: HTD Bám sát sách giáo khoa Nhiều bạn có quan niệm đề thi ĐH-CĐ là phải cao siêu nên mua rất nhiều tài liệu tham khảo, điều này chưa thật đúng. Thủ khoa ĐH Sư phạm nhận xét: Nội dung đề thi đều thuộc kiến thức phổ thông nên khi ôn bài, em lấy kiến thức trong sách giáo khoa làm chuẩn. “Theo em, đây là nguồn tài liệu quan trọng nhất, khi đã nắm vững nó rồi em mới tham khảo thêm các tài liệu bên ngoài, mở rộng và liên hệ thêm. Nếu mình đọc một lúc quá nhiều tài liệu sẽ làm rối kiến thức trọng tâm” - Thúy Nguyên chia sẻ. Huỳnh Luân cho biết em sưu tập khá nhiều đề thi của những năm trước và thấy đề thi khối C qua các năm chủ yếu gói gọn trong sách giáo khoa, mà nhiều nhất là kiến thức của lớp 12. Bởi vậy lúc ôn thi em chủ yếu học theo sách giáo khoa và bài giảng của thầy cô trên lớp… Thỉnh thoảng em cũng đọc báo về những vấn đề thời sự để ghi nhận lại một số thông tin quan trọng, các câu nói nổi tiếng để phục vụ cho bài viết nghị luận xã hội… Tóm tắt kiến thức Với khối C, kiến thức các bài trong từng môn và giữa các môn thường liên quan với nhau. Bởi vậy học hiểu và khái quát kiến thức của từng môn là rất quan trọng. Thúy Nguyên bộc bạch: “Em thường tóm tắt kiến thức của từng bài, từng chương. Em là người dễ quên. Trước khi học một bài mới, em thường ôn lại bài hôm trước, cuối tuần thì dành thời gian tổng hợp lại kiến thức đã ôn tập được cả tuần. Như vậy sẽ nhớ lâu hơn”. Bạn Lê Thị Thanh cũng góp ý: “Bạn đừng tiếc thời gian để tóm tắt lại bài, vì trong lúc ôn bạn phải nhớ rất nhiều số liệu, đôi khi các số liệu còn trùng nhau. Vì vậy, tóm tắt kiến thức cũng là một cách học hiểu rất hiệu quả”. Tự tin vào bản thân Lúc bắt đầu học ôn, cảm giác lo lắng và áp lực tâm lý thường rất lớn. Cả ba thủ khoa đều cho rằng muốn vượt qua điều này, các bạn nên đặt ra mục tiêu và tự tin vào bản thân là bạn có thể hoàn thành tốt mục tiêu đó. Bạn Lê Thị Thanh dặn dò: “Bạn nên nhớ “Tự tin là bí quyết của sự thành công”. Có tâm lý tốt coi như bạn đã thành công một nửa. Để có tâm lý tốt, bạn nên ăn uống đầy đủ để có sức khỏe. Khi thấy mệt thì ngủ, giải lao khoảng 15 phút, nghe loại nhạc mà bạn yêu thích rồi sau đó học tiếp, như vậy bạn sẽ cảm thụ bài tốt hơn. Điều quan trọng nhất là đừng tạo áp lực cho bản thân vì như thế sẽ làm trôi hết những kiến thức mà bạn học được”. Cách học từng môn Môn văn: Phải nắm vững các ý chính. Sử dụng hiểu biết của bản thân kết hợp với bài giảng của thầy cô và các tài liệu tham khảo để hiểu rõ các ý này. Học thuộc dẫn chứng. Viết ra giấy học hoặc đọc nhiều lần để nhớ. Cần chủ động soạn các chuyên đề kiến thức khác nhau để có kiến thức và có thể phân tích rộng và sâu hơn. Luyện cách lập dàn ý nhanh, tập viết mở bài, kết bài tốt phù hợp với từng dạng đề. [...].. .Môn lịch sử: Môn này đòi hỏi phải ghi nhớ nhiều nhất, rất nhiều con số, sự kiện đan xen nhau Chúng thường có mối liên hệ về bối cảnh xã hội, nguyên nhân hay ý nghĩa Nên giải đề các năm trước bằng cách gạch các ý cần trả lời, liên hệ với các sự kiện khác rút ra ý nghĩa sau đó so với đáp án và tự rút kinh nghiệm Với các mốc thời gian... tuyệt, tôi được 25 điểm đúng như dự đoán vì tôi đã ôn thi đúng hướng theo cách như sau Sắp xếp thời gian trong tuần đều cho các môn và sắp xếp thời gian cho việc học lý thuyết và thời gian luyện đề, tự chấm bài theo đáp án và thang điểm như trong sách một cách hợp lý Mỗi khi so sánh đáp án trong sách và đáp án mình làm nếu mình có sai sót và thi u ý gì thì mình sẽ làm lại cho hoàn chỉnh Như vậy sẽ nhớ... hội…) Phải nắm vững những đặc điểm chính của các vùng miền theo nhiều mặt (tự nhiên, kinh tế, xã hội…) để có thể tự triển khai ý trong bài thi Nên tập so sánh các nội dung liên quan của các bài Kinh nghiệm của một người tự ôn Năm đầu tiên tôi học rất chăm, ngày học, đêm cũng thức đến 1-2 giờ để học Nhưng thú thực tôi học tràn lan, sách gì liên quan cũng cố nhồi nhét để đọc Kết quả tôi thi chỉ được 16 điểm... nó với một sự kiện quen thuộc nào đó, ví dụ như sinh nhật của bạn bè, người thân Môn địa lý: Cần hệ thống hóa kiến thức Khi nói về điều kiện tự nhiên của một vùng thì luôn nhớ theo sườn gồm có địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, sinh vật… Rèn luyện thành thạo các kỹ năng vẽ, phân tích biểu đồ Chỉ cần nhớ những số liệu quan trọng nhất, hiểu rõ về mối quan hệ giữa các lĩnh vực (ví dụ tác... kiến thức và mất nhiều thời gian bạn có ước mơ,bạn có hi vọng, vậy thì đừng chần chừ Hãy biến những điều bạn muốn thành hiện thực Thời gian không chờ đợi ai ,hãy cùng đồng hành với thời gian ,bước qua những ranh giới Cuộc sống nằm trong tay bạn,không có gì là kết thúc hay tuyệt vọng.Thất bại là sự khởi đầu của những thành công mới.Can đảm vượt qua chính mình bạn nhé! . Những lưu ý khi thi môn Lịch sử >> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân (Hiếu học) Đối với môn thi Lịch sử, khi đọc câu hỏi thí sinh nên gạch dưới ý cần trả lời. với những nhân vật lịch sử tiêu biểu, đánh dấu những bước phát triển (hoặc đôi khi có sự thụt lùi) của lịch sử. Từ đó có thể so sánh các giai đọan lịch sử với nhau, rút ra những bài học lịch sử, . học lịch sử được trình bày ngắn gọn sau đây là những gợi ý quan trọng để các em học sinh ôn tập tốt môn lịch sử và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mỗi giai đọan lịch sử thường có những