36 cho phép hạn chế các tính trạng trội bất lợi (chống chịu kém, năng suất thấp) ở các dòng phục hồi và dòng duy trì. Ở trường hợp này tỉ lệ cây đực/ cái có thể là 1:7 – 10 Ruộng nhân giống dưa chuột, nếu sử dụng dòng mẹ là cây 100% hoa cái cần cách li với ruộng sản xuất thương phẩm ít nhất 2.000 mét đường chim bay. Bài 6 CHỌN TẠO GIỐNG CÀ PHÊ 1. VẤN ĐỀ CHỌN TẠO GIỐNG CÀ PHÊ HIỆN NAY Do cà phê mít có ít giá trị kinh tế, nên việc chọn tạo giống chỉ chú trọng đối với cà phê chè và cà phê mít. Tương tự như các cây lâu năm khác, việc chọn tạo giống đòi hỏi thưòi gian dài và một số yêu cầu kĩ thuật đặc biệt có liên quan đến tế bào học, hoá sinh, sinh học… đôi khi không ít tốn kém. Như trên đã nói, tuy số gốc bộ nhiễm sắc thể của cà phê là bằng nhau n=11, nhưng cà phê chè có cấu tạo tứ bội thể (4n=44) trong khi cà phê vối có cấu tạo nhị bội thể (2n=22) nên trong tự nhiên không thể có sự lai hoa giữa chúng. Để có thể lai được, Viện nghiên cứu cà phê – ca cao Pháp (IFCC) trước hết dùng hoá chất colchicine để tăng gấp đôi số gốc nhiễm sắc thể của cà phê vối lên rồi mới lai hoa với cà phê chè. Kết quả là tạo ra được nhiều giống cà phê lai (Arabusta) kết hợp được một số đặc tính tốt của hai giống. Tuy tạo ra được là công phu, tốn kém nhưng nó không được mở rộng và chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong bảng thống kê cà phê trên thế giới. Lí do đơn giản là người ta dễ dàng trộn cơ học các loại cà phê chè hoặc cà phê vối trong điều kiện thích ứng đặc biệt cho mỗi giống. Bởi vậy, xu thế hiện nay vẫn là cải tiến từng giống. Đối với cà phê chè thông qua các cây đầu dòng ưu tú là phương pháp khá đơn giản và nhanh hơn được áp dụng ở nhiều nước. Nhưng do tính phân li mạnh, đặc tính năng suất cao của cây mẹ không chắc giữ được lâu qua các thế hệ sau. Vì thế, ngoài năng suất, người ta chú trọng đặc biệt đến các chỉ số di truyền hình thái các khí quan của cây đầu dòng. Tiếp theo, người ta nhân giống cây mẹ bằng hạt, theo dõi tính trạng trong 6 năm. Chọn các cây có tính di truyền ổn định đem nhân vô tính bằng giâm cành và chọn cây ưu tú nhất làm cây mẹ. Thời gian cần khoảng 12 năm, rút ngắn được ½ thời gian so với trước đây. Braxin theo hướng chọn cây đột biến và lai tạo giữa chúng đã tạo ra các giống cà phê chè mới nổi tiếng như Catura, Mundo-novo, Catuai… Việc cải tiến giống cà phê vối và cà phê mít cũng được thực hiện bằng hai phương pháp. Phương pháp chọn cây đầu dòng ưu tú rồi nhân vô tính giữ được đặc tính quý của cây mẹ, nhưng khá tốn kém. 37 Phương pháp hữu tính chọn hoặc lai tạo được cây đầu dòng rồi sản xuất hạt có ưu điểm là nhân giống nhanh và rẻ hơn, nhưng mức độ phân li mạnh hơn. Quy trình cơ bản cho việc cải tiến giống cà phê do Viện nghiên cứu cà phê – ca cao Pháp xây dựng được tóm tắt như sau: Hai bước chung cho cả 2 phương pháp chọn giống hữu tính và vô tính: Bước 1: xây dựng tập đoàn giống Bước 2: phát hiện cá thể ưu tú Bước 3: Chọn cây