CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA - Phần I ppsx

11 373 0
CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA - Phần I ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA Phần I Chứng đau thần kinh tọa ám chỉ cơn đau nhức, sự suy yếu, tình trạng tê, và cảm giác bị châm nhẹ trong da (ngứa ran) ở chân. Tình trạng này là do bị chấn thương hoặc do dây thần kinh tọa bị đè nén. Tình trạng đau thần kinh tọa là một triệu chứng của một chứng bệnh khác, bản thân nó không phải là một chứng bệnh. KIẾN THỨC TỔNG QUÁT Đau lưng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho người ta phải đến phòng khám gặp bác sĩ. Theo Viện Thấp Khớp Cơ Xương và Bệnh Da Liễu Hoa Kỳ, trong 10 người thì có 8 người bị mắc phải các loại chứng đau lưng nào đó. Đau lưng có thể là cấp tính, bán cấp tính, hoặc mãn tính. • Đau lưng cấp tính phát triển đột ngột và kéo dài đến vài tuần. Đau cấp tính là loại phổ biến của bệnh đau lưng. • Đau lưng bán cấp tính là một chứng đau lưng kéo dài đến 3 tháng. • Đau lưng mãn tính có thể bắt đầu đột ngột hoặc từng bước, nhưng nó kéo dài hơn 3 tháng. Chứng đau lưng có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào ở lưng, nhưng nó thường phổ biến ở vùng thắt lưng, là nơi chịu đựng gần như toàn bộ sức nặng của cơ thể. Cột Sống Cấu trúc của lưng thì khá là phức tạp, và cơn đau lưng có thể do tổn thương hoặc chấn thương ở xương lưng, thần kinh lưng, cơ lưng, các dây chằng ở lưng, và những cấu trúc khác. Tuy nhiên, mặc dù có những phương pháp kỹ thuật tinh vi, mà các phương pháp này cung cấp những hình ảnh chi tiết về cấu trúc của cột sống và các mô, nhưng nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp đau lưng vẫn chưa được biết đến. Đốt sống. Cột sống là một cột gồm nhiều xương nhỏ, hay đốt sống (vertebra), giúp hỗ trợ toàn bộ phần trên của cơ thể. Cột này được nhóm lại thành 3 đoạn (khúc): • Đốt sống cổ (C = cervical) là 7 đốt xương sống hổ trợ phần cổ. • Đốt sống ngực (T = thoracic) là 12 đốt xương nối với lồng xương sườn (xương lồng ngực). • Đốt sống thắt lưng (L = lumbar) là 5 đốt xương ở dưới cùng và là những đốt xương sống lớn nhất. Phần lớn sức nặng của cơ thể và áp lực đều dồn xuống phần đốt sống thắt lưng này. Bên dưới vùng đốt sống lưng là xương cùng (sacrum), là một cấu trúc xương có hình cái khiên nối với khung chậu (pelvis) ở khớp xương cùng chậu (sacroiliac joints). Phần cuối xương cùng là 2 đến 4 đốt xương nhỏ kết dính rời rạc với nhau được gọi là xương cụt (coccyx), hoặc “xương đuôi”. Superior articular facet: Mặt khớp trên Ala: Cánh xương cùng Spinous tubercles: Mấu cột sống Coccyx: Xương cụt Dorsal sacral foramina: Lỗ xương cùng lưng Dorsal hiatus: Khe lưng Xương cùng có cấu trúc hình cái khiên nằm ở bên dưới đốt xương thắt lưng và nối với khung chậu. Xương cùng hình thành một bức tường khung chậu ở phía sau lưng có tác dụng tăng cường và làm cho khung chậu được ổn định. Được kết nối ở phần cuối của xương cùng là 2 đến 4 đốt xương nhỏ kết dính rời rạc với nhau được gọi là xương cùng hay xương đuôi. Xương cùng hỗ trợ một phần nhỏ cho những cơ phận ở khung chậu nhưng thật sự đây là loại xương có ít tác dụng. Mỗi đốt sống được đặt tên bằng một chữ cái và một con số, điều này cho phép bác sĩ xác định được vị trí của nó trên cột sống. • Chữ cái tương ứng với vùng cột sống nơi mà đốt sống đó cư trú: - C (Cervical) = Cổ (vùng cổ) - T (Thoracic) = Ngực (vùng ngực, hoặc giữa lưng) - L (Lumbar) = Lưng (lưng dưới hay thắt lưng) • Con số cho biết vị trí của đốt sống trong vùng cột sống đó. Những con số bắt đầu bằng số 1 là ở trên cùng của vùng đó và đếm tiếp tục là những đốt sống ở bên dưới. Ví dụ, C4 là đốt sống thứ 4 bên dưới của vùng cổ, và T8 là đốt sống ngực thứ 8. Các Đĩa Đệm. Các đốt sống được ngăn ở giữa bằng những lớp đệm nhỏ bằng sụn gọi là đĩa đệm đốt sống (intervertebral disks). Những đĩa đệm này bản thân chúng không có nguồn cung cấp máu. Chúng được cung cấp chất dinh dưỡng bằng những mạch máu ở lân cận. Intervertebral disk: Đĩa đệm đốt sống Nucleus pulposus: “Thạch đệm” Transverse