đầu Bước 3: Chọn cây ưu tú nhất làm đầu dòng dòng làm bố mẹ: Bước 4: Lập vườn nhân cành giâm - Thử khả năng thụ phấn Bước 5: Thí nghiệm so sánh giống tổng hợp (top cross) Bước 6: Chọn các dòng ưu tú - Thử khả năng thụ phấn riêng (test cross) Bước 4: lập vườn nhân giống nhị dòng (bi -clonial) và đa dòng (poli - clonial) (Đối với phương pháp chọn giống hữu tính) (Đối với phương pháp chọn giống hữu tính) 2. KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG CÀ PHÊ Cà phê có thể được nhân giống bằng các phương pháp hữu tính hoặc vô tính, trong đó nhân giống hữu tính là phổ biến với phương pháp chủ yếu là ương hạt trong bầu. 2.1. Nhân giống hữu tính Nhân giống bằng hạt gồm: trồng cà phê “rai” (nhặt cây con tự mọc để trồng), gieo hạt thẳng, ương cây trên luống và ươm cây trong bầu. Nhưng chỉ có 2 phương pháp sau được sản xuất chấp nhận, trong đó ương cây trong bầu là kĩ thuật tiên tiến được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. 2.1.1. Hạt giống cà phê Trong lớp vỏ thịt của quả là hạt (hay nhân) cà phê. Hạt có 2 lớp vỏ: lớp ngoài cứng gọi là “ vỏ trấu”, lớp trong mỏng, bám sát vào nhũ gọi là “vỏ lụa”. Nội nhũ gồm 2 mảnh đối xứng áp bụng vào nhau, màu xanh cốm, có rãnh dọc. Phía cuối rãnh là mầm hạt với 2 tử diệp và một rễ mầm. Hạt có kích thước trung bình 10 x 6 x – 7 x 3 – 4mm nặng 1,5 – 2,0g. Sau khi quả chín hạt có thể nảy mầm ngay, không qua thời gian ngủ nghỉ. Hạt nảy mầm ở điều kiện thích hợp nhất là nhiệt độ 30 – 32 0 C. Vào mùa hè chỉ cần 1 tháng, nhưng vào mùa đông cần tới 2 tháng mới đạt 80% số hạt nảy mầm. Sau 38 khi gieo hạt 2 – 3tuần, rễ non đâm thủng vỏ trấu lộ ra ngoài (gọi là “nứt nanh”) 20 – 25 ngày sau thân non đẩy hạt lên khỏi mặt đất (gọi là “ đội mũ”), 10 ngày sau tử điệp thoát ra khỏi vỏ trấu (giai đoạn “lá sò”) 20 – 25 ngày sau thì xuất hiện đôi lá thật đầu tiên. Cứ khoảng 15 ngày sau nữa lại hình thành một đôi lá tiếp theo. Để chọn hạt giống tốt người ta dùng phương châm 4 tốt: vườn tốt, cây tốt, quả tốt, hạt tốt. Nên chọn cây có độ tuổi 8 – 10năm. Chỉ chọn những quả có 2 phần nhân cân đối. Quả được xát tươi, đãi sạch ngay, cà phê “thóc” phơi nắng nhẹ hoặc trong râm đưa độ ẩm xuống dưới 30%, thời gian sử dụng không sau 2 tháng. 2.1.2. Phương pháp ương cây trên luống Là phương pháp cho kết quả cao hơn hẳn gieo hạt thẳng hay trồng cà phê “rai” tuy vậy vẫn không thuận tiện bằng ương trong túi bầu. Rấm hạt. Trước khi ương, hạt được xử lí và rấm để tăng độ nảy mầm đồng đều. Dùng nước vôi trong 2%, ở 55 – 60 0 C ngâm trong 18 giớ, rồi hong khô. Hố rấm hạt đào sâu 10cm, rộng 1m, dài 5cm. Dùng ván ép nhẹ cho hạt chìm vào cát. Tưới đẫm. Phủ luống bằng liếp tranh đã phun Boócđô trừ nấm. Tưới phun đủ ẩm. Sau 7 – 10 ngày kiểm tra hàng ngày lựa các hạt đã nảy mầm (nứt nanh) ra để đem ương trên luống hoặc trong túi bầu. Chọn đất vườn ương. Vườn ương cần cho cả 2 trường hợp: ương trên luống hay trong túi bầu. Vị trí vườn ương cần đạt ở đất bằng hoặc thoải, thoát nước, gần nguồn nước tưới (cần 1.000m 3 nước tưới/ha/vụ) nhưng tránh nguy cơ ngập nước, thuận tiện cho việc vận chuyển cây con. Đất vườn ương dùng để ương trên luống hay nạp vào bầu cần loại tơi xốp, tránh quá sét hay quá cát, giàu chất hữu cơ (2 – 4%) Thiết kế vườn ương: - Làm đất: đất được cầy bừa nhiều lần cho tơi xốp, rải 1 – 2 tấn vôi bột/ha (100 – 200g/m 2 ) trước lần bừa cuối cùng. Đất lên thành các luống kết hợp với việc bón lót để ương cây trên luống. Chân luống rộng 1,2m, mặt luống 1m để bố trí 6 hàng cà phê cách nhau 18cm. Luống cao 15 – 20cm, giữa các luống có đường đi rộng 0,5m. Sau khi lên luống, một ha bón lót 40 – 50 tấn phân chuồng mục đã ủ với phân lân nung chảy (1% trọng lượng) trước đó 1 tháng. Chung quanh vườn ương cần đào rãnh thoát nước rộng 50cm sâu 60cm. - Dựng giàn che: giàn dựng bằng các cọc dài 2,2 – 2,4m, đường kính 7 – 8cm, chôn sâu 0,4m còn lại chiều cao cách mặt đất 1,8 – 2,0m. Cọc cách nhau 2,0m đầu cọc có chạc để đỡ và buộc xà bằng nứa. Xà ngang dài tối thiểu 3,2m. Che trên giàn bằng các loại lá như cỏ tranh, cỏ lau (1m 3 /100m 2 ) Chung quanh vườn cần che bằng các liếp thưa để tránh mưa gió mạnh và ngăn gia súc phá hoại. 39 Ương hạt: dùng các khung gỗ có đanh tre dài 2cm để định vị các lỗ nhỏ bỏ hạt trên mặt luống cách nhau 18cm x 18cm. Đặt các hạt đã nứt nanh vào lỗ, lấp đất cho hạt cách mặt đất 1,2 – 1,5cm. Phủ mặt luống bằng rơm hay cỏ mịn dày 2 – 3cm. Tưới phun đẫm lần đầu. Chăm sóc vườn ương: vườn cần được tưới ẩm đều và phá váng sau khi mưa lớn. Khoảng 15 ngày sau hạt bắt đầu trồi lên mặt đất, cần dỡ bỏ lớp cỏ rơm. Xới đất nhẹ. Chế độ tưới đối với việc ương cây trên luống trung bình như sau: Tháng đầu tiên: 1,5lít/m 2 , tưới hàng ngày hoặc cách 1 ngày. Tháng thứ 2: 2,0lít/m 2 , tưới 3 – 4ngày/lần. Tháng thứ 3-4: 4lít/m 2 , tưới 1 tuần/lần. Tháng 5-6: 5lít/m 2 , tưới 10 ngày/lần. Khi cây có 1 đôi lá thật trở đi, bắt đầu bón thúc 2 – 3tuần/lần bằng nước phân hữu cơ loãng +0,5% phân lân. Nước phân loãng là các loại phân hữu cơ (phân chuồng hoai, khô dầu, xác mắm, lá phân xanh) được ngâm trong bể 1 – 2 tháng pha với nước lã tỉ lệ 1/5 – 1/7. Tránh dùng phân tươi và phân khoáng để tưới. Từ tháng thứ 3 mới tưới xen kẽ một lượt phân khoáng nồng độ 0,1 – 0,15% gồm urê và KCl (2:1) Trong suốt 6 tháng ương cây, lượng phân bón cần cho 1 ha vườn ương là khoảng 30 – 50 tấn phân chuồng, 10 – 20 tấn lá phân xanh, 2 tấn khô dâu, xác mắm, 1 tấn phân lân nung chảy, 300 – 500 kg urê, 200 – 300 kg KCl. Để phòng trừ nấm bệnh dùng boócđô 0,5% phun định kì 2 tuần/lần. Khi cây con có 3 đôi lá thật trở đi bắt đầu dỡ dần vật liệu che giàn, dỡ làm 7 – 8 lần. Trước khi cà phê được đem trồng 20 – 30 ngày lớp che trên giàn được rỡ hoàn toàn để cây non quen với 100% ánh sáng trực xạ để tránh héo chết ngoài nương. 2.1.3. Ương cây trong bầu Ương cà phê trong bầu là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay nhờ các ưu điểm: tiết kiệm 50% diện tích vườn ương, có thể dùng đất ở nơi khác đem đến nên không phải di chuyển, đỡ công tưới, chăm sóc và bứng bầu, dễ chăm sóc cá biệt đến từng cây, bảo vệ cây con nguyên vẹn nên tỉ lệ sống đạt gần 100%. - Túi bầu: túi làm bằng chất dẻo PE có kích thước 17 25cm chứa được khoảng 2kg hỗn hợp đất phân. Gần đáy túi có đục 4 lỗ đường kính 6 – 8mm để thoát nước. Đất ương cây: dùng đất tốt ở tầng mặt 5 – 10cm, giàu mùn. Đập nhỏ sàng qua sàng đường kính 5mm. Tạo hỗn hợp đất ương bầu gồm 60 - 80% đất đã sàng + 20 – 40% phân hữu cơ mục + 0,5% phân lân nung chảy + 0,1%urê. - Cho đất vào bầu gieo hạt: hỗn hợp đất phân đổ vào đầy túi nhựa, dỗ vài lần cho đất lèn chặt (1,8 – 1,9kg). Xếp túi theo hàng (hàng ngang 10 túi, hàng dọc tuỳ chiều dài luống). Túi cách nhau 5 – 7 cm (50túi/m 2 ). Gieo 2 hạt đã ủ nứt nanh vào mỗi 40 túi có độ sâu 1,5 – 2,0cm (nếu đặt quá sâu cây con sẽ yếu và dễ chết yểu). Sau khi cây có 2 lá thật, để lại một cây khoẻ mạnh. Việc chăm sóc cây trong bầu cũng tương tự như ương cây trên luống đã trình bày trên. Trong quá trình chăm sóc cần gom các cây có cùng mức độ sinh trưởng vào một khối để chăm sóc, đặc biệt các cây yếu hơn, tạo độ đồng đều cao cho toàn bộ vườn. Những tiêu chuẩn quan trọng của cây cà phê con đem trồng là có 6 – 7 tháng tuổi với 6 – 8 đôi lá thật. Cây cao 25 – 30cm, thân cao mập khoẻ, đường kính cổ rễ 5 – 6mm, rễ đuôi chuột thẳng. Cây có 0 – 2đôi cành ngang mới nhú. Không có đốt vươn quá dài, lá đọt quá to và non nớt, không có sâu bệnh. 2.2. Nhân giống vô tính 2.2.1. Giâm cành Phương pháp này có ưu điểm quan trọng là có thể tạo ra các vườn cà phê đồng đều từ một cây đầu dòng ưu tú, giữ được các đặc tính di truyền của cây mẹ. Phương pháp áp dụng tốt nhất cho cây cà phê vối là cây có đặc tính thụ phấn chéo, dễ bị phân li. Tỉ lệ cành giâm đạt 70 – 100%, trong khi cà phê chè và cà phê mít tỉ lệ này thấp. Do yêu cầu cao về kĩ thuật, giâm cành chỉ mới được áp dụng đối với cà phê vối trồng tập trung trong một số đồn điền ở Châu Phi. Vườn lấy cành giâm Nhân giống bằng giâm cành cần một khối lượng cành rất lớn, do vậy phải xây dựng các vườn thực liệu. Để lấy chồi vượt làm cành giâm, người ta trồng cà phê mật độ cao 25cm 25cm, cắt bỏ cành ngang, chỉ để lại chồi vượt. Khi cây con có 8 – 10 cặp lá, cắt thân cây đến đoạn hoá gỗ (cách mặt đất 15cm), dùng đoạn thân này cắt nhỏ thành 10 – 15 cành giâm. Trên gốc lại nuôi tiếp 2 chồi vượt để 7 – 8 tháng sau tiếp tục dùng làm cành giâm. Sau 3 năm với 4 lần cắt thì cây đã kiệt sức, được loại bỏ. Chọn và xử lí cành giâm Cành giâm được lấy từ cành vượt, dùng các đoạn chưa hoá gỗ, còn mầu xanh chưa chuyển sang nâu. Cành vượt được cắt ra thành đoạn mỗi đoạn mang một đôi lá. Phía dưới dài 3 – 5cm, phía trên cắt sát gần với đốt cành. Mỗi đoạn cành được bổ đôi làm 2 phần bằng nhau, mỗi phần mang 1 lá. Cắt bỏ đi ½ lá ngay trước khi giâm. Khi phải chuyển cành đi xa cần nhúng đầu cành vào parafin hoặc đặt vào túi nhựa có bông vải ẩm. Chú ý khi cắt cành thành đoạn, cắt 2 lát chéo nhau phía dưới đốt sẽ cho tỉ lệ sống cao hơn nhiều so với cắt 1 lát hoặc cắt ngang. Môi trường cắm cành giâm có thể là cát, đất mùn, than bùn, mùn cưa, trấu… là những chất giữ ẩm đồng thời thoáng khí. Thông thường người ta trộn chúng với nhau, tránh chỉ dùng một thứ, nhất là cát. Môi trường thích hợp cho cành giâm cần có độ ẩm không khí cao gần bão hoà (85 – 90%) và nhiệt độ khoảng 25 – 28 0 C. Cành 41 giâm cần ánh sáng tán xạ (40 – 60% cường độ sáng toàn phần), để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời cành giâm sẽ bị chết hàng loạt. Mùa mưa là thời gian thích hợp để giâm cành, nhất là cà phê chè. Tuy vậy mưa kéo dài cũng làm cho nấm bệnh phát triển và giảm tỉ lệ sống của cành giâm. Để kích thích cành giâm ra rễ, nhiều phương pháp và hoá chất đã được thử nghiệm. Ở Ấn Độ và Colombia sử dụng hai cách xử lí đạt tỉ lệ cao giâm sống cao tới 80 – 90% là: ở Colombia dùng axit alpha naphtiaxetic bôi lên lát cắt, đặt đầu vào rêu tưới ẩm hàng ngày. Còn ở Ấn Độ người ta khoanh vỏ trồi vượt, bôi chất kích thích (nước chiết nước giải trâu bò +0,2% amôn nitrat +8% đường dextro +0,01% axit indolaxetic), bọc đầu cành bằng rêu và tưới ẩm. Kĩ thuật giâm cành trong sản xuất - Bể giâm cành: bể được xây bằng gạch rộng 1,5 – 1,7m, cao phía ngoài 50cm, phía trong 80cm. Hai bể đấu lưng vào nhau ở phía trong, đáy đục lỗ thoát nước. Nạp cuội sỏi đầy 2/3 bể, rồi đổ 20 – 30cm đất trộn mùn cưa (hoặc trấu, rơm mục). Nắp bể được đậy bằng khung nilon mỏng. Trên bể có giàn che bằng lá lau lách cao 1,8 – 2,0m. - Cành giâm đã xử lí cắm vào đất trong bể với mật độ 250 – 300cành/m 2 . Tưới đủ ẩm thường xuyên. Sau 2 – 3tuần vết cắt hình thành mô sẹo và bật rễ. Lựa các cành đã mọc rễ đem ương vào túi bầu nilông, hoặc lưu lại cho đến lúc có 3 cặp lá thật mới chuyển sang vườn ươm. Trong điều kiện thời tiết không khắc nghiệt cũng có thể thay thế bể bằng luống đất giâm đặt dưới giàn che. Luống đất cao 15cm, xếp cành giâm, rải cát mịn và tưới đủ ẩm hàng ngày. - Vườn ươm cành giâm: từ sau khi ra rễ, cành giâm được lưu lại bể cho đến khi có 3 cặp lá thật và rễ dài 3,0 – 3,5cm rồi bứng ra cấy trong vườn ươm với mật độ 20 20cm. Kĩ thuật vườn ươm cành giâm cũng tương tự như đối với vườn ươm hạt đã mô tả trên. Sau khoảng 8 – 9 tháng cây có 6 – 7 đôi lá thật thì chuyển ra trồng trên nương. -Ương cành giâm trong túi bầu: khi cành giâm nhú rễ chuyển sang ương trong bầu ni lông sẽ giải phóng được bể, nâng cao năng suất sử dụng bể lên 4 – 5 lần, có thể sản xuất 1.500 cành giâm/m 2 /năm. 2.2.2. Ghép cành cà phê Cũng giống như đối với các cây khác, ghép cà phê giúp cho việc phối hợp các đặc tính tốt của gốc ghép và cành ghép. Phương pháp ghép được coi là hiệu quả hơn cả là ghép ngọn. Gốc ghép là cây cà phê 6 – 8 tháng tuổi được cắt ngang cách mặt đất 25 – 30cm. Cành ghép là một đoạn trồi vượt non mang 3 – 4 đôi lá và một búp non được cắt vắt 2 nhát đối xứng dài 3 – 5cm như cái nêm. Dùng dao ghép chẻ đôi gốc ghép sâu 3 – 5cm. Đặt cành ghép vào gốc ghép sao cho các lớp vở các mặt cắt khớp nối vào nhau. 42 Dùng dây nilông quấn chặt phần ghép nối và úp một phễu giấy không thấm lên trên để tránh nước mưa. Sau khi ghép tưới gốc ghép đủ ẩm thường xuyên. Sau 2 - 3 tuần các cây ghép có thể đem ra trồng. So sánh các tổ hợp gốc ghép-cành ghép. Trạm Thí nghiệm Cây nhiệt đới Tây Hiếu kết luận ghép cà phê chè trên cà phê vối hoặc ngược lại là cho tỉ lệ sống cao nhất (68 – 70%). Ghép cà phê chè hoặc cà phê vối lên cà phê mít (nhóm Parachy coffea) cho tỉ lệ sống rất thấp. Bài 7 CHỌN TẠO GIỐNG CAM QUÝT (Citrus sp) 1. CÁC GIỐNG CAM QUÝT CHỦ YẾU Tất cả các giống cam quýt hiện đang trồng, do tính phức tạp về mặt hình thái và giải phẫu thực vật, các đặc điểm sinh vật học , người ta thường sắp xếp vào các nhóm khác nhau như nhóm các giống cam, nhóm bưởi, chanh, quýt Sự phân nhóm như vậy là sắp xếp các giống có đặc điểm tương tự vào cùng nhau. Hiện tại trên quan điểm nông học người ta sắp xếp các nhóm như sau: 1.1. Chanh lajm: C. aurantifolia Swingle (các tên khác C.acida Roxb; C.lima Luran; Limonia aurantifolia Chiristm ) Cây cao 5 - 6m, lá nhỏ hình elip hoặc ovan dài, hoa nhỏ, màu trắng đôi khi có màu tím nhạt. Quả nhỏ hình ovan hoặc hình cầu, đỉnh quả có núm nhỏ. Quả đạt kích thước 3,5 - 5,0cm khi chín màu vàng xanh hoặc vàng hơi nâu. Ăn rất chua có hương vị đặc thù. Nhiều tác giả cho rằng lajm có nguồn gốc từ vùng đông Ấn Độ, Miến Điện và Malaixia. Đây là giống rất ưa nhiệt, không chịu lạnh do vậy trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam giống này được trồng nhiều ở miền Nam Việt Nam. Tương tự giống này còn có giống chanh Mehico (West Indian); chanh Tahiti (còn gọi là Persa); chanh Palestin 1.2. Chanh núm: C.limon Burm (các tên khác: C.communis Poit; C.limonum Risso; C.medica var. limoll ) Cây cao 3 - 6m, phân cành thấp, cành thường có gai. Lá dạng ovan dài, phiến lá dày. Hoa to trung bình, màu tím nhạt. Quả dạng ovan, thuôn dài có núm ở đỉnh quả. Vỏ quả sần sùi nhiều túi tinh dầu. Ăn chua song rất thơm. Là giống chịu lạnh khá so với lajm song mẫn cảm với lạnh hơn các giống cam, bưởi chùm hoặc quýt vì vậy được trồng chủ yếu ở vùng có khí hậu ôn hoà không quá nóng hoặc lạnh. . sử dụng dòng mẹ là cây 10 0% hoa cái cần cách li với ruộng sản xuất thương phẩm ít nhất 2.000 mét đường chim bay. Bài 6 CHỌN TẠO GIỐNG CÀ PHÊ 1. VẤN ĐỀ CHỌN TẠO GIỐNG CÀ PHÊ HIỆN NAY. nhân giống cây mẹ bằng hạt, theo dõi tính trạng trong 6 năm. Chọn các cây có tính di truyền ổn định đem nhân vô tính bằng giâm cành và chọn cây ưu tú nhất làm cây mẹ. Thời gian cần khoảng 12 . bước chung cho cả 2 phương pháp chọn giống hữu tính và vô tính: Bước 1: xây dựng tập đoàn giống Bước 2: phát hiện cá thể ưu tú Bước 3: Chọn cây đầu Bước 3: Chọn cây ưu tú nhất làm đầu dòng