process: Mỏm ngang Spinous process: Mỏm sau đốt sống Superior articular facet: Mặt khớp trên Spinal cord: Tủy sống Annulus fibrosus: Vành ngoài đĩa đệm Cột sống được cấu tạo bởi 26 đốt xương hỗ trợ bằng trục cho phần thân. Cột sống có tác dụng bảo vệ cho tủy sống nằm bên trong khoang giữa của cột sống. Giữa các đốt sống là những đĩa đệm. Những đĩa này chứa một chất giống như thạch, gọi là “thạch đệm”, và chất thạch này giúp tạo ra lớp đệm cho cột sống. Vành ngoài đĩa đệm là một cấu trúc vòng bằng sụn liên kết bao quanh “thạch đệm”, có tác dụng bảo vệ cho chất thạch đệm không bị ảnh hưởng khi có áp lực dồn lên cột sống. Các đĩa đệm này cho phép cột sống có tính đàn hồi và có tác dụng giảm sốc từ những hoạt động hàng ngày như đi bộ, chạy bộ và nhảy. Mỗi đĩa đệm chứa 80% nước và 2 cấu trúc. • Bên trong mỗi đĩa đệm có chứa một chất giống như thạch gọi là thạch đệm (nucleus pulposus) • Thạch đệm được bao quanh bởi một vành cứng bằng chất xơ gọi là vành ngoài đĩa đệm (annulus) Nucleus pulposus herniating into spinal canal: Thạch đệm thoát vị vào ống tủy sống. Thoát vị thạch đệm là một tình trạng trong đó một phần hoặc tất cả chất thạch đệm ở phần lõi của đĩa đệm bị đẩy qua phần bị suy yếu của đĩa đệm, dẫn đến tình trạng đau lưng và làm sưng đầu dây thần kinh. Các Mỏm. Mỗi đốt sống có một số phần lồi ra gọi là mỏm (process). Mỏm sau và mỏm ngang kết dính vào cơ lưng và có tác dụng như những đòn bẫy nhỏ, cho phép cột sống có thể xoay ngang và cúi xuống. Những mỏm đặc biệt hình thành những khớp xương giữa những đốt sống, tiếp xúc và ăn khớp với nhau tại các mỏm khớp đốt sống (thường được gọi là mặt khớp, hoặc các khớp hình chữ Z). Ống Tủy. Mỗi đốt sống và mỏm của nó bao quanh và bảo vệ phần hở ở trung tâm có hình vòng cung. Những hình vòng cung này, được xếp thẳng hàng chạy dọc xuống cột sống, hình thành ống tủy (spinal canal), bao bọc tủy sống. Spinal cord: Tủy sống Intervertebral disk: Đĩa đệm Vertebral body: Thân đốt sống Transverse costal facet: Mặt khớp sườn ngang Spinous process: Mỏm sau đốt sống Transverse process: Mỏm đốt sống ngang Superior Articular process: Mỏm khớp trên Cột sống được cấu tạo bởi 26 đốt xương hỗ trợ bằng trục cho phần thân. Cột sống có tác dụng bảo vệ cho tủy sống nằm bên trong khoang giữa của cột sống. Giữa mỗi đốt sống là một đĩa đệm, nó có tác dụng giảm sốc. Tủy Sống. Tủy sống là phần trung tâm của các dây thần kinh liên kết bộ não với phần còn lại của cơ thể. Mỗi đầu dây thần kinh xuất phát từ cột sống đến các bộ phận khác của cơ thể qua những khe hở nhỏ, nằm trong phạm vi giữa đĩa đệm và các mặt khớp. Tủy sống ở phần thắt lưng tách ra làm 4 bó dây thần kinh được bện lại bằng những đầu dây thần kinh gọi là đuôi ngựa (danh từ trong tiếng La Tinh - cauda equine). [...]...Spinal cord: Tủy sống Cauda equine: Đu i ngựa Sciatic nerve: Dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) Tủy sống dừng l i ở vùng thắt lưng và tiếp tục i qua ống cột sống dư i dạng các dây thần kinh tủy sống Vì hình dạng giống như đu i ngựa, các bó dây thần kinh này ở phần cu i của tủy sống được g i là đu i ngựa (tên trong tiếng La Tinh – cauda equine) Các dây thần kinh này g i i và nhận tin nhắn... giống như đu i ngựa, các bó dây thần kinh này ở phần cu i của tủy sống được g i là đu i ngựa (tên trong tiếng La Tinh – cauda equine) Các dây thần kinh này g i i và nhận tin nhắn từ các chi bên dư i và những bộ phận ở phần khung chậu . CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA Phần I Chứng đau thần kinh tọa ám chỉ cơn đau nhức, sự suy yếu, tình trạng tê, và cảm giác bị châm nhẹ trong da (ngứa ran) ở. hoặc do dây thần kinh tọa bị đè nén. Tình trạng đau thần kinh tọa là một triệu chứng của một chứng bệnh khác, bản thân nó không ph i là một chứng bệnh. KIẾN THỨC TỔNG QUÁT Đau lưng là một. - cauda equine). Spinal cord: Tủy sống Cauda equine: Đu i ngựa Sciatic nerve: Dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) Tủy sống dừng l i ở vùng thắt lưng và tiếp tục i qua ống cột

Ngày đăng: 27/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan